Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình:
‘Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân’
‘Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân’
Một Thế Giới
28.10.2016 05:03
Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh, tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay đang đe doạ đến sự phát triển của đất nước. Tham ô, lãng phí và quan liêu là kẻ thù của nhân dân, mà đấu tranh chống tham ô, lãng phí là đấu tranh chống “kẻ địch bên trong”.
Báo cáo tại hội nghị lấy ý kiến cho dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá 10) về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tổ chức sáng 27.10 tại Hà Nội chỉ rõ, trong 10 năm qua, cả nước đã có 918 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.
Bên cạnh đó, đã chuyển đổi vị trí công tác 310.694 lượt cán bộ, công chức, viên chức; tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm đạt 99,5%, công khai bản kê khai đạt tỷ lệ 98,3%; có 4.859 trường hợp được xác minh bản kê khai tài sản, thu nhập; trên 72% cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản...
Công tác thanh tra cũng đã phát hiện 670 vụ với 1.815 đối tượng có hành vi, biểu hiện tham nhũng; chuyển cơ quan điều tra 274 vụ, 429 đối tượng có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Qua giải quyết 86.463 vụ việc tố cáo về tham nhũng đã chuyển cơ quan điều tra 653 vụ việc với 1.172 người có dấu hiệu tội phạm tham nhũng.
Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 73 vụ với 159 người có hành vi tham nhũng. Cơ quan điều tra đã khởi tố 3.337 vụ với 7.789 bị can; viện kiểm sát nhân dân đã truy tố 2.770 vụ và 6.480 bị can; tòa án nhân dân đã xét xử 2.536 vụ án và 5.749 bị cáo về các tội tham nhũng.
Tuy nhiên, phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh, tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay đang đe doạ đến sự phát triển của đất nước. Tham ô, lãng phí và quan liêu là kẻ thù của nhân dân, mà đấu tranh chống tham ô, lãng phí là đấu tranh chống “kẻ địch bên trong”. Nó không những làm thiệt hại về kinh tế, mà còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối Đảng, Nhà nước và chế độ, làm rối loạn kỷ cương pháp luật, hư hỏng cán bộ.
Thẳng thắn nhìn nhận, Phó thủ tướng cho hay, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí nói chung và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 10), Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa 11) nói riêng trong những năm qua vẫn chưa đạt yêu cầu.
“Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Tham nhũng có tính "lợi ích nhóm" đã xuất hiện trong một số lĩnh vực” – Phó thủ tướng nói.
Cùng với đó, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình còn chỉ ra tình trạng sách nhiễu, "tham nhũng vặt" trong khu vực công còn nhiều. Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và xã hội.
“Tham nhũng vẫn đang là lực cản sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, vẫn là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ” – Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Theo đó, Phó thủ tướng cho rằng cần phải xác định công khai, minh bạch phải thực sự là giải pháp đột phá trong phòng, chống tham nhũng, có cơ chế giám sát, kiểm soát thu nhập và tài sản. Đặc biệt, xây dựng cơ chế giám sát quyền lực nằm trong "giỏ" pháp luật, cụ thể hoá giám sát cơ quan trong Đảng, của Quốc hội, các cơ quan tố tụng, các cơ quan khác thực sự hữu hiệu hơn nữa đối với công cuộc phòng chống tham nhũng và lãng phí.
Để làm được những điều này, bước đầu, Phó thủ tướng cho rằng phải đẩy mạnh cải cách hành chính, xoá bỏ cơ chế xin - cho và các điều kiện làm nảy sinh tham nhũng. Xây dựng thể chế, pháp luật để bảo đảm phòng chống cho tốt với phương châm cán bộ không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng.
“Thực tiễn đặt ra cho chúng ta phải thực hiện cho được việc kiểm soát thu nhập, sửa đổi thể chế và pháp luật, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan tố tụng, cả hệ thống chính trị với sự giám sát của nhân dân, các cơ quan truyền thông, xây dựng cơ quan chuyên trách đủ sức mạnh để từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay”, Phó thủ tướng nêu rõ.
Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng, trước mắt, giải pháp đột phá là việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng phải thật sự triệt để, trên tinh thần không có vùng cấm, nếu có hành vi là bị xử lý, không để dư luận cho rằng Nhà nước làm chưa nghiêm, chưa đến nơi đến chốn các tội phạm tham nhũng và lãng phí.
