Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

LIỆU HÀ NỘI CÓ TÁI KHỞI ĐỘNG DỰ ÁN MA "THAY NƯỚC HỒ TÂY" ?

Một công nhân vệ sinh đang thu gom cá chết nổi trên mặt hồ Tây bị ô nhiễm, Hà Nội, 
Việt Nam, ngày 03 tháng 10 năm 2016.

Hoang Huy

Vụ cá chết Hồ Tây khiến tôi nảy sinh tính Tào Tháo. Biết đâu đấy ít ngày tới đây, lẹt đẹt xuất hiện vài bài báo nội dung xoay quanh 4 chữ''Thay Nước Hồ Tây ''.

Tiếp theo ,các loại ''bơm vá''âm mưu ,hội thảo này nọ đẩy sự cần thiết lên cao trào ''phải thay nước Hồ Tây '' Và thế là ....nuôi cá kiếm .


Dự án ''Thay nước Hồ Tây '' đã có từ 1998 ,vốn vay của Cộng hòa Áo qua nhiều tranh cãi cả về sự tốn kém , lẫn yếu tố tâm linh ,quan trọng hơn cả là nguồn nước Sông Hồng cũng không đạt tiêu chuẩn .Từ đó dự án bị ngưng lại .

Khoảng 2001 nó lại được khởi động lại ,lần này vốn khủng hơn , nhưng tranh cãi cũng khủng ,nó bị gác lại cho đến nay .



Trích 1 đoạn trên báo Ngày 8/6/2001 :

''Thành uỷ Hà Nội đã tổ chức giao ban báo chí về dự án “Nâng cao chất lượng nước hồ Tây”. Trước phản ứng gay gắt của dư luận, gọi dự án này là “hoang tưởng”, “đổ” 1.500 tỷ vốn vay xuống hồ, đại diện TP Hà Nội vẫn khẳng định: hạng mục thay nước hồ Tây là cần thiết''.
http://vnexpress.net/…/du-an-thay-nuoc-ho-tay-binh-moi-ruou…
-------------------

VNExpress
Thứ bảy, 19/5/2001 | 11:44 GMT+7

Dự án thay nước Hồ Tây - bình mới, rượu có mới?
 
Báo cáo mới nhất của Ban dự án thuyết trình hôm 16/5 cho thấy, họ đã đổi mục tiêu: "Thay toàn bộ nước hồ Tây, biến nước hồ Tây thành nước hồ bơi" thành "bổ cập nước hồ Tây bằng nước sông Hồng. Sau 18 tháng, trả lại cho nước hồ Tây tiêu chuẩn... của những năm 1980..." Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, đó chỉ là nội dung cũ khoác vỏ bọc mới.

Mặc dù mới chỉ ở giai đoạn lập báo cáo khả thi, song, với số vốn đầu tư "kỷ lục" gần 32 triệu USD, dự án "Nâng cao chất lượng nước hồ Tây" của Hà Nội đang là một trong những dự án gây nhiều tranh cãi nhất.

Ngày 16/5, tại Hội Liên hiệp KHKTVN, nhiều nhà khoa học đã phản đối dự án này. Lý do của những ý kiến trái chiều này không hoàn toàn bởi dự án "động" đến hồ Tây, một "địa linh" nhạy cảm nhất của Hà Nội, mà chủ yếu do giải pháp "thay nước hồ Tây bằng nước sông Hồng".

Nước sông Hồng có sạch hơn nước hồ Tây?

Với mục đích cải tạo môi trường khu vực hồ Tây, ngày 30/11/1998, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã giao cho Sở KH&ĐT, UBND quận Tây Hồ chỉ đạo Ban quản lý dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh hồ Tây ký hợp đồng với Công ty Tư vấn đầu tư xây dựng GTCC, phối hợp với chuyên gia của Cộng hoà Áo lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án "Nâng cao chất lượng nước hồ Tây".

Nội dung dự án bao gồm: "Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải của các lưu vực xung quanh hồ Tây và xây dựng hệ thống xử lý nước lấy từ sông Hồng bơm vào hồ Tây. Thay toàn bộ nước hồ 3 lần trong một năm, đảm bảo nước hồ Tây đạt tiêu chuẩn của một hồ bơi thể thao...".

Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, thì hiện mức độ ô nhiễm nước ở hồ Tây vẫn ở mức nhẹ. Trong khi đó, sông Hồng (nằm dưới Khu công nghiệp Việt Trì) lại là nơi tiếp nhận chất thải từ đủ các nguồn khác nhau - từ nước thải sinh hoạt đến nước thải công nghiệp - nên mức độ ô nhiễm ở đây là không thể lường hết.

Cần phải nhắc lại rằng, hiện hồ Tây là một trong 4-5 hồ nước ngọt còn lưu giữ được hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất. Do đó việc thay đổi nguồn nước chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến hệ sinh thái. Giáo sư Mai Đình Yên, một chuyên gia hàng đầu về sinh thái, cho rằng, bài toán xử lý ô nhiễm của hồ Tây không phải là vấn đề thay nước, mà cần ưu tiên hàng đầu việc ngăn chặn và xử lý các nguồn nước thải đổ vào hồ.

Đổi hình thức, không đổi nội dung

Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở KH&ĐT Hà Nội, biểu lộ sự băn khoăn, không biết tiêu chuẩn nước hồ Tây sau xử lý mà người làm dự án nêu lên là tiêu chuẩn gì? Không thể nói chung chung tiêu chuẩn nước hồ Tây trở lại như năm 1980 là đủ.

