Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM VUNG HẾT TIỀN? HAY LÀ CÙ NHẦY?

Hội nhà văn VN lẽ nào chiếm dụng 700 triệu đồng để đẩy báo Văn Nghệ vào tình trạng nợ lương nhân viên?




Lời dẫn của Lê Thiếu Nhơn: Ngày 24-8-2016, Nhà thơ Lương Ngọc An- biên tập viên báo Văn Nghệ, đã có cuộc trao đổi về những lùm xùm của cơ quan nơi mình công tác và Hội Nhà văn Việt Nam trong những ngày gần đây: “Theo tôi, nhất quán, công bằng và minh bạch là điều cần thiết nhất của người nắm chính sách, dù là ở đâu đi nữa. Tư hữu chính sách, ắt sẽ tạo ra những hệ lụy, không chóng thì chầy… Việc Hội Nhà văn Việt Nam mua báo Văn Nghệ phát cho hội viên theo tiêu chuẩn đến cả năm nay chưa thanh toán, số nợ lên đến 600 – 700 triệu đồng là có thật!”. 

Ơ hay, sao lại thế được nhỉ? Chủ tịch Hội nhà văn VN tuổi 74 còn hùng hổ uốn ba tấc lưỡi ngọt lạt để tranh cử Đại biểu Quốc hội kia mà. Kết quả, dù trượt Quốc hội, nhưng tinh thần tận tụy bám chức, bám ghế, bám quyền, bám lợi của soái ca Hữu Thỉnh vẫn còn nguyên vẹn. Lẽ nào, “cái đầu hói” tỏa ra bao nhiêu ánh sáng lấp lánh ở trụ sở Hội nhà văn VN suốt hơn 2 thập niên, mà lại phát sinh “vết sẹo” như vậy ư?





HẬU QUẢ VIỆC HỘI NHÀ VĂN VN NỢ 700 TRIỆU ĐỒNG



@: Gần đây, dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi về chiếc ghế của Phó Tổng biên tập Thành Đức Trinh Bảo khi quá tuổi nghỉ hưu 2,5 năm nhưng vẫn tại vị. Điều này đã làm nội bộ cơ quan bức xúc, có tư tưởng chống đối vì chị Bảo kiêm cả công tác nhân sự nhưng lại không gương mẫu. Anh nhìn nhận ra sao về việc này? 

Lương Ngọc An: Đúng là thời gian vừa qua trên báo chí và dư luận có nói nhiều đến việc Phó Tổng biên tập Thành Đức Trinh Bảo của báo Văn nghệ đã quá tuổi mà vẫn chưa nghỉ hưu. Thực ra những chuyện như thế này không phải quá xa lạ ở Hội Nhà văn hiện nay, như bạn đã thấy trong những câu chuyện, những bài báo thời gian vừa rồi. Song nếu nói chỉ vì lý do này đã làm cơ quan bức xúc và có tư tưởng chống đối thì tôi cho là chưa thực chính xác. Sự bức xúc chỉ xảy ra khi cách người ta ứng xử với nhau không hợp tình hợp lý, sự công bằng, minh bạch có vấn đề thôi, chứ tuổi tác đâu đã phải là điều quan trọng, nhất là với nhà văn.

Lâu nay riêng ở báo Văn nghệ, khi các đồng chí cán bộ lãnh đạo có nghỉ hưu có chậm một vài năm so với quy định cũng chẳng ai có ý kiến gì. Nhớ từ thời tôi mới về đây làm việc, nhà thơ Hoàng Minh Châu nghỉ hưu khi đã gần 70 tuổi, nhà thơ Võ Văn Trực nghỉ hưu cũng khoảng năm 67 tuổi, nhà báo Hữu Nhuận nghỉ năm 66 tuổi, và gần đây nhất là nhà thơ Trương Vĩnh Tuấn, nghỉ quản lý năm 62 tuổi... Có sao đâu. Chỉ đến bây giờ mới có chuyện ầm ĩ, và vấn đề tuổi tác mới được đem ra đo đếm, các “cơ chế đặc thù” mới được đem ra vận dụng, che chắn.

Như vậy rõ ràng cần phải nhìn nhận vấn đề ở một góc độ khác, gắn với cách hành xử, gắn với tư cách và năng lực của mỗi cá nhân… Cũng chính vì thế mà nói rằng chị Bảo kiêm công tác nhân sự nhưng lại không gương mẫu, thực ra cũng có lý do từ uy tín.

