Nội dung trong hợp đồng nêu rõ bùn bánh mà FHS thuê vận chuyển có tính chất thông thường. Ảnh: Trần Tuấn.
Vụ Formosa xả thải: Người dân ký đơn khiếu kiện Bộ Tài nguyên Môi trường
Trần Tuấn - Cao Nguyên
Lao động
6:40 AM, 04/08/2016
Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) công bố kết quả phân tích mẫu bùn thải chôn lấp trái phép trong trang trại tại thị xã Kỳ Anh có hàm lượng chất độc xyanua vượt ngưỡng, giám đốc Cty Môi trường Đô thị Kỳ Anh đã khẳng định, Cty đã bị Formosa lừa. Trong khi đó, liên quan đến việc, nguyên thứ trưởng Nguyễn Thái Lai được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủy quyền ký Giấy phép đồng ý cho Formosa xả thải chất độc ra biển, có ít nhất 38 người dân đã làm đơn khiếu kiện lên Bộ TNMT và cho rằng, họ đã bị "qua mặt" để bộ cấp phép cho làm đường ống xả thải.
“Formosa đã lừa chúng tôi”
Chiều 3.8, làm việc với PV Báo Lao Động, ông Lê Quang Hòa - GĐ Cty CP Tư vấn xây dựng Quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh (Cty Môi trường đô thị Kỳ Anh) thừa nhận về chức năng thì Cty đã sai khi ký hợp đồng vận chuyển và xử lý bùn bánh từ Tổ xử lý nước thải công nghiệp của Cty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS).
Tuy nhiên, theo nội dung hợp đồng số 1001087, tại điều 1 đã ghi rõ tính chất bùn bánh này là “thông thường” chứ không hề nói có độc hại, nguy hại. Đặc biệt, trước khi ký hợp đồng, FHS còn cung cấp cho Cty văn bản số 07 ngày 18.1.2016 do Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở TNMT ký đã kết luận “theo kết quả phân tích thì bùn ép từ xưởng xử lý nước thải công nghiệp và tro than cốc, bùn than cốc số 1 xưởng luyện cốc của Cty FHS là chất thải rắn công nghiệp thông thường”. Đó là lý do để Cty Môi trường đô thị Kỳ Anh ký hợp đồng nhận vận chuyển, xử lý.
Ông Hòa cũng khẳng định rất bất ngờ với kết quả mà ngày 2.8, Bộ TNMT công bố mẫu bùn thải chôn lấp trái phép tại trang trại ở phường Kỳ Trinh là nguy hại vì có chứa xyanua vượt ngưỡng cho phép.
“Cty tôi không hề biết đó là chất thải nguy hại mà chúng tôi căn cứ trên hợp đồng và căn cứ trên các chứng minh của Formosa đó là chất thải thông thường, mà hiện nay có chất thải nguy hại thì chắc chắn Formosa lừa chúng tôi, còn chúng tôi không hề hay biết, không đồng lõa” - ông Hòa khẳng định. Theo ông Hòa, với cả 2 hợp đồng mà Cty ký với FHS vận chuyển, xử lý bùn thải sinh hoạt và bùn thải công nghiệp với tổng giá trị khoảng 200 triệu đồng, nhưng đến thời điểm này, Cty vẫn chưa hề nhận được một đồng nào từ FHS.
36 hộ dân khiếu kiện Bộ TNMT
Cũng liên quan đến việc cấp phép cho Formosa xả nước thải ra biển, từ ngày 24.6.2016 gần 30 hộ dân tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã ký đơn khiếu nại đối với Quyết định số 3215/GP-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký ngày 11.12.2015 về việc cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cho dự án Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty Formosa).
Trong đơn khiếu nại, các hộ dân cho rằng: Lẽ ra trước khi cấp phép xả nước thải cho Công ty Formosa, những người dân (những người khiếu nại - PV) có thể bị ảnh hưởng phải được tham vấn. Ngoài ra sau khi cấp phép cho Công ty Formosa thì dân cần phải được cung cấp thông tin. Nhưng thực tế, những người dân ở đây hoàn toàn không biết việc Công ty Formosa xin cấp phép xả nước thải ra khu vực biển mà người dân đang đánh cá. Hơn thế, người dân cũng không có ai cung cấp thông tin về giấy phép.