Một ý tưởng mới cũng vừa được Ban dự án đưa ra: Sau 18 tháng bơm nước sông Hồng vào hồ Tây, hệ thống bơm và xử lý nước sông Hồng lại có thể sẽ được tận dụng để biến nước sông Hồng thành nước sinh hoạt, bổ trợ cho nguồn nước ngầm đang dần cạn kiệt của Hà Nội. Tuy nhiên, như nhìn nhận của một chuyên gia nước ngầm thì, từ trước tới nay, nước sinh hoạt vẫn lấy từ hệ thống nước ngầm và hệ thống này chưa bao giờ bị coi là thiếu. Do đó ý tưởng dùng hệ thống bơm của dự án này để xử lý đưa nước sông Hồng hòa vào hệ thống nước sinh hoạt phục vụ người dân thành phố chỉ là "làm đẹp" dự án.

Đẹp dự án, nợ đè lên dân

Một trong những vấn đề nổi cộm của dự án: Kinh phí và ai trả nợ. Theo tính toán, 32 triệu USD vay của Cộng hoà Áo với lãi suất 2,9%/năm thì sau 15 năm (thời hạn thanh toán), chúng ta sẽ phải trả ước chừng khoảng 13 triệu USD tiền lãi: Không nhỏ chút nào!

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết: "Dự án nói Bộ Tài chính trả, nhưng thực tế tiền ở Bộ Tài chính cũng chính là tiền của người lao động. Do đó, không thể thờ ơ vin vào cớ thiện chí cho vay của nước ngoài để mang gánh nặng trút cho thế hệ sau".

(Theo Lao Động, 19/5)

9 nhận xét :

  1. Nay cần gì phải thay nước nữa. Cá còn đâu nữa mà cần đến nước sạch!
    Môi trường sạch nói chung là cần, nhưng cho cá Hồ Tây thì thôi đừng bàn. Còn nói đến dự án "ai" mà chả thích.

    Trả lờiXóa
  2. Trần Thị Thảolúc 08:27 4 tháng 10, 2016

    Lãnh đạo ngồi trong phòng máy lạnh để nghĩ ra các dự án , dự án nào khi thuyết trình cũng nghe rất kêu , nhưng kết quả thì chẳng dự án nào mang lại lợi ích cho dân mà chỉ thấy dân ngày một gánh nợ nhiều hơn và môi trường thì ngày càng tệ hại. ví dụ :Dự án chặt hạ 6700 cây xanh ; Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông...Hà nội chỉ còn sông Hồng và Hồ Tây đang chuẩn bị dự án nữa là hết .

    Trả lờiXóa
  3. Đây là ý của trẫm. Có dự án này trẫm mới kiếm được đồng ra đồng vào chứ

    Trả lờiXóa
  4. Nước hồ Tây bẩn lắm liệu các quan Hà nội có dám ăn không .

    Trả lờiXóa
  5. Những việc tương tự như thế này toàn do quan chức quyết định. Nhưng quan chức thì toàn dốt cả! Đã dốt lại coi thường các nhà khoa học, coi thường dân! Chỉ thấy tiền là nhắm mắt lao đầu! Fomosa đấy mà vẫn chưa sáng mắt! Khốn nạn đến thế là cùng!

    Trả lờiXóa
  6. Hanoi 6 triệu người thở; ba bốn triệu ô tô xe máy cũng tranh nhau thở; Hàng triệu bếp ga, bếp than thi nhau thở. Cây xanh chặt hết. Nhà nhà cứ xây; Nước thải không sử lý; cứ hồ Tây mà đổ vô. Cá thở vào đâu. Thay nước chẳng giải quyết gì.

    Trả lờiXóa
  7. Một sai lầm nghiêm trọng trong kiến trúc HN đó là dồn dân đến trung tâm thành phố. Điều này thể hiện ở chỗ liên tục xây các chung cư cao tầng ở các tuyến phố vốn đã đông đúc, chật hẹp. Họ nghĩ răng xây chung cư cao tầng để giải quyết chỗ ở cho nhiều hộ dân và giải phóng các khu nhà cá nhân xưa nay. Đó là tư duy sai lầm. Bên cạnh việc giải quyết chỗ ở để dồn các hộ nhà đơn lẻ thì luôn có một thực tế kèm theo là xây thêm chung cứ trên nền những khu nhà đơn đó để kinh doanh. Chính vì vậy dân số ở những khu đó tăng lên đáng kể. Đó nguyên nhân gây ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, tệ nạn xã hội và bệnh tật. Hơn nữa trong nhiều năm qua đã lấp hết các ao hồ hoặc lấn diện tích ao hồ làm dịch vụ. Chắc càng ngày càng bế tắc bởi tư duy TIỀN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân số Hà Nội tăng không có điểm dừng, xê tăng không có điểm dừng, nhà cửa mọc lên không có điểm dừng . Sai lầm cũng không có điểm dừng ! Chết chùm với nhau cả !

      Xóa
  8. Phải thay nước Hồ Tây thôi ! Năng Nguyễn thị Lộ có sống lại cũng không dám ở Tây Hồ và đi bán chiếu gon nữa . Cụ Nguyễn Trãi cũng chẳng còn cơ hội ghẹo nàng ! Cá Hồ Tây chết hết rồi . Hồ Tây chẳng còn mơ mộng . Nó thành cái hũ mắm rồi !

    Trả lờiXóa