Gia đình nhà văn Phùng Gia Lộc - Ảnh: Tư liệu gia đình
THẢM CẢNH PHÙNG GIA LỘC – CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ
Thành Khương
Sự xuất hiện bút ký Cái đêm hôm ấy đêm gì trên báo Văn Nghệ dạo năm 1988 giống như một quả bom thông tin về một sự thật kinh hoàng ở nông thôn nước ta vốn dĩ vẫn bị bưng bít, che giấu bởi lối tuyên truyền dối trá: sự khốn khổ của con người trong chế độ XHCN sau hơn 40 năm giành độc lập. Trong tâm trạng xúc động mạnh, tôi viết bài bình luận Phải chặn tay bọn cướp!. Dạo ấy, một số người gọi bọn tham quan ô lại ở nông thôn Việt Nam là bọn cường hào mới, riêng tôi chưa ưng, gọi chúng là bọn cướp Chúng cướp của những người dân lao khổ một cách có tổ chức: bắt đầu từ chủ trương, nghị quyết ở hàng Tỉnh rồi triển khai theo kế hoạch, lớp lang định sẵn xuống đến hàng Huyện; chúng tuyên truyền công khai trên loa đài, báo chí…Và tôi gửi cho báo Văn Nghệ.
Công bằng mà nói dạo
ấy không chỉ có quả bom – bút ký Cái đêm
hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc mà còn có quả bom – bút ký Thủ tục để làm người còn sống của nhà văn Minh Chuyên phản ánh sự đau đớn,
bi hài của một quân nhân đã được báo tử, được cúng giỗ hơn chục năm rồi, bống
nhiên xuất hiện, về quê nhà với gia đình nhưng không sao có thể hoàn tất được
thủ tục để chứng minh rằng mình còn sống, bằng xương bằng thịt hẳn hoi, giữa
cõi đời! Dạo đó còn nhiều quả bom như thế nữa. Nhưng với tôi, Cái đêm hôm ấy đêm gì gây ấn tượng rất
mạnh…
Hơn một tuần sau khi gửi bài cho Văn Nghệ,
một hôm tôi gọi điện đến Tòa soạn hỏi xem bài của mình có được sử dụng hay
không. Từ đầu dây bên kia, một giọng đàn ông sang sảng:
- Tôi là Bế Kiến Quốc đây! Xin lỗi, anh ở cơ
quan nào vậy?.
- Dạ! Tôi ở Tổng Cục cảnh sát ạ!.
Tiếng anh Quốc cười vang
trong máy, sảng khoái:
- Mời
anh sang báo nhá. Phùng Gia Lộc đang ở đây!.
Chẳng cần biết nếp tẻ thế nào, tôi
ào đến phòng khách báo Văn nghệ thấy anh Quốc và một người đàn ông chờ sẵn
trước cửa Phòng khách. Anh Quốc bắt tay tôi thật chặt rồi quay sang một người
đàn ông nhỏ thó, trông có vẻ ốm yếu đang đứng bên cạnh:
- Phùng
Gia Lộc đây!
Đoạn, anh nói với anh Lộc:
- Còn đây, Thành Khương! Hai ông trò
chuyện nhé, tôi đang có việc bận.
Tôi siết chặt tay anh Lộc
rồi cùng anh vào phòng khách….
Cuộc trò chuyện của chúng tôi
kéo dài dễ có đến 2 tiếng đồng hồ. Tôi thật ngạc nhiên mỗi khi anh cất lời đều trịnh trọng “ Thưa
anh Thành Khương”, bèn bảo “ Anh dừng gọi như thế, em ít tuổi hơn anh mà!”.
Cuối cùng thì anh cũng đổi cách xưng hô như tôi muốn. Anh Lộc bảo: “Trong số
các bài viết về bút ký của tôi thì tôi thích nhất bài của anh. Thành Khương
hiểu tôi hơn cả”. Hôm ấy, chúng tôi trò chuyện suốt hai tiếng đồng hồ như hai người
thân...
Cái ngày Báo Văn nghệ kỉ niệm 40 năm và đón
nhân Huân chương Độc lập hạng nhất ở Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô, giữa nhiều
bạn văn thân thiết và quen biết, anh Lộc chẳng trò chuyện và ngồi lâu với ai mà
luôn ngồi bên tôi, đi lại cùng tôi, kể cà lúc giải lao khi uống café.