Nói vậy không có nghĩa là sự nhất quán trong chính sách cán bộ của Hội Nhà văn là không có ảnh hưởng. Theo tôi, nhất quán, công bằng và minh bạch là điều cần thiết nhất của người nắm chính sách, dù là ở đâu đi nữa. Tư hữu chính sách ắt sẽ tạo ra những hệ lụy, không chóng thì chầy…

@: Có thông tin cho rằng, báo Văn nghệ mấy năm qua gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tài chính, nợ lương cán bộ suốt 2 tháng qua. Tại sao lại xảy ra thực trạng này? Có thông tin dư luận nói, Hội Nhà văn Việt Nam đang nợ báo Văn nghệ số tiền lên tới 700 triệu đồng, và đây cũng là một trong số những nguyên nhân khiến báo trở nên khó khăn. Thực hư thông tin này ra sao? 

Lương Ngọc An: Đúng là mấy năm vừa qua tình hình tài chính của báo Văn nghệ có gặp những khó khăn. Bên cạnh những khó khăn chung có nguyên nhân từ xu hướng xã hội, thì còn có những khó khăn riêng do đặc thù. Tuy nhiên từ trước đến nay chưa bao giờ gặp phải tình trạng nợ lương đến 1 tháng chứ đừng nói là 2 tháng như hiện nay.

Là người lao động, chúng tôi hiểu sự nỗ lực của các anh chị trong Ban Biên tập khi giải quyết vấn đề này, nhưng trong đó cũng phải thấy rằng các giải pháp tình thế thì nhiều, chứ một chiến lược cơ bản để cân đối thu chi cho một cơ quan thì vẫn thiếu, nên tình trạng tài chính lúc nào cũng chơi vơi.

Việc Hội Nhà văn Việt Nam mua báo Văn nghệ phát cho hội viên theo tiêu chuẩn đến cả năm nay chưa thanh toán, số nợ lên đến 600 – 700 triệu đồng là có thật. Ban Biên tập và bộ phận tài vụ đã thông báo công khai điều này trong cuộc họp cơ quan, và lý do 2 tháng nay anh em trong cơ quan chưa được nhận lương có liên quan trực tiếp đến nguyên nhân này. Nghe đâu cả các tháng sau nhiều khoản chi phí khác cũng đang trông chờ vào đó. Song nếu bảo đó là nguyên nhân khiến tờ báo trở nên khó khăn thì tôi không dám khẳng định. Chẳng lẽ chỉ có chừng đó tiền mà có thể làm nên khó khăn hay thuận lợi cho cả một tờ báo được hay sao?

@: Trước đây ở báo Văn nghệ có anh Trương Vĩnh Tuấn làm kinh tế rất giỏi nhưng vừa đến tuổi đã nhận được quyết định nghỉ hưu luôn. Trong khi đó, hiện tại trong cơ quan có nhiều người đã quá tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn còn tại vị, đảm nhiệm chức vụ 2 - 4 khóa liên tiếp. Trong khi đó, nhà văn Hữu Ước đã từng nói với Đất Việt vào năm 2015 rằng: Khi mới nhậm chức sẽ dễ dàng đưa ra sự đổi mới, nhưng sang khóa thứ 2 sự đổi mới, sáng tạo sẽ bắt đầu khác đi, chưa nói tuổi tác kéo theo sự mệt mỏi, trước hết là chất xám, con người chất xám không phải năng lượng vô tận. Còn quan điểm của anh về vấn đề này như thế nào?

Lương Ngọc An: Chuyện nhà văn Trương Vĩnh Tuấn là chuyện của báo Văn Nghệ. Còn những điều nhà văn Hữu Ước nói là chuyện của Hội Nhà văn Việt Nam, cần phải rạch ròi 2 nội dung này.

Ở báo Văn nghệ, đúng là trước đây anh Trương Vĩnh Tuấn, cũng là cấp phó nhưng là người tháo vát trong vấn đề kinh tế, nên anh em cũng được nhờ. Nói “anh em” ở đây là tôi nói cả cán bộ trong cơ quan, nghĩa là cấp dưới của anh Tuấn, lẫn cấp trên, là Tổng Biên tập nữa. Vậy nên anh Tuấn giỏi một thì người biết dùng anh Tuấn phải là người giỏi mười. Nhiều người cũng đồng tình với tôi điều này.

