Phải hồi sinh văn hóa trọng dụng nhân tài
(PL)-
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển: “Văn hóa
trọng dụng nhân tài phải được hồi sinh. Đó là biện pháp gốc rễ để giải
quyết sự mâu thuẫn giữa “người nhà” và người tài mà các lãnh đạo Nhà
nước, Đảng gần đây đã đề cập”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong phiên
họp Chính phủ thường kỳ tháng 7-2016 đã phát biểu về công tác cán bộ:
“Chúng ta thi tuyển để tìm người tài chứ không phải để tìm người nhà.
Đừng để nhiệm kỳ này tai tiếng về cán bộ”. Xung quanh phát biểu này,
trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng
Viện Chiến lược phát triển, nhận định: “Chúng ta cũng cần hiểu rằng:
Nhân tài không chỉ là những người có bằng cấp cao như giáo sư, tiến sĩ… Ý
tôi nói đến văn hóa bằng cấp. Tôi không phủ định bằng cấp nhưng điều
quan trọng hơn là phải thực tài, thực tâm”.
Tỉ lệ “người nhà” không ít
Theo TS Lưu Bích Hồ, kinh nghiệm của Singapore cho thấy ngoài việc lựa chọn người có tài thì phải có đức. Mà tiêu chí đạo đức lớn nhất chính là tận tụy và không tham nhũng. Chính phủ đang ở một bước ngoặt lớn trong sự thay đổi về chất để thực sự có năng lực kiến tạo.
. Phóng viên: Câu nói của Thủ tướng liệu có thể được hiểu rằng: Tỉ lệ “người nhà” trong bộ máy công quyền đang lấn át người tài không, thưa ông?
+ TS Lưu Bích Hồ: Rất khó có câu trả lời chính xác vì chưa có số liệu thống kê. Nhưng tôi nghĩ tỉ lệ “người nhà” cũng không ít lắm. Mới đây, Thủ tướng cũng từng nhắc đến câu nói của dân gian: “Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ”.
“Hậu duệ” trong bộ máy nhà nước hiện nay chưa hẳn đã chiếm tỉ lệ cao. Nhưng có thể nói phần lớn quan chức cũng có xu hướng lo lắng, nâng đỡ cho con cháu mình.
Thực tế, người có tài nhưng nếu không có “quan hệ” thì cũng rất khó có cơ hội cống hiến trong bộ máy công quyền. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng: Không phải cứ “hậu duệ” là “tệ”. Có những ví dụ điển hình như hậu duệ của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, hậu duệ của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương… và nhiều hậu duệ khác rất có tài đang đảm trách những vị trí hệ trọng trong Chính phủ và nhiều địa phương.
. Nhưng tôi thấy những “người nhà”, hậu duệ tiêu biểu như ông vừa đề cập không phải là nhiều…
+ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi còn là phó thủ tướng cũng từng thẳng thắn: “Hiện có 30% công chức sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Tức là số người không có năng lực trong các cơ quan nhà nước chiếm tỉ lệ không nhỏ. Và ít nhiều tỉ lệ này cũng liên quan đến yếu tố “người nhà”.
Việc này gây ra dư luận không tốt ngay nội bộ một cơ quan nhà nước. Nhiều bạn trẻ nói với tôi: “Chú ơi, bây giờ không có quan hệ, không có tiền thì…”. Đôi khi nếu không có quan hệ và tiền thì phải có một chỗ “rất cao” gửi gắm.
Hậu quả là gì? Là một bộ máy yếu chất lượng, kém hiệu quả. Trong một cơ quan, nếu có sự “gửi gắm” của cấp cao thì ngay cả thủ trưởng cơ quan cũng phải e dè, kiêng nể và thậm chí dựa dẫm vào người “được gửi gắm”.
Tìm mọi cách để tác động đến “quy trình”
. Nhưng cơ chế, quy trình tuyển dụng công chức, viên chức của ta rất chặt chẽ. Vậy vì sao tình trạng “người nhà” lại trở thành vấn đề đến mức Thủ tướng phải đề cập, thưa ông?
+ Một cách nói rất thời thượng mà chúng ta hay nghe gần đây khi liên quan đến sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ rằng: “đúng quy trình”. Quy trình là những tiêu chí, điều kiện ràng buộc phải thực hiện. Khi công luận vẫn không hài lòng về quy trình thì hoặc là những ràng buộc ấy chưa đầy đủ, kín kẽ, hoặc là đầy đủ, kín kẽ rồi nhưng những người thực hiện quy trình lại không nghiêm minh.
