CHỈ BỒI THƯỜNG CHO DÂN 6 THÁNG, SAU ĐÓ THÌ SAO?
FB Nguyễn Anh Tuấn
1-10-2016
Vậy là, sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Chính phủ đã đưa ra phương án bồi thường cho người dân miền Trung bị thiệt hại trong thảm họa cá chết hàng loạt, lấy từ khoản tiền 500 triệu USD mà Formosa đã đóng.
Từ những điều được biết ở thực địa xin có một số nhận xét với phương án này:
1. LIỆT KÊ CHƯA ĐẦY ĐỦ ĐỐI TƯỢNG NHẬN BỒI THƯỜNG.
Phương án liệt kê 7 nhóm đối tượng thiệt hại bao gồm “Khai thác hải sản; Nuôi trồng thủy sản; Sản xuất muối; Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; Dịch vụ hậu cần nghề cá; Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; Thu mua, tạm trữ thủy sản” dù khá đầy đủ, song vẫn không thể nào bao trùm được hết tất cả những người chịu ảnh hưởng.
Đơn cử, nếu tìm hỏi các tài xế taxi ở sân bay và ga tàu Đồng Hới, bạn sẽ nghe họ kể rõ ràng những tổn thất thu nhập của năm nay so với năm ngoái khi mà thảm họa chưa xảy ra. Khách du lịch không còn đến Đồng Hới nữa, nghĩa là lượng khách của taxi sụt giảm đáng kể khiến họ cũng lao đao không kém các đối tượng khác. Vậy sao họ không được bồi thường?
2. MỨC BỒI THƯỜNG QUÁ THẤP, KHÔNG THỎA ĐÁNG.
6 tháng vừa qua là mua đánh bắt chính của bà con ngư dân miền Trung. Trung bình một hộ có ghe nhỏ đánh gần bờ của xã Kỳ Phương, Kỳ Anh có thể thu 1.5-2 triệu/ngày, đi bạn ( không có ghe tàu nên làm thuyền viên) có thể thu 500-700 nghìn/ngày, sau khi đã trừ chi phí.
Vậy mà giờ đây chủ tàu nhận bồi thường từ 5.8-15.2 triệu/tàu/tháng tùy công suất, các thuyền viên nhận bồi thường từ 3.69-8.79 triệu/người/tháng, thì liệu có thỏa đáng hay không?
3. THỜI GIAN TÍNH BỒI THƯỜNG NGẮN TỚI MỨC KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC.
Tất cả những tính toán bồi thường ở trên chỉ được áp dụng cho 6 tháng, kể từ khi thảm họa xảy ra (tháng 4) cho đến nay (tháng 9).
Vậy sau tháng 9 thì thế nào?
Tôm cá đã quay về, ngư dân miền Trung lại tiếp tục ra khơi, thị trường hải sản đã được khơi thông, nhà hàng, khách sạn đã tấp nập trở lại rồi chăng?
Chính phủ đang đứng ở đâu để đưa ra phương án này vậy?
Xin nhắc lại với Chính phủ, hôm nay đã bước sang tháng 10, hãy về các tỉnh miền Trung để xem, cá vẫn thỉnh thoảng chết dạt biển, ngư dân vẫn nằm bờ, thị trường hải sản vẫn tắc nghẽn, nhà hàng, khách sạn vẫn đìu hiu. Chưa có gì thay đổi đâu.
Chưa kể, 02 năm trước đây sau vụ bạo loạn nhằm vào Formosa nhân sự kiện dàn khoan HD981, Chính phủ đã đồng ý cách tính bồi thường của tập đoàn này bao gồm cả những thiệt hại dự kiến trong tương lai. Vậy nay sao lại chỉ bồi thường cho bà con chỉ 6 tháng vừa qua?
Rất thương bà con, nhiều người sẽ vì những khó khăn trước mắt mà nhận tiền – không khác gì vì đường cùng mà phải nhận cổ tức rẻ mạt một lần từ việc bán tương lai của chính mình và con cháu mình.
