Lốp ô tô phế thải chất đống trong núi chờ đốt. Ảnh: Xuân Hùng
Ninh Bình: Đeo khẩu trang xem … tivi
Xuân Hùng
Lao động
6:50 AM, 01/08/2016
Vừa xem tivi vừa đeo khẩu trang, đến đi ăn cỗ cũng phải đeo khẩu trang... Đó là tình cảnh người dân xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và xã Yên Bồng, huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình đang phải chịu đựng khi hàng ngày, mùi đốt lốp từ trong núi phả ra nồng nặc.
Điều tra của Lao Động cho thấy, nơi phát tán mùi khét lẹt, nồng nặc nói trên từ cơ sở đốt lốp ô tô nằm trong núi của Cty TNHH MTV công nghiệp Hạ Long.
Cả làng đeo khẩu trang
Ông Đỗ Thành, thôn Mạnh Tiến, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thuỷ, Hoà Bình cho hay: “Cuộc sống của nhân dân ở đây ngày càng khó khăn lắm. Ngày nào cũng phải hứng chịu mùi khét lẹt từ trong núi bay ra”.
Theo ông Thành, bà con bao đời nay sống yên bình với núi xanh, với sông Bôi hiền hoà. Không khí trong lành. Vậy nhưng, “hơn một năm trở lại, cuộc sống bị đảo lộn hết cả. Xem tivi cũng phải đeo khẩu trang, các cháu học bài cũng phải đeo khẩu trang vì mùi nó kinh quá, không tài nào chịu được”.
Ông Thành cũng cho biết, những cánh đồng bên kia sông Bôi, bà con dần dần bỏ hết vì không tài nào có thể đi làm ở đó vì mùi đốt lốp kinh hoàng. “Những cánh đồng gần làng, mỗi khi Cty xả, bà con cũng phải đi về dù đã đeo khẩu trang vì không chịu được”. Thực tế, nhưng cánh đồng ngô xanh tốt hôm nào giờ bỏ không héo quắt, xác xơ.
Ông Trịnh Văn Hạnh, thôn Mạnh Tiến, xã Yên Bồng bức xúc: “Suốt ngày đêm, mùi đốt lốp từ trong núi bay ra khét và khắm khó chịu lắm, khi đốt cứ phải đóng cửa hết lại mà mùi nó khiếp, dân chúng tôi kêu lắm nhưng chúng tôi là người dân nên cũng không biết kêu ai”.
Anh Nguyễn Văn Hiệp, thôn Liên Minh, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, Ninh Bình cũng cho biết, từ ngày cơ sở đốt lốp của Cty Hạ Long hoạt động, cuộc sống thật tồi tệ. “Rất nhiều người bị đầy bụng, ứ hơi, người gầy đi trông thấy”.
Theo phản ánh của nhiều người dân khác, mùi khét ở mức độ đậm đặc hơn 1 năm qua khiến cuộc sống của họ vô cùng vất cả. Sức khoẻ giảm sút, tinh thần mệt mỏi, tính tình cáu bẳn và cuộc sống luôn trong tình trạng căng thẳng. Anh Hiệp tếu táo: “Ở đây bây giờ đi ngủ cũng phải đeo khẩu trang. Vợ chồng vừa đeo khẩu trang vừa... làm "chuyện ấy". Thanh niên hẹn nhau ra sông Bôi thề nguyền cũng… phải đeo khẩu trang.
Ông Nguyễn Huy Đoàn – Phó Chủ tịch UBND xã Xích Thổ, huyện Nho Quan - xác nhận, có mùi khét nhưng cho rằng, đó là điều không tránh khỏi. Ông Đoàn cho hay, đến nay chưa có đơn thư nào của nhân dân phản ánh. “Chúng tôi cũng nhiều lần cùng đoàn của ngành môi trường vào kiểm tra và các chỉ số môi trường đều đạt” – ông Đoàn nói.
Bao giờ dân hết khổ?
