Nghĩ ngợi về vụ đồng chí giết nhau ở Yên Bái
Nguyễn Thông
19-8-2016
– Vụ nổ súng ở Yên Bái 3 khiến cán bộ chết sẽ còn rất nhiều điều để nói để viết. Tôi cạn nghĩ dân chúng nếu bàn thì nên có cả ý (trí) lẫn tình (tâm). Thôi thì người chết rồi, dù có là cán bộ đi chăng nữa, đừng sẵn ghét cán bộ mà nói nhời nặng nhẹ, cho hồn người chết đi được dễ dàng, trong cái tháng đặc âm khí này.
Nhưng ở góc độ khác, với người sống, tôi thấy các vị cấp cao xử lý vụ việc (gọi là xử lý khủng hoảng) lần này có nhiều tiến bộ: nhanh, khá kịp thời, cởi mở. Tuy nhiên, ban đầu có điều không hay, cần lên án. Báo Pháp luật VN (phapluatplus) đã nhanh nhất có thông tin, chỉ sau hai mươi phút xảy ra vụ việc, rất đáng nể. Ngay sau đó, có lệnh cấm thông tin, bắt báo Pháp luật phải rút xuống, theo cái thói xử lý cấm đoán xưa nay.
Bài báo đã bị rút, gây nhiều tò mò, hoang mang. Hơn một tiếng đồng hồ sau, các báo mới được lần lượt đăng tin. Để truy ra kẻ nào ban cái lệnh cấm đoán đó không khó. Cần xử lý cho nghiêm, không thể để dạng như vậy chui vào bộ máy lãnh đạo, quản lý nhà nước để làm bậy, dù viện bất cứ lý do gì.
– Cái lý không phải của người Mèo. Bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trong cuộc họp báo vừa xảy ra (chiều 18.8) đã nhầm lẫn nghiêm trọng. Không những bà cố tình né tránh nguyên nhân “tổ chức cán bộ” (mà chính ông trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy cũng bị bắn chết đã chứng minh điều ấy), bà còn nói “Điều quan trọng nhất lúc này, đó là ổn định tư tưởng của đông đảo bà con các dân tộc Yên Bái; nhanh chóng sớm ổn định tư tưởng để người dân tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của địa phương”.
Đối tượng cần ổn định nhất là nội bộ đảng của bà, là đội ngũ cán bộ, chứ không phải dân. Dân chúng không hoang mang bởi xưa nay họ chấp nhận ông bà nào cai trị thì cũng vậy. Ngoài ra, tưởng bà nói mau chóng để làm gì, hóa ra để dân “tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị” thì quả thật tôi chịu thua cái lý của bà, không lúc nào tha cho dân lấy một phút.
Tôi mà là ông Huynh, ông Thưởng, chắc tôi phải nát óc khi có không ít người dân vốn hiền lành chất phác lại tỏ ra dửng dưng (tôi chỉ nói ở mức độ “hiền” nhất) trước cái chết của cán bộ to trong bộ máy cai trị của các ông. Họ còn hát “tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới” như dự báo một điều gì ghê gớm lắm, đã gần lắm.
Thế thì, hãy chú ý đến cán bộ, chứ không phải đến dân, các ông ạ. Ăn ở ra sao, mà lòng dân như vậy.
– Nói mãi cũng chả hết, chắc phải có một bài cho đầu đuôi. Nhưng rõ ràng chuyện đồng chí Đỗ Cường Minh – Chi cục trưởng Kiểm lâm bắn chết đồng chí Phạm Duy Cường – Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Ngô Ngọc Tuấn – Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái đã nói lên rằng khi cái ung nhọt tình đồng chí bị vỡ thì nó kinh khủng hơn rất nhiều so với những mụn nhọt của dân (kiểu đánh chết kẻ trộm chó chẳng hạn). Ngày xưa những vụ tàn hại nhau ở cấp cao thế (không phải là ít) có thể giấu được, chứ bây giờ nó văng tóe loe, ai cũng thấy là rất kinh khủng, ngoài sức tưởng tượng. Chả biết bác Cả có cám cảnh than thở trước sự thực này, mấy bữa nay chẳng thấy nói gì.
– Còn khá nhiều tỉnh chuẩn bị họp HĐND, phen này thì cứ phải kiểm tra cho kỹ, cái ngoáy tai cũng không cho đem vào. Tỉnh nào mà chả chứa đầy xung đột âm ỉ, cứ ép nhau cho lắm thì tức nước vỡ bờ, rồi lại tinh dững Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ, Bá Kiến chọi nhau.
Làm cán bộ thời này quả là một nghề nguy hiểm, nhất là cán bộ đảng, chết như chơi.
Người dân cũng không quá bất ngờ vì vụ nổ súng, vì cán bộ là bạo lực.
Trả lờiXóacán bộ mà xử sự có văn hóa thì mới lạ!
Cộng sản sống bằng bạo lực thì phải chết vì bạo lực. Quả báo
XóaHồi kháng chiến 9 năm, khi còn ở chiến khu, các đồng chí với nhau còn "bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" (Tố Hữu). Còn ngày nay các đồng chi của đảng mạnh ai người ấy vơ vét (tiền của dân, của nước), giành giật cả "bát cơm" của nhau thậm chí giết nhau.
Trả lờiXóaĐạo đức trong đội ngũ các đồng chí còn xuống cấp thế thì làm sao mà xã hội không rối loạn? Các đồng chí hô hào học tập đạo đức Ông Cụ nhưng chẳng đồng chí nào có đạo đức cả.
"Làm cán bộ thời này quả là một nghề nguy hiểm, nhất là cán bộ đảng, chết như chơi".
Trả lờiXóaCâu kết thật hay, nhưng có cảnh báo được kẻ nào không thì còn phải chờ. Xem ra chúng vẫn còn u mê lắm, chưa tỉnh đâu.
Theo thống kê trên mạng, có tới hơn 75% các còm-men được gọi là "hả hê" từ công chúng ! ĐA số không ai "tiết thương" các đồng chí đã hy sinh, và lại không lên án lắm đồng chí sát thủ ! Thé mới hay dân ta đã chán ghét chính quyền lẫn quan chức lắm đa !
Trả lờiXóaPhải viết là có tới hơn 75% ...phần còn lại chưa biết còm và họ hàng thân thích, những kẻ đang nhờ vả (tiếc tiền)...
XóaĐồng chí giết nhau một cách công khai như vụ Yên bái vừa rồi có phải là bước tiến từ giết nhau bí mật và nham hiểm đến công khai không ? Hay ở cấp cao hơn nữa như những cái chết của Phạm Quí Ngọ, Nguyễn Bá Thanh thì phải có những mưu mô thâm hiểm hơn vì đối tượng phải thủ tiêu nguy hiểm hơn , được bảo vệ kĩ hơn, khó tiếp cận bằng súng hơn ?
Trả lờiXóaNgay từ khởi đầu CM cũng đã có loại trừ nhau giữa các đồng chí nói chi đến quá trình cai trị gần 3/4 thế kỉ lại không còn những mâu thuẫn , đố kị . Chính trị luôn luôn là đấu trường đẫm máu . Chính trị không dành cho kẻ ngây thơ liêm chính , thiếu thủ đoạn !
Hôm trước tôi đọc, biết thông tin là Kim Ngân và Tòng phóng bàn đến kế hoạch những ai được tiêu chuẩn có "cảnh vệ"...tôi nghĩ đơn giản thế nà thôi:
Trả lờiXóaKhông cận vệ nào bằng "người dân bảo vệ cho mình"đó các bạn ạ!
Cứ sống Tốt,làm việc vì Dân,được dân thương,dân quí,dân sẽ bảo vệ cho mình...thì là yên tâm nhất,an toàn nhất đó !
Chứ còn những cán bộ coi thường dân,kênh kiệu,tham nhũng,gây nhiều tội ác với dân thì:
Chẳng sớm thì muộn :số phận các người sẽ giống như mấy tay cán bộ ở tỉnh Yên bái,và ở Thái bình (Đặng Ngọc Viết xử mấy tên ăn đất làm việc ở Trung tâm "quỹ đất").
Các người hãy mau mau tỉnh ngộ,hãy làm việc vì dân,đừng tham nhũng, thì mới sống thanh thản được!
Chứ còn bao nhiêu cận vệ cũng không thể bảo vệ các người được đâu !!
Ngày bé, thấy vụ bắn giết ngoài phố, về méc lại. Người lớn nạt : Chúng nó giết nhau, để ý làm gì. Lo việc học hành đi.
Trả lờiXóaNgày Võ Nguyên Giáp chết, người thắng cuộc khóc. Họ thương ông, một công thần bị bạc đãi. Người thua cuộc im lặng. Tôi không nghĩ họ đã quên năm 1975. Đó chỉ là cách hành xử của người có giáo dục. Ngày Nguyễn Bá Thanh chết, người Đà nẵng khóc. Họ thương ông, một ông quan tốt vẳn số. Giáo dân Cồn dầu im lặng. Tôi không nghĩ họ đã quên chuyện mất đất. Đó chỉ là cách hành xử của người có đạo. Ngày Đoàn Ngọc Viết chết, người Việt khóc. Họ thương ông, một dân oan cùng đường phải chọn cái chết. Tôi nghĩ rằng họ thực sự thương xót ông. Vì đó là đạo lý của người Việt.
Mấy ngày nay, truyền thông nhà nước thương tiếc việc ra đi đột ngột của ba đồng chí lãnh đạo cấp cao tỉnh YB. Một vài phóng viên quốc doanh tỏ ý trách móc sự thờ ơ vô cảm của người dân. Gọi ra Hà nội hỏi chuyện ông anh. Chưa chào hỏi xong đã bị nạt : Chúng nó giết nhau, để ý làm gì. Lo chuyện làm ăn đi
Chết là một phần của cuộc sống , và hàng ngày như thế đều có người chết cả . Nhưng có người chết mà bàn dân thiên hạ hỉ hê, mừng như được trút gánh nặng khỏi vai, thì chết như thế, rất là : ĐÁNG CHẾT .
Trả lờiXóaTôi có suy nghĩ thế này:
Trả lờiXóaYên Bái là một điển hình cho vai trò Lãnh đạo của đảng CSVN.
Hai đ/c to nhất của đảng bộ Yên Bái chết rồi, nhưng mọi việc ở Yên Bái vẫn diễn ra bình thường.
Người nào vẫn công việc ấy. Guồng máy vẫn trơn tru không có vấn đề gì trở ngại.
Như vậy chứng tỏ rằng không có đảng Lãnh đạo thì nhà nước tỉnh Yên Baí vẫn hoạt động bình thường.
Suy rộng ra không có đ/c bí thư Nguyễn Phú Trọng và đ/c trưởng Ban TCTW Phạm Minh Chính thì chính quyền và nhà nước CHXHCN Việt Nam vẫn ổn định và phát triển.
Đừng quy kết cho tôi là phản động.
Các bác cứ nghĩ xem có đúng không?
sao ko phải là thế lực thù địch nhỉ .mà lại là các đồng đảng thế mới lạ.
Trả lờiXóaCHIÊU HỒN THẬP LOẠI CHÚNG SINH
Trả lờiXóaTiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não người thay bấy chiều thu
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng.
Đường bạch dương bóng chiều man mác
Dặm đường lê lác đác sương sa
Lòng nào lòng chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất
Có khôn thiêng phảng phất u minh
Thương thay thập loại chúng sinh
Hồn đơn phách chiếc linh đinh quê người.
Hương lửa đã không nơi nương tựa
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen
Còn chi ai khá ai hèn
Còn chi mà nói kẻ hiền người ngu.
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tịnh bình rưới hạt dương chi
Muôn nhờ Đức Phật Từ Bi
Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương.
Nào những kẻ tính đường kiêu hãnh
Chí những lăm cướp gánh non sông
Nói chi đang thuở tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau!
Bỗng phút đâu tro bay ngói giở
Khôn đem mình làm đứa thất phu
Cả giàu sang nặng oán thù
Máu tươi lai láng xương khô rã rời.
(THI HÀO NGUYỄN DU)
*
NAM Mô A Di Đà Phật.
Trường hợp cụ thể của 3 quan thì cúng đến đây được rồi!
Thật lạ lùng, mà cũng chẳng có gì là lạ cả, phần lớn dân chúng nghe tin ba đ/c hi sinh, ai cũng vui mừng hể hả. Không chỉ thế thôi, thực tình, bây giờ mà nghe các đ/c ấy qua đời dù bất cứ lí do gì, nhân dân rất lấy làm phấn khởi. Một đất nước mà dân chỉ mong quan đi chết đi, cũng như một đất nước mà chính uyền chỉ lo đối phó với người dân, là một đất nước không thể tồn tại bình thường.
Trả lờiXóaỞ cấp trung ương người ta giết nhau rất kín kẻ có thể là 1 cái đột tử hoặc tai nạn máy bay.
Trả lờiXóaDân thường khó nhận biết lắm.
Giết xong rồi người ta còn tổ chức lễ tang quy mô hoành tráng đúng nghi thức tang lễ cấp nhà nước, tuyên dương chiến công, danh hiệu này nọ.
Rồi phong anh hùng, liệt sỹ, tăng chức tăng cấp!
Chao ôi thật khó hiểu và đáng sợ...
Vì sao dân lại hả hê trước những cái chết của cán bộ công quyền (đặc biệt cán bộ đảng ta và công an)? Hãy suy ngẫm để rút ra bài học nhé các vị tai to mặt lớn!
Trả lờiXóaNghĩ gì cho nhọc nữa đây
Trả lờiXóaMiếng ăn miếng uống xưa nay thế mà
Hôm nay một vụ xẩy ra
Biết đâu mai mốt lan ra mọi miền
Nghe đồn ở tận xứ Thanh
Trả lờiXóaHôm qua các cháu học anh chị rồi
Mới là gươm giáo diễn chơi
Chỉ cần có súng nữa thôi là thành