Nguyễn Xuân Diện
GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH MỚI NHẤT
CỦA TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN
Giá Sơn Kiều Oánh Mậu (1854 - 1911), người thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, Sơn Tây, HN, là một học giả nổi tiếng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Với bản Kiều do chính ông đứng ra xuất bản dưới tên gọi Đoạn trường tân thanh (sau khi đã khảo đính, chú giải, nhuận sắc rất tỷ mỉ, khoa học) đã đưa ông lên địa vị một học giả rất có uy tín hồi đầu thế kỷ XX. Bản Kiều của Kiều Oánh Mậu có ảnh hưởng lớn đến các bản Kiều Nôm và Quốc ngữ xuất bản sau đó. Kiều Oánh Mậu đã mở đầu cho việc khảo cứu, sưu tầm, bình giải, nghiên cứu và đánh giá Truyện Kiều trong suốt cả thế kỷ XX.
Cuốn sách này là ấn phẩm đầu tiên dành riêng giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Giá Sơn Kiều Oánh Mậu và 3 sáng tác của ông được in cùng nguyên bản chữ Nôm: Tỳ bà quốc âm tân truyện (2290 câu), Hương Sơn Quan Thế âm chân kinh tân dịch (1400 câu) và Tiên phả dịch lục (776 câu). Đây là những tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát cuối cùng của văn học trung đại, xứng đáng được các nhà nghiên cứu văn học sử quan tâm tìm hiểu.
Trong ba tác phẩm kể trên, có hai tác phẩm viết về sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Phật Bà Quan Thế Âm Chùa Hương dựa trên các phả ký và chân kinh được Kiều Oánh Mậu dày công sưu tập và chọn lựa. Hai tác phẩm này do vậy rất có giá trị tư liệu học về tín ngưỡng phụng thờ Phật Mẫu trong dân gian.
Giá Sơn tiên sinh là bạn của các cụ Dương Khuê, Khiếu Năng Tĩnh, Dương Danh Lập, Nguyễn Thuật, Bạch Thái Bưởi, Ngô Vi Lâm, Bùi Khánh Diễn, Phạm Văn Ái.
Ông là ông ngoại của Nữ sĩ Anh Thơ (tức Vương Kiều Ân - giải thưởng Tự Lực văn đoàn). Ông là Chủ bút của Đại Nam Đồng văn Nhật báo - tờ báo đầu tiên ở Bắc Kỳ.
Con ngựa Cụ Đề Thám cưỡi là do Kiều Oánh Mậu tặng.
Ngày nay, một con đường ở Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng được mang tên Kiều Oánh Mậu.
--------------
.
Sách dày 568 trang, giấy Bãi Bằng ngà vàng 70g/m2. Bìa cứng, có áo bìa.
NXB Thế Giới, Hà Nội, 2016. Giá bìa: 270.000 đ.
Đây là công trình đã được Viện Nghiên cứu Hán Nôm nghiệm thu và đánh giá Xuất sắc.
Tác giả tự bỏ tiền in và tự phát hành.
Giá bán: 220.000 đ.
(Gửi qua bưu điện, người mua chịu cước phí)
Liên hệ mua sách: Chị Nguyễn Kim Măng – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 098 529 9535 Email: kimmanghn@gmail.com
Tài khoản: Nguyễn Kim Măng. Số: 103 213 677 91011 Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Thăng Long – Hà Nội.
.
GIỚI THIỆU CUỐN SÁCH MỚI NHẤT
CỦA TS. NGUYỄN XUÂN DIỆN
Giá Sơn Kiều Oánh Mậu (1854 - 1911), người thôn Đông Sàng, xã Đường Lâm, Sơn Tây, HN, là một học giả nổi tiếng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Với bản Kiều do chính ông đứng ra xuất bản dưới tên gọi Đoạn trường tân thanh (sau khi đã khảo đính, chú giải, nhuận sắc rất tỷ mỉ, khoa học) đã đưa ông lên địa vị một học giả rất có uy tín hồi đầu thế kỷ XX. Bản Kiều của Kiều Oánh Mậu có ảnh hưởng lớn đến các bản Kiều Nôm và Quốc ngữ xuất bản sau đó. Kiều Oánh Mậu đã mở đầu cho việc khảo cứu, sưu tầm, bình giải, nghiên cứu và đánh giá Truyện Kiều trong suốt cả thế kỷ XX.
Cuốn sách này là ấn phẩm đầu tiên dành riêng giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Giá Sơn Kiều Oánh Mậu và 3 sáng tác của ông được in cùng nguyên bản chữ Nôm: Tỳ bà quốc âm tân truyện (2290 câu), Hương Sơn Quan Thế âm chân kinh tân dịch (1400 câu) và Tiên phả dịch lục (776 câu). Đây là những tác phẩm truyện thơ Nôm lục bát cuối cùng của văn học trung đại, xứng đáng được các nhà nghiên cứu văn học sử quan tâm tìm hiểu.