Hi vọng những bà con khác không chấp nhận mức bồi thường này có đủ sức để vượt qua khó khăn trước mắt, tiếp tục tranh đấu bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt được công lý – gắn liền với 2 mục tiêu sau:
– Đóng cửa Formosa, nhằm bảo vệ sinh kế và môi trường sống cho hàng triệu người.
– Bồi thường thiệt hại phải được tính toán đầy đủ qua con đường tố tụng tư pháp, nơi bất kỳ ai cảm thấy mình gặp tổn thất về vật chất, tinh thần, hay sức khỏe đều có quyền đòi hỏi được bù đắp thỏa đáng.
_____
Mời xem thêm: Formosa bồi thường dân mức thấp nhất 2,91 triệu đồng/tháng (Zing). – Ngư dân miền Trung nhận bồi thường cao nhất 37 triệu đồng một tháng (VNE). – Ngư dân miền Trung được bồi thường ở mức cao nhất trên 50 triệu đồng (DT). – Ứng 3.000 tỷ bồi thường cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung (Zing). – Ngư dân hài lòng với định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển (VTV). – Ngư dân thiệt hại do sự cố Formosa được bồi thường từ 3,69 triệu đến 37 triệu đồng/tháng (Bắc Giang).
FB Nguyễn Anh Tuấn
1-10-2016
Vậy là, sau nhiều lần trì hoãn, cuối cùng Chính phủ đã đưa ra phương án bồi thường cho người dân miền Trung bị thiệt hại trong thảm họa cá chết hàng loạt, lấy từ khoản tiền 500 triệu USD mà Formosa đã đóng.
Từ những điều được biết ở thực địa xin có một số nhận xét với phương án này:
1. LIỆT KÊ CHƯA ĐẦY ĐỦ ĐỐI TƯỢNG NHẬN BỒI THƯỜNG.
Phương án liệt kê 7 nhóm đối tượng thiệt hại bao gồm “Khai thác hải sản; Nuôi trồng thủy sản; Sản xuất muối; Hoạt động kinh doanh thủy sản ven biển; Dịch vụ hậu cần nghề cá; Dịch vụ du lịch, thương mại ven biển; Thu mua, tạm trữ thủy sản” dù khá đầy đủ, song vẫn không thể nào bao trùm được hết tất cả những người chịu ảnh hưởng.
Đơn cử, nếu tìm hỏi các tài xế taxi ở sân bay và ga tàu Đồng Hới, bạn sẽ nghe họ kể rõ ràng những tổn thất thu nhập của năm nay so với năm ngoái khi mà thảm họa chưa xảy ra. Khách du lịch không còn đến Đồng Hới nữa, nghĩa là lượng khách của taxi sụt giảm đáng kể khiến họ cũng lao đao không kém các đối tượng khác. Vậy sao họ không được bồi thường?
2. MỨC BỒI THƯỜNG QUÁ THẤP, KHÔNG THỎA ĐÁNG.
6 tháng vừa qua là mua đánh bắt chính của bà con ngư dân miền Trung. Trung bình một hộ có ghe nhỏ đánh gần bờ của xã Kỳ Phương, Kỳ Anh có thể thu 1.5-2 triệu/ngày, đi bạn ( không có ghe tàu nên làm thuyền viên) có thể thu 500-700 nghìn/ngày, sau khi đã trừ chi phí.
Vậy mà giờ đây chủ tàu nhận bồi thường từ 5.8-15.2 triệu/tàu/tháng tùy công suất, các thuyền viên nhận bồi thường từ 3.69-8.79 triệu/người/tháng, thì liệu có thỏa đáng hay không?
3. THỜI GIAN TÍNH BỒI THƯỜNG NGẮN TỚI MỨC KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC.
Tất cả những tính toán bồi thường ở trên chỉ được áp dụng cho 6 tháng, kể từ khi thảm họa xảy ra (tháng 4) cho đến nay (tháng 9).