28.10.2016 05:03
Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh, tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay đang đe doạ đến sự phát triển của đất nước. Tham ô, lãng phí và quan liêu là kẻ thù của nhân dân, mà đấu tranh chống tham ô, lãng phí là đấu tranh chống “kẻ địch bên trong”.
Báo cáo tại hội nghị lấy ý kiến cho dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khoá 10) về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tổ chức sáng 27.10 tại Hà Nội chỉ rõ, trong 10 năm qua, cả nước đã có 918 người đứng đầu và cấp phó bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.
Bên cạnh đó, đã chuyển đổi vị trí công tác 310.694 lượt cán bộ, công chức, viên chức; tỷ lệ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm đạt 99,5%, công khai bản kê khai đạt tỷ lệ 98,3%; có 4.859 trường hợp được xác minh bản kê khai tài sản, thu nhập; trên 72% cơ quan, tổ chức, đơn vị nhà nước thực hiện trả lương qua tài khoản...
Công tác thanh tra cũng đã phát hiện 670 vụ với 1.815 đối tượng có hành vi, biểu hiện tham nhũng; chuyển cơ quan điều tra 274 vụ, 429 đối tượng có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Qua giải quyết 86.463 vụ việc tố cáo về tham nhũng đã chuyển cơ quan điều tra 653 vụ việc với 1.172 người có dấu hiệu tội phạm tham nhũng.
Kiểm toán nhà nước đã phát hiện và kiến nghị chuyển cơ quan điều tra 73 vụ với 159 người có hành vi tham nhũng. Cơ quan điều tra đã khởi tố 3.337 vụ với 7.789 bị can; viện kiểm sát nhân dân đã truy tố 2.770 vụ và 6.480 bị can; tòa án nhân dân đã xét xử 2.536 vụ án và 5.749 bị cáo về các tội tham nhũng.
Tuy nhiên, phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh, tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay đang đe doạ đến sự phát triển của đất nước. Tham ô, lãng phí và quan liêu là kẻ thù của nhân dân, mà đấu tranh chống tham ô, lãng phí là đấu tranh chống “kẻ địch bên trong”. Nó không những làm thiệt hại về kinh tế, mà còn làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối Đảng, Nhà nước và chế độ, làm rối loạn kỷ cương pháp luật, hư hỏng cán bộ.
Thẳng thắn nhìn nhận, Phó thủ tướng cho hay, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí nói chung và việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 10), Kết luận Hội nghị Trung ương 5 (khóa 11) nói riêng trong những năm qua vẫn chưa đạt yêu cầu.
“Tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành. Tham nhũng có tính "lợi ích nhóm" đã xuất hiện trong một số lĩnh vực” – Phó thủ tướng nói.
Cùng với đó, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình còn chỉ ra tình trạng sách nhiễu, "tham nhũng vặt" trong khu vực công còn nhiều. Một số vụ án tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước và xã hội.
“Tham nhũng vẫn đang là lực cản sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, vẫn là một trong những vấn đề bức xúc nhất hiện nay, là thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước, đe dọa sự tồn vong của chế độ” – Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Theo đó, Phó thủ tướng cho rằng cần phải xác định công khai, minh bạch phải thực sự là giải pháp đột phá trong phòng, chống tham nhũng, có cơ chế giám sát, kiểm soát thu nhập và tài sản. Đặc biệt, xây dựng cơ chế giám sát quyền lực nằm trong "giỏ" pháp luật, cụ thể hoá giám sát cơ quan trong Đảng, của Quốc hội, các cơ quan tố tụng, các cơ quan khác thực sự hữu hiệu hơn nữa đối với công cuộc phòng chống tham nhũng và lãng phí.
Để làm được những điều này, bước đầu, Phó thủ tướng cho rằng phải đẩy mạnh cải cách hành chính, xoá bỏ cơ chế xin - cho và các điều kiện làm nảy sinh tham nhũng. Xây dựng thể chế, pháp luật để bảo đảm phòng chống cho tốt với phương châm cán bộ không thể tham nhũng, không dám tham nhũng, không muốn tham nhũng.
“Thực tiễn đặt ra cho chúng ta phải thực hiện cho được việc kiểm soát thu nhập, sửa đổi thể chế và pháp luật, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan tố tụng, cả hệ thống chính trị với sự giám sát của nhân dân, các cơ quan truyền thông, xây dựng cơ quan chuyên trách đủ sức mạnh để từng bước ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tham nhũng và lãng phí hiện nay”, Phó thủ tướng nêu rõ.
