Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

ĐSQ ĐỨC HỌP BÁO VỀ VIỆC DẪN ĐỘ ÔNG TRỊNH XUÂN THANH

 Quang cảnh buổi họp báo tại Đại sứ quán Đức ngày 28/9 .
 
Đại sứ quán Đức trả lời câu hỏi giả định 

về ông Trịnh Xuân Thanh

Dân trí
 
Thứ tư, 28/09/2016 - 18:57 

Đại sứ quán Đức ngày 28/9 đã trả lời câu hỏi của phóng viên Việt Nam về giả thiết ông Trịnh Xuân Thanh lẩn trốn và bị bắt ở Đức.

>> Việt Nam phối hợp với các nước truy tìm Trịnh Xuân Thanh
>> “Đối chiếu theo luật tôi có thể khẳng định Trịnh Xuân Thanh đi du lịch”

Tại buổi họp báo ngày 28/9 do Đại sứ quán Đức tại Hà Nội tổ chức, Phó Đại sứ - Trưởng phòng lãnh sự - Trưởng Phòng Kinh tế, TS Wolfang Manig đã trả lời câu hỏi của phóng viên về giả thiết ông Trịnh Xuân Thanh - người đang bị Việt Nam truy nã quốc tế, chạy trốn sang Đức là nơi ông Thanh từng làm việc vài năm, trong khi hai nước chưa ký kết hiệp định hợp tác về dẫn độ tội phạm - Nếu ông Thanh bị bắt giữ tại đây, liệu hai bên sẽ phối hợp như thế nào để bắt giữ, dẫn độ bị can này?

Phó Đại sứ Wolfang Manig cho biết, Việt Nam đã phát lệnh truy nã quốc tế ông Trịnh Xuân Thanh thông qua Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế Interpol. Đến nay, vẫn chưa có thông tin chi tiết nhân vật này đang ở đâu. Và khi chưa có thông tin chi tiết về việc ông Trịnh Xuân Thanh đang ở đâu thì câu hỏi về việc dẫn độ nhân vật này không được đặt ra.

Trước đó, trả lời phóng viên Dân trí xung quanh việc bắt giữ, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh trong trường hợp bị can này trốn ra nước ngoài, Thiếu tướng Trần Thế Quân - Phó cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp (Bộ Công an) cho biết, trường hợp với nước Việt Nam chưa ký hiệp định tương trợ tư pháp thì chúng ta sẽ thỏa thuận trực tiếp theo nguyên tắc có đi có lại, phù hợp thông lệ quốc tế. Lúc ấy hai quốc gia sẽ đàm phán giải quyết vụ việc cụ thể, nhưng phải theo nguyên tắc chung của quốc tế…

Ngày 16/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định truy nã Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty PVC.

Trước đó, ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Cũng trong ngày 15/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam và lệnh khám xét 4 bị can: Vũ Đức Thuận, nguyên Ủy viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc PVC; Nguyễn Mạnh Tiến, Phó tổng Giám đốc PVC; Trương Quốc Dũng, nguyên Phó tổng Giám đốc PVC; Phạm Tiến Đạt, nguyên Kế toán trưởng Tổng công ty PVC.

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013, ông Trịnh Xuân Thanh lần lượt giữ các chức vụ Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).

Năm 2007, ông Trịnh Xuân Thanh được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam điều về làm Phó tổng giám đốc PVC, đến năm 2009 được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT PVC.

Báo cáo của Ban kiểm soát tại Hội đồng cổ đông thường niên của PVC năm 2014 cho biết, năm 2013 PVC thua lỗ 2.228,5 tỉ đồng, trong đó riêng công ty mẹ lỗ 1.927 tỉ đồng. Lũy kế cuối năm 2013, công ty mẹ - PVC lỗ hơn 3.262 tỉ đồng...