Trong lúc cả tôi và Phùng Gia Lộc đang
ngóng đợi bài báo được in thì một hôm,
nhà thơ Đỗ Bạch Mai đưa cho tôi xem bài viết đã được đánh máy, có bút tích đã
được phê duyệt, rồi bảo: “ Bài của ông đã được duyệt in, xếp số rồi nhưng giờ đành gác lại vì tình hình hiện giờ hơi căng, nếu đăng lên thì căng quá
nên đành phải gác lại”.
Tôi
tiếc đứt ruột vì bài viết tâm huyết của mình không được đăng, phiền muộn mấy
ngày liền. Nhưng rồi nghĩ lại, dẫu sao thì mình vẫn còn may mắn là được trò
chuyện cùng Phùng Gia Lộc hàng tiếng đồng hồ tại Phòng khách báo Văn Nghệ và
nhờ thế mà biết được thêm thảm cảnh của gia đình anh.
Số là, sau Cái đêm hôm ấy thì mẹ anh ốm nặng. Phần vì tuổi cao, sống trong
nghèo đói, cơ hàn, lại bị tổn thương nghiêm trọng từ cái đêm bọn cướp vào nhà
cướp thóc từ “ cỗ hậu sự của minh” nên chẳng bao lâu sau bà cụ mất. Thương mẹ, giận mình, Phùng Gia Lộc
viết đôi câu đối khóc mẹ, treo trên bàn thờ mẹ:
Sống giữa cơ hàn nghĩa
sinh ký tử quy mẹ an bài cùng đất!
Chết trong tức tưởi đành thất kỳ bảo
dưỡng con chịu tội với trời!
Nhưng bọn sai nha ở quê anh không
chịu nổi. Chúng kéo đến nhà Phùng Gia Lộc, trắng trợn yêu cầu anh gỡ hai câu
đối xuống. Anh phân tích giảng giải thế nào chúng cũng không nghe. Những cái
đầu bã đậu cắm trên những thân xác nô lệ của chúng sao hiểu nổi văn chương,
nghệ thuật. Dọa giẫm một hồi rồi chúng rút đi, nhưng hôm khác, chúng lại đến, bảo
chế độ ta làm gì có ai phải “sống giữa cơ hàn và phải chết trong tức tưởi”,
rằng câu đối đó là một cách tố cáo, lên án chế độ… Anh Lộc phản kích, dọa sẽ
kiện về hành vi vi phạm quyền tự do công dân, chúng mới chịu.
Rồi anh đọc cho tôi nghe một đôi câu đối và bài thơ thật buồn thảm.
Đây, đôi câu đối dặn con, chua xót
dường nào:
Làm việc viết văn, lương ốm đã dồn năm, tết đến vẫn có rượu có thơ, bố không quên ơn Nước.
Theo nghề dạy học, của chợ cấp hàng tháng, xuân về vẫn còn lộc còn hoa, các con phải nhớ đời.
Làm việc viết văn, lương ốm đã dồn năm, tết đến vẫn có rượu có thơ, bố không quên ơn Nước.
Theo nghề dạy học, của chợ cấp hàng tháng, xuân về vẫn còn lộc còn hoa, các con phải nhớ đời.
(“ lộc” và “hoa” trong vế đối cũng là tên vợ chồng anh).
Đây, bài Vô đề, rút trong tập
thơ Một mùa Xuân nhớ đời – thảm cảnh
gia đình nhà văn:
Các con ngồi đón giao thừa
Đứa chưa có áo, đứa chưa có quần
Đêm nay ngồi viết thơ Xuân
Rồi ra năm mới biết ăn cái gì!
Vợ đi khất nợ mới về
Pháo giao thừa đã bốn bề nổ vang !
Viết lại một câu văn.
Viết lại một câu văn.
Trong bài viết dạo năm 1988 kể trên, tôi
có viết một câu bình luận cảm thán như thế này: “Lão Hạc ơi! Chị Dậu ơi! Cả ông và chị đâu có thể ngờ được rằng
hơn bốn mươi năm sau, trên đất nước này vẫn còn có những người khổ hơn ông và
chị!” – Một trong những câu bình luận mà Phùng Gia Lộc rất tâm đắc.