Cơ sở đốt lốp phế thải của Cty TNHH MTV công nghiệp Hạ Long được cấp phép hoạt động tháng 9.2013, Cty có trụ sở chính tại thôn Liên Minh, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, Ninh Bình. Hoạt động chính của Cty cho đến nay là vận hành các lò đốt lốp ô tô phế thải được xây dựng bên trong núi, cách biệt khu dân cư. Việc đốt lốp cũ này nhằm nhiệt phân lấy dầu FO-R phục vụ sản xuất kính. Không chỉ thu được dầu, khi đốt lốp ô tô còn thu được carbon đen và thép. Cty Hạ Long có liên quan đến một nhà máy sản xuất kính tại KCN Chu Lai (Quảng Nam). Việc thu dầu từ việc đốt lốp này giúp DN tiết kiệm được nhiều chi phí trong sản xuất kính.
Cơ sở đốt lốp nằm sâu trong núi, cách con sông Bôi. Cty Hạ Long sở hữu con phà bắc qua sông đi vào núi và được kiểm soát nghiêm ngặt, chỉ có người của Cty mới được đi. Cty đã bạt núi, chuyển cả miếu thờ để làm con đường lớn chở lốp lên lò đốt. Rất khó khăn PV Lao Động mới qua được 1 trạm gác, tiếp cận với cả núi lốp chất chồng. Ngay khi phát hiện, bảo vệ gay gắt yêu cầu PV rời khỏi hiện trường.
Từ lò đốt, một đường ống dẫn dầu chạy xuống bến cảng trên sông Bôi. Dầu được bơm xuống tàu và chở vào nhà máy sản xuất kính trong KCN Chu Lai (Quảng Nam). Sắt và carbon đen được chở ra bằng ô tô.
Dù mới hoạt động ở địa phương thời gian nhưng lò đốt lốp của Cty Hạ Long đã xảy ra nhiều sự cố. Ngày 26.4.2015, anh Nguyễn Trường Thơ, công nhân lao động không hợp đồng, không BHXH trong lò đốt đã gặp tai nạn tử vong, để lại mẹ già, vợ trẻ và 2 con nhỏ. Gần đây một số công nhân khác lại bị bỏng.
Quan sát của PV cho thấy, chiếc xe cứu thương liên tục có mặt bên bến thuyền. Theo phản ánh của người dân, mỗi khi xảy ra tai nạn, chiếc xe nhanh chóng đưa nạn nhân “đi đâu không rõ”. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Huy Đoàn – Phó Chủ tịch UBND xã Xích Thổ -thì “đó là xe người ta dùng đi lại thôi mà”.
Để làm rõ sự việc, PV đã liên hệ làm việc với ông Đinh Thanh Lam – GĐ Cty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long. Tuy nhiên, sau một hồi liên lạc, bảo vệ báo lại là “Ban GĐ đi vắng cả, các phòng ban cũng không ai ở nhà”.
Tình cảnh khốn khổ này đã từng xảy ra tại KCN Chu Lai (Quảng Nam) khi Cty CP kính nổi Chu Lai ngày đêm đốt lốp, xả khói ra môi trường.
Cả làng đeo khẩu trang
Ông Đỗ Thành, thôn Mạnh Tiến, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thuỷ, Hoà Bình cho hay: “Cuộc sống của nhân dân ở đây ngày càng khó khăn lắm. Ngày nào cũng phải hứng chịu mùi khét lẹt từ trong núi bay ra”.
Theo ông Thành, bà con bao đời nay sống yên bình với núi xanh, với sông Bôi hiền hoà. Không khí trong lành. Vậy nhưng, “hơn một năm trở lại, cuộc sống bị đảo lộn hết cả. Xem tivi cũng phải đeo khẩu trang, các cháu học bài cũng phải đeo khẩu trang vì mùi nó kinh quá, không tài nào chịu được”.
Ông Thành cũng cho biết, những cánh đồng bên kia sông Bôi, bà con dần dần bỏ hết vì không tài nào có thể đi làm ở đó vì mùi đốt lốp kinh hoàng. “Những cánh đồng gần làng, mỗi khi Cty xả, bà con cũng phải đi về dù đã đeo khẩu trang vì không chịu được”. Thực tế, nhưng cánh đồng ngô xanh tốt hôm nào giờ bỏ không héo quắt, xác xơ.