Trở lại buổi họp báo, Đại sứ Đức tại Việt Nam, ông Christian Berger nhấn mạnh, về chính trị, Việt Nam vẫn là một đối tác rất quan trọng của Đức. Điều đó được thể hiện qua các chuyến thăm Việt Nam trong năm nay của Chủ tịch đoàn nghị sĩ của Đảng Dân chủ xã hội Đức SPD tham gia chính phủ, ông Thomas Oppermann; đại diện cao nhất của Giáo hội công giáo Đức, Hồng y giáo chủ Marx và Bộ trưởng Ngoại giao Frank-Walter Steinmeier.

Phó Đại sứ - Trưởng phòng lãnh sự & Kinh tế Đại sứ quán Đức, ông Wolfang Mani, cũng cho hay, năm 2016, trao đổi thương mại giữa Đức và Việt Nam đạt đỉnh cao mới. Với kim ngạch thương mại đạt gần 10,3 tỉ Euro, nước Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU, trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Đức tới 8 tỉ Euro. “Xuất siêu sang Đức là một điều hết sức đặc biệt, bởi nước Đức luôn có tiếng trong việc tạo ra các sản phẩm và mang sản phẩm của mình đi bán khắp thế giới, nhưng với Việt Nam thì Đức lại nhập siêu”, ông Wolfang Mani nhấn mạnh.

Nam Hằng

7 nhận xét :

  1. Dễ thôi! Ông Trịnh Xuân Thanh hãy tận tụy với sự thịnh vượng và dân chủ của nước nhà! Cộng đồng người Việt đâu có bao giờ bỏ quên những người vì dân vì nước đâu mà lo!

    Trả lờiXóa
  2. Tôi có ý kiến nhỏ, hoài nghi thôi:
    - Trịnh Xuân Thanh giờ đang ở thế bí, phải lẩn trốn, nếu xuất hiện là bị bắt ngay.
    - Tôi e 1 điều nho nhỏ thôi: cái đứa "sẽ bất an nếu TXT bị bắt" có thể nhân cơ hội này.... thủ tiêu TXT luôn. Vậy là xong cả đôi đường. Phe ông NPT cũng bị ê mặt vì k bao giờ bắt đc TXT nữa và cái chính là bản thân hắn và nhóm của hắn yên tâm, không sợ nhân chứng nữa, mọi cái cần thì đổ hết cho TXT là xong. Huề cả làng.

    Tôi e sợ thế có lý không?


    Trả lờiXóa
  3. Đại sứ các nước như Đức luôn nói thẳng , rõ ràng và không ẩn chứa những âm mưu đen tối như DS Tàu Cộng ! Về vụ dẫn độ TXT , DS Đức cũng nói rõ ràng trong khi csVN thì nói mập mờ, làm như VN đã nắm chắc TXT đang ở Đức và sẽ bắt được TXT đem về nước !

    Trả lờiXóa
  4. Tôi đã có ý kiến trước là có thể TXT đang lẩn trốn tại VN. Thật ra không có ở đâu trốn dễ bằng trốn tại các thành phố VN. Chỉ cần làm giấy tờ giả tên họ, sửa lại mặt mũi tóc tai là có thể an toàn.

    Trả lờiXóa
  5. Đại diện ĐSQ Đức trả lời rất tế nhị cho rằng, khi chưa biết ông Thanh ở đâu thì không nên đặt câu hỏi về việc dẫn độ. CSVN tịt ngòi nha.
    Giả sử ông TXT ở Đức mà phía VN yêu cầu dẫn độ thì cũng phải "có đi có lại" (như một quan chức VN đã nói gần đây).
    Người yêu nước VN rất mong phía Đức nêu điều kiện, nếu giao TXT cho phía VN thì VN phải thả ít nhất 10 tù nhân lương tâm như Anh Ba Sàm, cô Minh Thúy, LS Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Bùi Minh Hằng, Cấn Thị Thêu v.v...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mặc dù thấy hơi bị khó nhưng vẫn hoan hô và ủng hộ cho ý kiến này .

      Xóa
  6. Người trả lời câu hỏi rất xâu sắc: lấy lý do chưa biết tông tích TXT ở đâu thì không nên đặt câu hỏi

    Trả lờiXóa