Còn chuyện của Hội Nhà văn Việt Nam và những điều anh Hữu Ước nói thì tôi không muốn bàn đến, vì nó xa quá. Tôi chỉ nghĩ một điều, rằng chúng ta cần phải nhìn Hội Nhà văn ở hai lĩnh vực rất khác nhau. Thứ nhất là một tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, và thứ hai là là một cơ quan hành chính thuần túy. Cái tính đặc thù của Hội cũng chính là ở chỗ này, và hai lĩnh vực song hành này cũng có những đòi hỏi về công tác quản lý rất khác nhau, rất tách biệt nhau thì mới được…

@: Nhân nói về tính đặc thù, xin anh nói rõ hơn về khái niệm này. Nó có liên quan gì đến khái niệm kéo dài tuổi nghỉ hưu theo kiểu X+… ở Hội Nhà văn mà dư luận đang bàn tán gần đây? 

Lương Ngọc An: Thú thực là tôi không muốn nói về việc này. Chuyện cộng thêm tuổi làm việc cho một số đối tượng là cán bộ công tác ở các cơ quan Hội Nhà văn trước đây vẫn có, nhưng nghe đâu đã bỏ lâu rồi, không hiểu sao nay lại đem ra áp dụng lại và áp dụng theo nguyên tắc nào thì tôi không rõ, nhất là lại trong bối cảnh gần đây xã hội đang nói nhiều, thì lại càng là điều khó hiểu.  Tôi chỉ nghĩ đơn giản thế này, rằng kéo dài tuổi làm việc cho một người nào đó, chưa hẳn đã là khẳng định năng lực, phẩm chất của người đó, mà có khi đấy lại là một câu chuyện khác…

@: Tình trạng này không chỉ xảy ra ở báo Văn nghệ mà còn ở rất nhiều cơ quan cấp 2 của Hội Nhà văn Việt Nam khiến dư luận nghi ngờ có "tình cảm riêng tư" của Ban chấp hành với một số cán bộ thân thiết, tạo ra sự bất công. TBT Khuất Quang Thụy cũng nhận định cách hành xử của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam như thế là bất thường. Là người gắn bó nhiều năm với báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam, theo anh thì Ban chấp hành Hội Nhà văn cần phải làm gì để lấy lại lòng tin cho hội viên, người dân? 

Lương Ngọc An: Câu hỏi của bạn ngay trong nó đã hàm chứa câu trả lời rồi. “Riêng tư” là câu chuyện của “tình cảm”, còn “nguyên tắc” là yêu cầu của “công việc”. Khi đem “riêng tư”, đem “tình cảm” vào “công việc” thì chắc chắn “nguyên tắc”, nặng thì sẽ bị phá vỡ, nhẹ thì sẽ bị đánh tráo bằng những khái niệm mỹ miều khác. Chuyện ứng xử của Hội Nhà văn có bất thường hay không cứ nhìn vào đó mà đo thì biết ngay.

@ Cảm ơn anh đã trao đổi thẳng thắn với Đất Việt! 

Nguồn: THANH TÂM – Báo Đất Việt.

17 nhận xét :

  1. Dẹp cái hội nhà văn đi! Để làm gì cái hội bệnh hoạn ấy! Hội viên hội nhà văn toàn là ký sinh trùng. Ông chủ tịch hội Hữu Thỉnh là "biến hình trùng". Cả cái hội nhà văn ấy không có ai sống bằng tác phẩm, chỉ sống bằng tiền thuế của dân!
    Dẹp cái hội nhà văn ấy đi! Và đuổi hội viên ai về nhà nấy! Không viết nổi thì làm nghề khác! Cái hội này có danh giá gì đâu! Ăn vào tiền thuế của dân thì khác chi ăn mày! Hả!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nhầm, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam không hưởng lương, không ăn thuế của ai cả. Họ sáng tác và nhuận bút rất thấp. Hầu như không ai sống được bằng nhuận bút...

      Xóa
  2. Giải tán, "tản giái" cái Hội vô thưởng vô phạt của lão Thỉnh hói đi.

    Trả lờiXóa
  3. Dẹp mấy cái hội văn nô xôi thịt này đi cho rảnh mắt! Mệt quá rồi!

    Trả lờiXóa
  4. Đã là hội nghề nghiệp thì nên sống bằng nghề của mình, còn hội nhà văn Vn lại sống bằng ngân sách nhà nước và làm theo sự chỉ đạo của đảng.
    Theo tôi, tất cả các HