Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

Nóng: AI THẢM SÁT HỒ TÂY?

Cá chết trắng hồ Tây: Trời không làm chuyện đó

Hoàng Lan
Đất Việt

Thứ Ba, 04/10/2016 13:48

''Để cho hồ Tây ''chết'' thì đó là lỗi của ai? cá nhân, tổ chức nào? Tôi nhắc lại, đừng có đổ cho ông trời, bởi trời không có làm chuyện đó."

Hiện tượng cá chết tại hồ Tây bắt đầu từ sáng 2/10, đến nay đã vượt con số 75 tấn. Trong những ngày đầu, số cá chết chủ yếu là cá chép và cá rô phi loại nhỏ, dần dần kích cỡ cá chết ngày một tăng lên. Thậm chí có những con có trọng lượng 5 - 7kg cũng vẫn chết.

Ngày 3/10 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản chỉ đạo UBND TP. Hà Nội yêu cầu tập trung xử lý vụ việc, nhất là xử lý ô nhiễm, phòng ngừa dịch bệnh có thể xảy ra. Nghiêm cấm sử dụng cá chết làm thực phẩm, đồng thời khẩn trương kiểm tra làm rõ nguyên nhân, sớm thông tin cho nhân dân.


Cá chết trắng quanh hồ Tây. (Ảnh LAD)

Trao đổi với Đất Việt về hiện tượng cá chết tại hồ Tây, TS. Bùi Quang Tề, nguyên Trưởng phòng Sinh học thực nghiệm, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I cho biết, hiện nay Hồ Tây đang bị ô nhiễm hữu cơ khá mạnh, thậm chí là quá giới hạn cho phép.


Ông Tề phân tích, Hồ Tây nó có hàng nghìn đời nay, hàng nghìn năm nay, nó tự làm sạch được nhưng vì con người đã xả quá nhiều nước thải ô nhiễm xuống hồ, ví dụ như nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.

Nước sinh hoạt của người dân xung quanh đấy không đáng ngại, nhưng nước thải sinh hoạt của những khu nhà cao tầng, các khu ăn uống, du thuyền, nhà nổi, chảy thẳng ra hồ cũng đủ khiến hồ bị ô nhiễm quá mức cho phép. Với số lượng nước thải khổng lồ, hồ sẽ không tự làm sạch được nữa.

Những chất ô nhiễm này là chất hữu cơ. Khi các chất thải hữu cơ có nhiều trong hồ, nó sẽ tự động hút oxy để phân huỷ, dẫn đến tình trạng thiếu oxy và khiến cho cá ở hồ Tây bị chết.

Trên thực tế lượng oxy phân tích được chỉ còn có 1,5 mg/lít (rất thấp).

Ngoài ra, một khi đã thiếu oxy, nó còn kèm theo phân hủy ra các chất độc, thí dụ như NH3, NO2. NH3 là amoniac, NO2 là nitorit. Những tác nhân này cũng góp phần khiến cá ở hồ Tây bị chết hàng loạt trong mấy ngày gần đây.

Trách nhiệm thuộc về ai?

Vị chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cá chết có thể là do thiếu oxy nhưng tại sao lại thiếu oxy thì phải nhìn vào thực tế đó là lượng chất thải ô nhiễm xả ra hồ quá lớn.

''Chất ô nhiễm là ai đưa vào, là con người đưa vào. Ai là người quản lý, đó là trách nhiệm của những người quản lý để cho nước thải đổ vào hồ quá lớn. Đừng đổ thừa cho thời tiết, không khí.

Hồ Tây có cả nghìn đời nay rồi, người dân sống quanh đó bao đời nay nhưng môi trường không có vấn đề gì nghiêm trọng. Bây giờ chúng ta để cho hồ Tây ''chết'' thì đó là lỗi của ai? cá nhân, tổ chức nào? Tôi nhắc lại, đừng có đổ cho ông trời, bởi trời không có làm chuyện đó." TS. Tề nhấn mạnh.

Bàn về giải pháp khắc phục tình trạng cá chết hàng loạt ở hồ Tây, TS. Bùi Quang Tề cho rằng, trước tiên phải ngăn chặn các nguồn nước thải đưa vào hồ. Đây là nhiệm vụ số một, không làm được điều này thì đừng làm những việc khác.

Việc tiếp theo cần làm là phải vớt tất cả cá chết ở dưới hồ lên. Bởi lẽ, số cá này sẽ là tác nhân khiến cho hồ Tây bị ô nhiễm nặng hơn.

Thứ ba là giải pháp tình thế, cứu được đoạn nào hay đoạn ấy, đó là dùng máy sục khí, quạt nước để tạo thành vùng có lượng oxy cao hơn những chỗ khác. Từ đó, cá sẽ tập trung quanh khu vực này, những con nào còn sống thì được cứu.

''Tôi cho rằng Hà Nội không đủ sức để làm sạch được hồ Tây. Bởi lẽ, hồ Tây rộng đến hơn 500 héc ta. Nói vui rằng, nếu chi phí làm sạch nước là 500 USD/m2 giống như ở Formosa thì ở hồ Tây với diện tích 500 ha thì Hà Nội có đủ tiền không? Tôi tin chắc Hà Nội không đủ sức để làm chuyện đó.

Với tư cách là nhà khoa học tôi xin phép nói thẳng như vậy. Hồ Tây là lá phổi xanh của Hà Nội, đóng một vai trò rất lớn trong đời sống của người dân thủ đô. Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải nhìn nhận một cách nghiêm túc về thực trạng ô nhiễm môi trường của hồ Tây và đưa ra những giải pháp kịp thời nhất, quyết liệt nhất để ngăn chặn điều này.'' vị chuyên gia thẳng thắn.

.

11 nhận xét :

  1. Đồng thời cùng với việc tìm ra nguyên nhân cá chết và ô nhiễm nặng Hồ Tây, Việc đầu tiên là dừng ngay và cấm hoạt động kinh doanh ăn uống trên các nhà hàng, nhà nổi trên Hồ Tây. Chính nới đây hàng ngày họ thải xuống hồ biết bao nhiêu thứ không ai kiểm soat nổi.

    Trả lờiXóa
  2. Ngu dân tôi xin nói rằng, việc làm cho Hồ Tây ô nhiễm ngày càng tăng là do các vấn đề sinh hoạt xung quanh và trên mặt Hồ Tây (khu dân cư, nhà hàng, nhà nổi, khách sạn ...) là đúng. Nhưng nói vụ cá chết này là do nguyên nhân nêu trên là còn thiếu dữ liệu. Bởi nếu do nguyên nhân trên thì cá chết từ từ, chết dần...và dẫn đến không còn con nào sinh sản và phát triển, còn ở đây cá "đột tử" thành "chiến dịch" chứng tỏ việc ô nhiễm mang đặc điểm cấp tính và với hàm lượng chất độc cao đột biến và với thời gian ngắn - tức thời. Vây nên đi tìm nguyên nhân khác nữa mà có lẽ đó mới là nguyên nhân chính.

    Trả lờiXóa
  3. Lâu nay báo chí cứ ca ngợi Hồ Tây, nhưng cứ mỗi lần có dịp đi qua là tôi phải bịt mũi, nhất là vào mùa hè bởi lúc nào cũng có cá chết nổi ven bờ. Màu nước thì trên thế giới này không đâu có cái màu xỉn như thế.
    Hè 1955 tôi có dịp sống mấy tháng ở trường Chu Văn An. Ngày đó nước Hồ Tây thật trong xanh, Hồ Tây mênh mông không vướng tầm nhìn, bèo tây còn nổi lềnh bềnh vào sát chân tường của trường.
    Thế mà giờ đây, dưới chính thể CS, Hồ Tây đã chết. Các quan chức HN không thằng nào quan tâm đến cái hồ này. Chỉ khi có sự kiện gì (như mấy hôm nay) thì mới lũ lượt kéo nhau đến chỉ chỉ trỏ trỏ, chẳng để làm gì!

    Trả lờiXóa
  4. Chính quyền đô cho cá chết ở Hồ Tây với số lượng lớn và chết đủ các loại từ cá nhỏ tới loại lớn 5-7kg và lại bị chết cùng một thời điểm là do thiếu oxy, ô nhiễm hữu cơ quá nặng, ... là không thuyết phục bởi lẽ, nếu vậy thì cá sẽ chết từ từ và chết con bé trước, còn lớn sau. Này cá lại chết cùng một lúc thì chắc chắn là do có người đổ chất độc xuống hồ. Mục đích để làm gì? Biết đâu có kẻ đang muốn làm loãng vụ cá chết ở Formosa thì sao! Có thể lắm chứ. Vì làm cho dư luận ND hiêu là: Ôi già, vài chất thải từ nhà hàng quanh hồ Tây còn làm cá chết nữa là cái nhà máy cán thép! Hiện tượng cá chết ở Hồ Tây lần này có cái gì đó y như vụ cá chết sau một đêm ở kênh Nhiêu Lộc Sài Gòn vừa qua???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Tàu đã vào đầy khắp mọi nơi ở VN rồi , họ chỉ cần lén đổ chất độc xuống là lãnh đủ ngay , cho nên cá chết hàng loạt cùng lúc là vậy .

      Xóa
  5. Cá cũng biết tình hình xuống cấp của đất nước,dân tình đau khổ vì mất nhà mất đát...nên cũng buồn mà lăn ra chết đấy thôi ! (cá cũng khôn,chỉ có bọn quan tham ngu si và tàn độc mà thôi !)

    Trả lờiXóa
  6. Sáng nay, các chợ Nhật Tân, Xuân La, Phú Gia, Tứ Liên, Yên Phụ thấy xuất hiện nhiều mẹt cá Hồ Tây, giá rẻ hơn cả cá nuôi bằng nước thải dưới Thanh Trì mang lên các chợ. Công Nghĩa Phụ, hưu trí.

    Trả lờiXóa
  7. Đổ cho bọn phản động là xong

    Trả lờiXóa
  8. Sao không bảo do "tảo đỏ", "tảo xanh", lại bảo thiếu ô xy, chắc thừa "u mê"nữa chứ?

    Trả lờiXóa
  9. Người VN đang t ự sát ? Biển, các nguồn nước sông suối, bị ô nhiễm rất trầm trọng đến nỗi cá chết hàng loạt số lượng lớn . Thế mà chàng thấy ai chịu trách nhiệm . NCQ vô căn, đừng xem , rồi chỉ đạo tiêu hủy, chỉ đạo xử lí nguồn nước . Vậy chứ các QC ăn uống thứ gì ? Chắc ăn thịt rau củ quả ngoài, uống nước cũng nhập khẩu luôn ?

    Trả lờiXóa
  10. Để giải quyết dứt điểm tình trạng cá chết ở Hồ Tây, đề nghị các ông Bí thư Hoàng trung Hải, Chủ tịch Nguyễn đức Chung cho nghiên cứu luôn và ngay một trong hai biện pháp sau;:
    - Thay toàn bộ nước Hồ Tây bằng nước sạch
    - San lấp toàn bộ Hồ Tây để tăng quỹ đất cho thành phố
    Trong đó phương án san lấp có tính khả thi cao vì lợi nhuận thu từ việc bán đất sẽ đủ trang trải chi phí và tạo cho thủ đô HN một diện mạo mới không bị ô nhiễm như hiện nay.Quân sư quạt mo kính mong các vị xem xét chấp thuận mưu hèn kế đểu này. Trân trọng

    Trả lờiXóa