“Việc cấp giấy phép nước xả thải sai quy định của pháp luật (không tham vấn cộng đồng ngư dân bị ảnh hưởng) và trái báo cáo tác động môi trường được phê duyệt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh cá của ngư dân”, đơn thư nêu. Theo Điều 6 Luật Tài nguyên nước và Điều 2 Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật này, xả nước vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000m3/ngày đêm trở lên phải tham vấn lấy ý kiến của những cá nhân, đơn vị tổ chức bị ảnh hưởng. Trong khi Giấy phép xả nước thải nêu trên cho phép xả nước thải công suất 45.000m3/ngày đêm.
Trong đơn khiếu nại, người dân cũng đã ủy quyền cho luật sư Trần Vũ Hải và một số luật sư khác bổ sung ý kiến, yêu cầu, trình bày và làm việc với các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân liên quan và quan tâm đến khiếu nại này, kể cả với các cơ quan báo chí…
Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn Luật sư Hà Nội) khẳng định, việc cấp giấy phép mà chưa tham vấn người dân là sai phạm, tất cả các cán bộ liên quan này đều phải xử lý nghiêm. Chính vì vậy, cần phải xác định và mở hồ sơ ra để xem đã lấy ý kiến người dân chưa, lấy như thế nào.
“Nếu chưa lấy ý kiến người dân mà lập giấy tờ giả thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn nếu lấy ý kiến rồi thì phải công bố ý kiến đó và ngày tháng năm nào, ở đâu, có những ai làm?” - luật sư Hải nói.
Những câu hỏi này cần được cơ quan chức năng của Hà Tĩnh, đặc biệt là những người đã ký và phải chịu trách nhiệm trước dân.
Trần Tuấn - Cao Nguyên
Lao động
6:40 AM, 04/08/2016
Sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) công bố kết quả phân tích mẫu bùn thải chôn lấp trái phép trong trang trại tại thị xã Kỳ Anh có hàm lượng chất độc xyanua vượt ngưỡng, giám đốc Cty Môi trường Đô thị Kỳ Anh đã khẳng định, Cty đã bị Formosa lừa. Trong khi đó, liên quan đến việc, nguyên thứ trưởng Nguyễn Thái Lai được nguyên Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang ủy quyền ký Giấy phép đồng ý cho Formosa xả thải chất độc ra biển, có ít nhất 38 người dân đã làm đơn khiếu kiện lên Bộ TNMT và cho rằng, họ đã bị "qua mặt" để bộ cấp phép cho làm đường ống xả thải.
“Formosa đã lừa chúng tôi”
Chiều 3.8, làm việc với PV Báo Lao Động, ông Lê Quang Hòa - GĐ Cty CP Tư vấn xây dựng Quản lý môi trường đô thị Kỳ Anh (Cty Môi trường đô thị Kỳ Anh) thừa nhận về chức năng thì Cty đã sai khi ký hợp đồng vận chuyển và xử lý bùn bánh từ Tổ xử lý nước thải công nghiệp của Cty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS).
Tuy nhiên, theo nội dung hợp đồng số 1001087, tại điều 1 đã ghi rõ tính chất bùn bánh này là “thông thường” chứ không hề nói có độc hại, nguy hại. Đặc biệt, trước khi ký hợp đồng, FHS còn cung cấp cho Cty văn bản số 07 ngày 18.1.2016 do Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở TNMT ký đã kết luận “theo kết quả phân tích thì bùn ép từ xưởng xử lý nước thải công nghiệp và tro than cốc, bùn than cốc số 1 xưởng luyện cốc của Cty FHS là chất thải rắn công nghiệp thông thường”. Đó là lý do để Cty Môi trường đô thị Kỳ Anh ký hợp đồng nhận vận chuyển, xử lý.
Ông Hòa cũng khẳng định rất bất ngờ với kết quả mà ngày 2.8, Bộ TNMT công bố mẫu bùn thải chôn lấp trái phép tại trang trại ở phường Kỳ Trinh là nguy hại vì có chứa xyanua vượt ngưỡng cho phép.
“Cty tôi không hề biết đó là chất thải nguy hại mà chúng tôi căn cứ trên hợp đồng và căn cứ trên các chứng minh của Formosa đó là chất thải thông thường, mà hiện nay có chất thải nguy hại thì chắc chắn Formosa lừa chúng tôi, còn chúng tôi không hề hay biết, không đồng lõa” - ông Hòa khẳng định. Theo ông Hòa, với cả 2 hợp đồng mà Cty ký với FHS vận chuyển, xử lý bùn thải sinh hoạt và bùn thải công nghiệp với tổng giá trị khoảng 200 triệu đồng, nhưng đến thời điểm này, Cty vẫn chưa hề nhận được một đồng nào từ FHS.