Giờ đây, trước thảm cảnh của người dân Thanh
Hóa, Nghệ An (và không biết còn bao nhiêu nơi nữa) vẫn đang oằn vai gánh hàng
chục thứ sưu thuế kinh hoàng, thường xuyên bị bọn tà quyền bóc lột, hà hiếp, đến
mức người phụ nữ tàn tật, thuộc diện hộ nghèo chỉ vì nợ 1,7 triệu đồng tiền sưu
thuế mà khi chết không được làm giấy chứng tử, không được mượn đồ tang lễ, tức
là không được chết; một gia đình một nông dân nghèo, tài sản chỉ còn một chiếc
giường nằm là đáng giá nhưng do nợ tiền sưu thuế, cũng bị bọn tà quyền tịch thu…,
tôi muốn viết lại câu văn cảm thán xưa:
“Lão Hạc ơi! Chị Dậu ơi! Cả ông và chị đâu có ngờ được rằng trên
đất nước này, bảy mươi mốt năm sau vẫn còn nhiều người khổ hơn ông và chị!”./.
Tháng 8/2016
Tôi còn nhớ dạo ấy ở quê tô, những năm trước và 79, 80 nếu ai đó có giấy báo đi học đại học, ngoài việc đạt các yêu cầu về điểm thi, hồ sơ lý lịch, giấy báo nhập học, ... thì anh và gia đình anh phải không có bất kỳ mâu thuẩn gì với cái mớ "Bá kiến sai nha" thời mơ màng, u mê dưới XHCN ưu việt thì mọi cái sẽ tốt đẹp, còn nếu không chỉ cần có chút mâu thuẩn cá nhân với cái mớ "Bá kiến, sai nha" ở xã là xem như bạn sẽ mất một cơ hội đi học đại học hay thoát ly.
Trả lờiXóaThủ thuật đê hèn của chúng là ém giấy báo đậu, giấy báo điểm, ... hay chậm trễ việc ký đóng dấu, thậm chí cái đoàn TNCS chết tiệt ấy cũng có thể làm lỡ cơ hội của bạn.
Việc xấu này lại cùng với việc phán xét "Tư tưởng đạo đức" của các trường ĐH xhcn, bất luận lý do gì, bạn trễ là "bye bye" bạn, cánh cửa ĐH lạnh lùng đóng lại vì bạn đi trễ.
Thời ấy ai thoát ly cũng khốn khổ, khốn nạn vì cái hệ thống "Bá kiến, sai nha" bất lương khắp hang cùng ngõ hẻm.
Nguyện Cầu cho vong hồn Nhà Văn Phùng Gia Lộc được siêu thoát, sống khôn chết thiêng, phù hộ cho gia đình, những người thân quen và đất nước được bình an, tiêu diệt bọn lưu manh, gian ác .... nhớ mãi giây phút đầu tiên, được 'gặp Ông' ở Canada những năm đầu 80 trên một tờ báo VN ở Montreal. thông Qua Phùng Gia Lộc, tôi còn được biết cán bộ cốt cán hà trọng hòa và lũ tưu manh! Không biết, Nhà Văn Ngô Tất Tố nghĩ gì về số phận những người dân đen Thanh Hóa dưới chế độ xhcn của Phùng Gia Lộc?! Xin được chia xẻ với gia đình Tác Giả và bà con Thanh Hóa. sau hà trọng hòa còn bao nhiêu cán bộ như thế thậm chí còn kinh hoàng hơn??? cầu mong cho Thanh Hóa chân cứng đá mềm! Cầu mong cho đất nước VN được phù hộ!!!
Trả lờiXóaTưởng nhớ Anh PHÙNG GIA LỘC !
Trả lờiXóaĐau đớn và uất hận khi " Cái đêm hôm ấy đêm gì" vẫn tiếp diễn ở những vùng quê nghèo khổ và đau thương của Nước Việt Nam Xã hội chủ nghĩa !
"Bọn giặc nội xâm" mang thẻ đỏ tim đen vẫn đang tác yêu tác quái trên khắp mọi miền của Nước Việt Nam-quê hương tôi !
Bút ký CÁI ĐÊM HÔM ẤY ĐÊM GÌ của Anh PHÙNG GIA LỘC đã từng được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Việt Nam ! Song, "Bọn giặc nội xâm "vẫn còn đó !
Ơn Đảng vô cùng ! Hỡi Đảng kính yêu! Xin Đảng hãy cứu lấy chính mình và nhân dân lầm than cơ cực của mình !