Có khi trong một cơ quan, muốn đề cử một cấp phụ trách thì phải lấy ý kiến toàn thể cơ quan. Nhưng trong khi thực hiện lấy ý kiến thì người ta tranh thủ, dấm dúi, thậm chí là “mua”, tìm mọi cách để tác động đến quy trình. Chẳng hạn, quy trình cử anh Vũ Quang Hải, con Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, làm phó tổng giám đốc Sabeco có đúng quy trình không? Hay việc phê duyệt đầu tư cho Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh có đúng quy trình không?
. Có ý kiến cho rằng cơ chế xin-cho, quy trình hiện nay của chúng ta chưa có chỗ cho người tài. Ông nghĩ sao?
+ Xin-cho cũng như tham nhũng là hậu quả của một thời kỳ chúng ta không thực hiện nghiêm túc pháp luật, không tuân thủ quy luật của lịch sử. Xin-cho, tham nhũng chính là một lực cản không cho những người tài vào được bộ máy công quyền để cống hiến. Từ đó không thể sản sinh ra cơ chế tốt hoặc có cơ chế tốt cũng không có người đủ đức, đủ tài, đủ tầm thực hiện và kiểm soát. Hậu quả là có trường hợp chỉ “người nhà” mới vào được bộ máy, bất chấp tài năng và đức độ không đủ.
Nhìn sang Hàn Quốc hay Singapore, sự nghiêm minh đến mức nghiêm khắc trong thời kỳ đầu thực hiện dân chủ thời Tổng thống Park Chung-hee hay Thủ tướng Lý Quang Diệu đã không làm cho hai quốc gia này lâm vào tình trạng xin-cho, tham nhũng.
Đặc biệt, Thủ tướng Lý Hiển Long cũng không dựa vào thế “người nhà” với cha mình là ông Lý Quang Diệu, mà phải chờ khi hội đủ điều kiện tranh cử và thể hiện được năng lực, được người dân tín nhiệm mới có thể trở thành thủ tướng Singapore.
Đấy là những bài học quý giá mà Việt Nam cần phải rút kinh nghiệm.
Phát hiện sự lựa chọn sai thì phải dũng cảm thay thế người
. Thưa ông, đó là những người đứng đầu hai quốc gia hiện giờ rất phát triển?
+ Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Dứt khoát những người lãnh đạo, người đứng đầu không chỉ có tâm, có tài, mà còn phải có tầm. Đó là điều kiện tiên quyết để tình trạng đưa những “người nhà” không xứng đáng vào bộ máy công quyền được chấn chỉnh kịp thời và bền vững.
. Nhưng cụ thể hơn về chữ tài, chữ tâm, chữ tầm cần điều kiện gì, thưa ông?
+ Khi có những phát biểu rất hợp lòng dân như vậy, những người lãnh đạo có thực tâm mong muốn dẹp bỏ những bất cập mà các vị đã hiểu rất rõ hay không. Đó là vấn đề chúng ta phải chờ đợi. Lời nói phải đi đôi với việc làm là điều kiện tiên quyết. Ta có câu nói: Nhân tài như lá mùa thu. Tôi nghĩ lá mùa thu đừng chỉ để rơi xuống làm tốt thêm màu đất!
. Quyết tâm, cái tầm của lãnh đạo là điều kiện tiên quyết. Vậy sau đó là gì nữa, thưa ông?
+ Thể chế dù sao cũng là do con người sinh ra. Vậy nếu còn những bất cập trong vấn đề “người nhà”, người tài thì phải có biện pháp chỉnh đốn. Thi tuyển công khai là một trong những phương pháp đã được áp dụng ở nhiều nơi nhưng vấn đề là phải áp dụng phổ biến, với tiêu chí công khai, minh bạch, nghiêm túc nhất. Cùng với thi tuyển, khi chọn người lãnh đạo còn phải lắng nghe ý kiến của người dân.
Vấn đề quan trọng nữa là khi phát hiện ra những sự lựa chọn sai, không đáp ứng được yêu cầu thì người đứng đầu cũng phải dũng cảm thay thế, sửa chữa sai lầm bằng người thực sự có năng lực đích thực. Bởi bộ máy công quyền không thể vận hành tốt nếu có những yếu tố lệch chuẩn, kém chất lượng và không theo kịp yêu cầu và tốc độ của phát triển. Nếu các lãnh đạo, những người đứng đầu làm gương tốt trong vấn đề này, tôi tin chắc hành động của các vị sẽ có tác dụng lan tỏa.
. Xin cám ơn ông.
Tỉ lệ “người nhà” không ít
Theo TS Lưu Bích Hồ, kinh nghiệm của Singapore cho thấy ngoài việc lựa chọn người có tài thì phải có đức. Mà tiêu chí đạo đức lớn nhất chính là tận tụy và không tham nhũng. Chính phủ đang ở một bước ngoặt lớn trong sự thay đổi về chất để thực sự có năng lực kiến tạo.
. Phóng viên: Câu nói của Thủ tướng liệu có thể được hiểu rằng: Tỉ lệ “người nhà” trong bộ máy công quyền đang lấn át người tài không, thưa ông?
+ TS Lưu Bích Hồ: Rất khó có câu trả lời chính xác vì chưa có số liệu thống kê. Nhưng tôi nghĩ tỉ lệ “người nhà” cũng không ít lắm. Mới đây, Thủ tướng cũng từng nhắc đến câu nói của dân gian: “Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ”.
“Hậu duệ” trong bộ máy nhà nước hiện nay chưa hẳn đã chiếm tỉ lệ cao. Nhưng có thể nói phần lớn quan chức cũng có xu hướng lo lắng, nâng đỡ cho con cháu mình.
Thực tế, người có tài nhưng nếu không có “quan hệ” thì cũng rất khó có cơ hội cống hiến trong bộ máy công quyền. Tuy nhiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng: Không phải cứ “hậu duệ” là “tệ”. Có những ví dụ điển hình như hậu duệ của cố Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, hậu duệ của nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương… và nhiều hậu duệ khác rất có tài đang đảm trách những vị trí hệ trọng trong Chính phủ và nhiều địa phương.
. Nhưng tôi thấy những “người nhà”, hậu duệ tiêu biểu như ông vừa đề cập không phải là nhiều…
+ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi còn là phó thủ tướng cũng từng thẳng thắn: “Hiện có 30% công chức sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Tức là số người không có năng lực trong các cơ quan nhà nước chiếm tỉ lệ không nhỏ. Và ít nhiều tỉ lệ này cũng liên quan đến yếu tố “người nhà”.
Việc này gây ra dư luận không tốt ngay nội bộ một cơ quan nhà nước. Nhiều bạn trẻ nói với tôi: “Chú ơi, bây giờ không có quan hệ, không có tiền thì…”. Đôi khi nếu không có quan hệ và tiền thì phải có một chỗ “rất cao” gửi gắm.
Hậu quả là gì? Là một bộ máy yếu chất lượng, kém hiệu quả. Trong một cơ quan, nếu có sự “gửi gắm” của cấp cao thì ngay cả thủ trưởng cơ quan cũng phải e dè, kiêng nể và thậm chí dựa dẫm vào người “được gửi gắm”.
Tìm mọi cách để tác động đến “quy trình”
. Nhưng cơ chế, quy trình tuyển dụng công chức, viên chức của ta rất chặt chẽ. Vậy vì sao tình trạng “người nhà” lại trở thành vấn đề đến mức Thủ tướng phải đề cập, thưa ông?
+ Một cách nói rất thời thượng mà chúng ta hay nghe gần đây khi liên quan đến sai phạm trong bổ nhiệm cán bộ rằng: “đúng quy trình”. Quy trình là những tiêu chí, điều kiện ràng buộc phải thực hiện. Khi công luận vẫn không hài lòng về quy trình thì hoặc là những ràng buộc ấy chưa đầy đủ, kín kẽ, hoặc là đầy đủ, kín kẽ rồi nhưng những người thực hiện quy trình lại không nghiêm minh.
Có khi trong một cơ quan, muốn đề cử một cấp phụ trách thì phải lấy ý kiến toàn thể cơ quan. Nhưng trong khi thực hiện lấy ý kiến thì người ta tranh thủ, dấm dúi, thậm chí là “mua”, tìm mọi cách để tác động đến quy trình. Chẳng hạn, quy trình cử anh Vũ Quang Hải, con Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, làm phó tổng giám đốc Sabeco có đúng quy trình không? Hay việc phê duyệt đầu tư cho Formosa ở Vũng Áng, Hà Tĩnh có đúng quy trình không?
. Có ý kiến cho rằng cơ chế xin-cho, quy trình hiện nay của chúng ta chưa có chỗ cho người tài. Ông nghĩ sao?