Ông Trịnh Văn Hạnh, thôn Mạnh Tiến, xã Yên Bồng bức xúc: “Suốt ngày đêm, mùi đốt lốp từ trong núi bay ra khét và khắm khó chịu lắm, khi đốt cứ phải đóng cửa hết lại mà mùi nó khiếp, dân chúng tôi kêu lắm nhưng chúng tôi là người dân nên cũng không biết kêu ai”.
Anh Nguyễn Văn Hiệp, thôn Liên Minh, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, Ninh Bình cũng cho biết, từ ngày cơ sở đốt lốp của Cty Hạ Long hoạt động, cuộc sống thật tồi tệ. “Rất nhiều người bị đầy bụng, ứ hơi, người gầy đi trông thấy”.
Theo phản ánh của nhiều người dân khác, mùi khét ở mức độ đậm đặc hơn 1 năm qua khiến cuộc sống của họ vô cùng vất cả. Sức khoẻ giảm sút, tinh thần mệt mỏi, tính tình cáu bẳn và cuộc sống luôn trong tình trạng căng thẳng. Anh Hiệp tếu táo: “Ở đây bây giờ đi ngủ cũng phải đeo khẩu trang. Vợ chồng vừa đeo khẩu trang vừa... làm "chuyện ấy". Thanh niên hẹn nhau ra sông Bôi thề nguyền cũng… phải đeo khẩu trang.
Ông Nguyễn Huy Đoàn – Phó Chủ tịch UBND xã Xích Thổ, huyện Nho Quan - xác nhận, có mùi khét nhưng cho rằng, đó là điều không tránh khỏi. Ông Đoàn cho hay, đến nay chưa có đơn thư nào của nhân dân phản ánh. “Chúng tôi cũng nhiều lần cùng đoàn của ngành môi trường vào kiểm tra và các chỉ số môi trường đều đạt” – ông Đoàn nói.
Bao giờ dân hết khổ?
Cơ sở đốt lốp phế thải của Cty TNHH MTV công nghiệp Hạ Long được cấp phép hoạt động tháng 9.2013, Cty có trụ sở chính tại thôn Liên Minh, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, Ninh Bình. Hoạt động chính của Cty cho đến nay là vận hành các lò đốt lốp ô tô phế thải được xây dựng bên trong núi, cách biệt khu dân cư. Việc đốt lốp cũ này nhằm nhiệt phân lấy dầu FO-R phục vụ sản xuất kính. Không chỉ thu được dầu, khi đốt lốp ô tô còn thu được carbon đen và thép. Cty Hạ Long có liên quan đến một nhà máy sản xuất kính tại KCN Chu Lai (Quảng Nam). Việc thu dầu từ việc đốt lốp này giúp DN tiết kiệm được nhiều chi phí trong sản xuất kính.
Cơ sở đốt lốp nằm sâu trong núi, cách con sông Bôi. Cty Hạ Long sở hữu con phà bắc qua sông đi vào núi và được kiểm soát nghiêm ngặt, chỉ có người của Cty mới được đi. Cty đã bạt núi, chuyển cả miếu thờ để làm con đường lớn chở lốp lên lò đốt. Rất khó khăn PV Lao Động mới qua được 1 trạm gác, tiếp cận với cả núi lốp chất chồng. Ngay khi phát hiện, bảo vệ gay gắt yêu cầu PV rời khỏi hiện trường.
Từ lò đốt, một đường ống dẫn dầu chạy xuống bến cảng trên sông Bôi. Dầu được bơm xuống tàu và chở vào nhà máy sản xuất kính trong KCN Chu Lai (Quảng Nam). Sắt và carbon đen được chở ra bằng ô tô.
Dù mới hoạt động ở địa phương thời gian nhưng lò đốt lốp của Cty Hạ Long đã xảy ra nhiều sự cố. Ngày 26.4.2015, anh Nguyễn Trường Thơ, công nhân lao động không hợp đồng, không BHXH trong lò đốt đã gặp tai nạn tử vong, để lại mẹ già, vợ trẻ và 2 con nhỏ. Gần đây một số công nhân khác lại bị bỏng.