36 hộ dân khiếu kiện Bộ TNMT
Cũng liên quan đến việc cấp phép cho Formosa xả nước thải ra biển, từ ngày 24.6.2016 gần 30 hộ dân tại Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã ký đơn khiếu nại đối với Quyết định số 3215/GP-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ký ngày 11.12.2015 về việc cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước cho dự án Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Công ty Formosa).
Trong đơn khiếu nại, các hộ dân cho rằng: Lẽ ra trước khi cấp phép xả nước thải cho Công ty Formosa, những người dân (những người khiếu nại - PV) có thể bị ảnh hưởng phải được tham vấn. Ngoài ra sau khi cấp phép cho Công ty Formosa thì dân cần phải được cung cấp thông tin. Nhưng thực tế, những người dân ở đây hoàn toàn không biết việc Công ty Formosa xin cấp phép xả nước thải ra khu vực biển mà người dân đang đánh cá. Hơn thế, người dân cũng không có ai cung cấp thông tin về giấy phép.
“Việc cấp giấy phép nước xả thải sai quy định của pháp luật (không tham vấn cộng đồng ngư dân bị ảnh hưởng) và trái báo cáo tác động môi trường được phê duyệt, gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh cá của ngư dân”, đơn thư nêu. Theo Điều 6 Luật Tài nguyên nước và Điều 2 Nghị định 201/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật này, xả nước vào nguồn nước có lưu lượng từ 10.000m3/ngày đêm trở lên phải tham vấn lấy ý kiến của những cá nhân, đơn vị tổ chức bị ảnh hưởng. Trong khi Giấy phép xả nước thải nêu trên cho phép xả nước thải công suất 45.000m3/ngày đêm.
Trong đơn khiếu nại, người dân cũng đã ủy quyền cho luật sư Trần Vũ Hải và một số luật sư khác bổ sung ý kiến, yêu cầu, trình bày và làm việc với các cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân liên quan và quan tâm đến khiếu nại này, kể cả với các cơ quan báo chí…
Trao đổi với Lao Động về vấn đề này, luật sư Trần Vũ Hải (Đoàn Luật sư Hà Nội) khẳng định, việc cấp giấy phép mà chưa tham vấn người dân là sai phạm, tất cả các cán bộ liên quan này đều phải xử lý nghiêm. Chính vì vậy, cần phải xác định và mở hồ sơ ra để xem đã lấy ý kiến người dân chưa, lấy như thế nào.
“Nếu chưa lấy ý kiến người dân mà lập giấy tờ giả thì phải chịu trách nhiệm hình sự. Còn nếu lấy ý kiến rồi thì phải công bố ý kiến đó và ngày tháng năm nào, ở đâu, có những ai làm?” - luật sư Hải nói.
Những câu hỏi này cần được cơ quan chức năng của Hà Tĩnh, đặc biệt là những người đã ký và phải chịu trách nhiệm trước dân.
nếu cơ quan công quyền còn chút lương tâm thi phải làm rõ mọi vấn đề khuất tất về vụ FOORmosa hủy diệt môi trường biển 4 tỉnh miền trung và xử lý đúng pháp luật những kẻ liên quan.
Trả lờiXóaPhải buộc những người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm.
Trả lờiXóaĐây là một hành động đúng đắn – người dân kiện nhà nước về những quyết định của nhà nước làm ảnh hưởng tiêu cực tới quyền lợi của họ. Nhưng để những vụ kiện như thế này mang lại công lý, chúng ta cần kiên quyết đấu tranh để thiết lập một thể chế tam quyền phân lập với ba nhánh quyền lực: lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập, cân bằng và kiểm soát lẫn nhau. Muốn được như vậy cần xoá bỏ điều bốn Hiến pháp về độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản là nguyên nhân của mọi nguyên nhân của tất cả những vấn đề trong xã hội ta hôm nay.
Trả lờiXóaNguy hiểm quá, gặp phải thằng FHS làm đúng ... qui trình nhưng từ "trên" xuống đến dân đều bị nó lừa, nó ... qua mặt.
Trả lờiXóa