Trong ba tác phẩm kể trên, có hai tác phẩm viết về sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Phật Bà Quan Thế Âm Chùa Hương dựa trên các phả ký và chân kinh được Kiều Oánh Mậu dày công sưu tập và chọn lựa. Hai tác phẩm này do vậy rất có giá trị tư liệu học về tín ngưỡng phụng thờ Phật Mẫu trong dân gian.
Giá Sơn tiên sinh là bạn của các cụ Dương Khuê, Khiếu Năng Tĩnh, Dương Danh Lập, Nguyễn Thuật, Bạch Thái Bưởi, Ngô Vi Lâm, Bùi Khánh Diễn, Phạm Văn Ái.
Ông là ông ngoại của Nữ sĩ Anh Thơ (tức Vương Kiều Ân - giải thưởng Tự Lực văn đoàn). Ông là Chủ bút của Đại Nam Đồng văn Nhật báo - tờ báo đầu tiên ở Bắc Kỳ.
Con ngựa Cụ Đề Thám cưỡi là do Kiều Oánh Mậu tặng.
Ngày nay, một con đường ở Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng được mang tên Kiều Oánh Mậu.
--------------
.
Sách dày 568 trang, giấy Bãi Bằng ngà vàng 70g/m2. Bìa cứng, có áo bìa.
NXB Thế Giới, Hà Nội, 2016. Giá bìa: 270.000 đ.
Đây là công trình đã được Viện Nghiên cứu Hán Nôm nghiệm thu và đánh giá Xuất sắc.
Tác giả tự bỏ tiền in và tự phát hành.
Giá bán: 220.000 đ.
(Gửi qua bưu điện, người mua chịu cước phí)
Liên hệ mua sách: Chị Nguyễn Kim Măng – Viện Nghiên cứu Hán Nôm, 183 Đặng Tiến Đông, Đống Đa, Hà Nội. ĐT: 098 529 9535 Email: kimmanghn@gmail.com
Tài khoản: Nguyễn Kim Măng. Số: 103 213 677 91011 Ngân hàng Techcombank – Chi nhánh Thăng Long – Hà Nội.
.
Bức
hoành phi: Đường Đệ Cạnh tú (Kinh Thi, Cây đường cây đệ đua phô vẻ đẹp -
ý nói anh em trong nhà đua nhau hiển đạt) tại nhà Kiều Oánh Mậu.
Chúc mừng chú Tễu. Khi nào sách ra tôi xin mua 1 cuốn làm kỷ niệm.
Trả lờiXóaChúc mừng sách mới của TS NXD
Trả lờiXóaKhi nào có sách thì thông báo cho mọi người biết để mua nha .
Trả lờiXóaChúc mừng TS NGUYỄN XUÂN DIỆN về cuốn sách mới. Tôi ở Huế muốn mua 1c để kỷ niệm và tìm hiểu về KIỀU OÁNH MẬU.Khi nào phát hành xin cho biết thủ tục mua! Trân trọng cảm ơn TS.(NXT.ĐHH).
Trả lờiXóaThưa anh Diện, ở SG không biêt làm sao mua ?
Trả lờiXóaChúc mừng TS Nguyễn Xuân Diện có thêm 1 công trình có ý nghĩa về văn hóa- lịch sử. Họcthuật chân chính và tài năng sẽ là giá trị bất biến.Tôi đăng kí mua 1 quyển nhé
Trả lờiXóaChúc mừng Xuân Diện đã có một công trình được đánh giá là XUẤT SẮC,vừa làm chuyên môn vừa tham gia công tác xã hội thực là quá vất vả,xin cảm ơn sự đóng góp của TS
Trả lờiXóaTiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là một học giả uyên bác, và hơn thế nữa, ông là một trí thức tâm huyết với tiền đồ dân tộc và là một trí thức có nhân cách đáng nể trọng.
Trả lờiXóaQuốc Hội rất cần có những vị trí thức như ông để lấy lại danh dự và tương lai cho quốc gia.
Tiếc rằng cái MTTQ ở đâu đó đã sỗ sàng nhảy vào gạt bỏ những vị có tâm có tầm như ông và các vị đáng kính khác khiến cho đất nước cứ "tối như đêm ba mươi, dày như bánh đúc". Thế mới khốn khổ cho cái đất nước này!
Nhờ TS Nguyễn Xuân Diện nên mới biết. Cám ơn TS. Đà Nẵng có đường phố mang tên Kiều Oánh Mậu, sao Hà Nội, Sơn Tây, Hà Đông không có đường phố mang tên Cụ nhể?
Trả lờiXóaChúc mừng TS NXDien với Công Trình Mới
Trả lờiXóa