Quan sát của PV cho thấy, chiếc xe cứu thương liên tục có mặt bên bến thuyền. Theo phản ánh của người dân, mỗi khi xảy ra tai nạn, chiếc xe nhanh chóng đưa nạn nhân “đi đâu không rõ”. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Huy Đoàn – Phó Chủ tịch UBND xã Xích Thổ -thì “đó là xe người ta dùng đi lại thôi mà”.
Để làm rõ sự việc, PV đã liên hệ làm việc với ông Đinh Thanh Lam – GĐ Cty TNHH MTV Công nghiệp Hạ Long. Tuy nhiên, sau một hồi liên lạc, bảo vệ báo lại là “Ban GĐ đi vắng cả, các phòng ban cũng không ai ở nhà”.
Tình cảnh khốn khổ này đã từng xảy ra tại KCN Chu Lai (Quảng Nam) khi Cty CP kính nổi Chu Lai ngày đêm đốt lốp, xả khói ra môi trường.
Ống khói từ cơ sở đốt lốp của nhà máy kính nổi tại KCN Bắc Chu Lai, Núi Thành, Quảng Nam.
Cty Hạ Long sở hữu riêng một con phà, bến thuyền chở dầu. Chiếc xe cứu thương
luôn túc trực. Ảnh: Xuân Hùng
Cty Hạ Long bạt núi, mở đường lên lò đốt lốp trong núi. Ảnh: Xuân Hùng
Để đi vào lò đốt phải qua nhiều bốt gác. Dân bản địa cũng không được lên lò đốt. Ảnh: X.H
Cánh đồng ngô bị bỏ hoang vì dân sợ mùi đốt lốp. Ảnh: X.H
Dân khốn khổ, xem ti vi hay trẻ em học bài cũng phải đeo khẩu trang.
Dân khốn khổ, xem ti vi hay trẻ em học bài cũng phải đeo khẩu trang.
Cty Hạ Long bạt núi, mở đường lên lò đốt lốp trong núi. Ảnh: Xuân Hùng
Để đi vào lò đốt phải qua nhiều bốt gác. Dân bản địa cũng không được lên lò đốt. Ảnh: X.H
Cánh đồng ngô bị bỏ hoang vì dân sợ mùi đốt lốp. Ảnh: X.H
Dân khốn khổ, xem ti vi hay trẻ em học bài cũng phải đeo khẩu trang.
Dân khốn khổ, xem ti vi hay trẻ em học bài cũng phải đeo khẩu trang.
Xin mời ả Lê Bình về khóc!
Trả lờiXóaXin mời nàng Bích Loan về hỏi động cơ!
Xin mời cu Trí về ngâm thơ kỳ diệu!
Lợi thì chỉ vài thằng hưởng, hậu quả thì cả làng chịu. Dân VN vừa ngu vừa hèn.
Trả lờiXóaTrích: "Ông Nguyễn Huy Đoàn – Phó Chủ tịch UBND xã Xích Thổ, huyện Nho Quan - xác nhận, có mùi khét nhưng cho rằng, đó là điều không tránh khỏi. Ông Đoàn cho hay, đến nay chưa có đơn thư nào của nhân dân phản ánh." Hết trích.
Trả lờiXóaNếu dân chết do nhiễm độc nhưng chưa báo chính quyền thì coi như chưa chết, nếu đã báo chết rồi thì phải có chứng nhận của chính quyền mới được xem xét trách nhiệm, nếu được xem xét về trách nhiệm của nhóm lợi ích nhưng "liên ngành" đánh giá là chỉ mới người đầu tiên chết nên chưa đử căn cứ buộc tội thì...thôi.
XóaBất cứ DN nào muốn làm ăn cũng phải bôi trơn . Có trục trặc thì bôi trơn tiếp . Khi đã bôi trơn rồi thì Dân kêu cũng vô ích !
Trả lờiXóa