+ Xin-cho cũng như tham nhũng là hậu quả của một thời kỳ chúng ta không thực hiện nghiêm túc pháp luật, không tuân thủ quy luật của lịch sử. Xin-cho, tham nhũng chính là một lực cản không cho những người tài vào được bộ máy công quyền để cống hiến. Từ đó không thể sản sinh ra cơ chế tốt hoặc có cơ chế tốt cũng không có người đủ đức, đủ tài, đủ tầm thực hiện và kiểm soát. Hậu quả là có trường hợp chỉ “người nhà” mới vào được bộ máy, bất chấp tài năng và đức độ không đủ.
Nhìn sang Hàn Quốc hay Singapore, sự nghiêm minh đến mức nghiêm khắc trong thời kỳ đầu thực hiện dân chủ thời Tổng thống Park Chung-hee hay Thủ tướng Lý Quang Diệu đã không làm cho hai quốc gia này lâm vào tình trạng xin-cho, tham nhũng.
Đặc biệt, Thủ tướng Lý Hiển Long cũng không dựa vào thế “người nhà” với cha mình là ông Lý Quang Diệu, mà phải chờ khi hội đủ điều kiện tranh cử và thể hiện được năng lực, được người dân tín nhiệm mới có thể trở thành thủ tướng Singapore.
Đấy là những bài học quý giá mà Việt Nam cần phải rút kinh nghiệm.
Phát hiện sự lựa chọn sai thì phải dũng cảm thay thế người
. Thưa ông, đó là những người đứng đầu hai quốc gia hiện giờ rất phát triển?
+ Tôi muốn nhấn mạnh rằng: Dứt khoát những người lãnh đạo, người đứng đầu không chỉ có tâm, có tài, mà còn phải có tầm. Đó là điều kiện tiên quyết để tình trạng đưa những “người nhà” không xứng đáng vào bộ máy công quyền được chấn chỉnh kịp thời và bền vững.
. Nhưng cụ thể hơn về chữ tài, chữ tâm, chữ tầm cần điều kiện gì, thưa ông?
+ Khi có những phát biểu rất hợp lòng dân như vậy, những người lãnh đạo có thực tâm mong muốn dẹp bỏ những bất cập mà các vị đã hiểu rất rõ hay không. Đó là vấn đề chúng ta phải chờ đợi. Lời nói phải đi đôi với việc làm là điều kiện tiên quyết. Ta có câu nói: Nhân tài như lá mùa thu. Tôi nghĩ lá mùa thu đừng chỉ để rơi xuống làm tốt thêm màu đất!
. Quyết tâm, cái tầm của lãnh đạo là điều kiện tiên quyết. Vậy sau đó là gì nữa, thưa ông?
+ Thể chế dù sao cũng là do con người sinh ra. Vậy nếu còn những bất cập trong vấn đề “người nhà”, người tài thì phải có biện pháp chỉnh đốn. Thi tuyển công khai là một trong những phương pháp đã được áp dụng ở nhiều nơi nhưng vấn đề là phải áp dụng phổ biến, với tiêu chí công khai, minh bạch, nghiêm túc nhất. Cùng với thi tuyển, khi chọn người lãnh đạo còn phải lắng nghe ý kiến của người dân.
Vấn đề quan trọng nữa là khi phát hiện ra những sự lựa chọn sai, không đáp ứng được yêu cầu thì người đứng đầu cũng phải dũng cảm thay thế, sửa chữa sai lầm bằng người thực sự có năng lực đích thực. Bởi bộ máy công quyền không thể vận hành tốt nếu có những yếu tố lệch chuẩn, kém chất lượng và không theo kịp yêu cầu và tốc độ của phát triển. Nếu các lãnh đạo, những người đứng đầu làm gương tốt trong vấn đề này, tôi tin chắc hành động của các vị sẽ có tác dụng lan tỏa.
. Xin cám ơn ông.
Chân Luận thực hiện
Những câu này nên sang các nước văn minh hãy nói. Ở mình nó uổng đi
Trả lờiXóaVấn đề không phải ở chỗ có trọng dụng nhân tài hay không, mà ở chỗ định nghĩa thế nào là nhân tài . Báo Tạp Chí Cộng Sản xem dư luận viên là "hiền tài, nhân tài". Xem & trọng dụng mấy thứ đó như "nhân tài" thì chỉ còn nước ... đi lên chủ nghĩa xã hội .
Trả lờiXóaTìm người tài không phải chỉ tìm ngoài người nhà mà còn phải là người ngoài đảng cộng sản nữa chứ!
Trả lờiXóa-Có biết nhân tài là gì đâu mà trọng với dụng.
Trả lờiXóa