Phó thủ tướng cũng nhấn mạnh rằng, trước mắt, giải pháp đột phá là việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến tham nhũng phải thật sự triệt để, trên tinh thần không có vùng cấm, nếu có hành vi là bị xử lý, không để dư luận cho rằng Nhà nước làm chưa nghiêm, chưa đến nơi đến chốn các tội phạm tham nhũng và lãng phí.
Hoàng Long
Chẳng lẽ ta đánh ta à? Anh Tổng đã nói rồi!
Trả lờiXóaTổng bí thư Trọng: Chống tham nhũng tức là ta đánh ta.
Trả lờiXóaPhó thủ tướng Bình:‘Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân’
Tham ô lãng phí từ tiền của nhân dân. Quan liêu đối với nhân dân.
Vậy kẻ thù của nhân dân là ai? Thế lực nào?
‘Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân’, nhưng chúng lại là anh em đồng chí của đảng. Lí do: Tổng Trọng nói đánh tham nhũng là ta đánh ta, nghĩa là tham nhũng vẫn là ta, vậy ngu gì ta lại đánh ta.
Xóa"ĐÃ XÁC ĐỊNH ĐƯỢC KẺ THÙ CỦA NHÂN DÂN, NHƯNG ĐÁNH THẾ NÀO?"
Trả lờiXóaChưa xác định được kẻ thù . Nên suy ngẫm thêm câu nói "Ta đánh ta" của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng . Kẻ thù ở chỗ đó đó .
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình:
Trả lờiXóa"Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân"
Mà người tham ô, kẻ gây lãng phí và bọn quan liêu đều là những kẻ có chức có quyền, là những đảng viên "có thâm niên".
Ông Trương Hòa Bình phát biểu như thế có nghĩa là ông đã thừa nhận ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN LÀ KẺ THÙ CỦA NHÂN DÂN.
Hay và đúng quá.
Đánh thế nào ư? ĐCS tuyên bố rồi đấy : phê bình , cảnh cáo !
Trả lờiXóaÔng nào lên thì cũng cố hát cho hay, nhưng tham nhũng nó nằm ngay trong đảng, ngay trong tim - gan - phèo - phổi của chính các ông thì làm sao mà đánh cho được. Quân a đánh quân mình thì đánh thế đếch nào được! Thằng đánh và thằng bị đánh thì cũng bên tám lạng bên nửa cân. Đánh ai, ai đánh? Trả quyền cho dân, dân bầu những người đức tài thật sự, những người đó sẽ chọn bộ máy giúp việc cho mình thì mới mong chống được tham nhũng. Các cha đừng hươu vượn nữa, nghe ngán lắm rồi.
Trả lờiXóaLãnh đạo Đ và CP nói mãi về tham nhũng , về lãng phí, quan liêu . Lòng vòng mãi mới chỉ ra kẻ thù . Này thì mặt kẻ thù đã hiện ra không phải do các thế lực thù địch bên ngoài mà chính là
Trả lờiXóađảng ta . Kẻ gian cứ nói quanh, nói dối, nói lòng vòng . Nói quanh , nói dối , nói lòng vòng riết cũng phải lòi ra Sự Thật . Đừng bảo ai đổ oan cho đảng nữa . Đang tự nhận là kẻ thù của ND rồi đấy nhé !
- Cơ quan điều tra đã khởi tố 3.337 vụ với 7.789 bị can; viện kiểm sát nhân dân đã truy tố 2.770 vụ và 6.480 bị can; tòa án nhân dân đã xét xử 2.536 vụ án và 5.749 bị cáo về các tội tham nhũng.
Trả lờiXóaCon số tham nhũng cứ giảm dần bắt đầu từ cơ quan điều tra đến cơ quan truy tố và đến cơ quan xét xử đã giảm đi quá nhiều là bởi cớ làm sao?...
Có phải ăn hối lộ rồi tha cho các đối tượng không? Đề nghị ông Trương Hoà Bình nói rõ hơn chỗ này?
Nếu căn cứ vào lời nói của ông Phó Thủ Tướng Trương Hòa Bình thì không ai có thể hiểu khác hơn kẻ thù của nhân dân chính là Đảng.
Trả lờiXóa