Vậy sau tháng 9 thì thế nào?
Tôm cá đã quay về, ngư dân miền Trung lại tiếp tục ra khơi, thị trường hải sản đã được khơi thông, nhà hàng, khách sạn đã tấp nập trở lại rồi chăng?
Chính phủ đang đứng ở đâu để đưa ra phương án này vậy?
Xin nhắc lại với Chính phủ, hôm nay đã bước sang tháng 10, hãy về các tỉnh miền Trung để xem, cá vẫn thỉnh thoảng chết dạt biển, ngư dân vẫn nằm bờ, thị trường hải sản vẫn tắc nghẽn, nhà hàng, khách sạn vẫn đìu hiu. Chưa có gì thay đổi đâu.
Chưa kể, 02 năm trước đây sau vụ bạo loạn nhằm vào Formosa nhân sự kiện dàn khoan HD981, Chính phủ đã đồng ý cách tính bồi thường của tập đoàn này bao gồm cả những thiệt hại dự kiến trong tương lai. Vậy nay sao lại chỉ bồi thường cho bà con chỉ 6 tháng vừa qua?
Rất thương bà con, nhiều người sẽ vì những khó khăn trước mắt mà nhận tiền – không khác gì vì đường cùng mà phải nhận cổ tức rẻ mạt một lần từ việc bán tương lai của chính mình và con cháu mình.
Hi vọng những bà con khác không chấp nhận mức bồi thường này có đủ sức để vượt qua khó khăn trước mắt, tiếp tục tranh đấu bằng nhiều cách thức khác nhau nhằm đạt được công lý – gắn liền với 2 mục tiêu sau:
– Đóng cửa Formosa, nhằm bảo vệ sinh kế và môi trường sống cho hàng triệu người.
– Bồi thường thiệt hại phải được tính toán đầy đủ qua con đường tố tụng tư pháp, nơi bất kỳ ai cảm thấy mình gặp tổn thất về vật chất, tinh thần, hay sức khỏe đều có quyền đòi hỏi được bù đắp thỏa đáng.
_____
Mời xem thêm: Formosa bồi thường dân mức thấp nhất 2,91 triệu đồng/tháng (Zing). – Ngư dân miền Trung nhận bồi thường cao nhất 37 triệu đồng một tháng (VNE). – Ngư dân miền Trung được bồi thường ở mức cao nhất trên 50 triệu đồng (DT). – Ứng 3.000 tỷ bồi thường cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung (Zing). – Ngư dân hài lòng với định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển (VTV). – Ngư dân thiệt hại do sự cố Formosa được bồi thường từ 3,69 triệu đến 37 triệu đồng/tháng (Bắc Giang).
Trong số hơn 11.000 tỷ (quy ra VND), chỉ bồi thường cho dân có 2,3 nghìn tỷ chỉ trong có 6 tháng. Số tiền lớn còn lại rơi vào túi ai? Chắc chắn chỉ có các quan chức CS là vớ bẫm!
Trả lờiXóaSau 6 tháng dân lại méo mặt ngồi bãi biển nhìn ra khơi.
Chính phủ đang đứng ở đâu để đưa ra phương án này vậy?
Trả lờiXóa(FB Nguyễn Anh Tuấn)
*
Đặt câu hỏi như trên thật thỏa đáng.
Chính phủ làm việc vô nguyên tắc. Chính phủ vi phạm pháp luật ngay từ đầu.
Chính phủ định sửa sai, nhưng chính phủ đã dùng một biện sai hơn để sửa cái sai trước đó! Tệ hại không thể hơn!
Chỉ có một biện pháp căn cơ:
Khởi tố vụ Fomosa, điều tra lại từ đầu. Khởi tố ông thủ tướng ngăn cản hệ thống tư pháp quốc gia làm việc hiệu quả!
Chấm hết!
Coi chừng CP lại phải xuất NSNN ra bù lỗ cho Formosa !
Trả lờiXóa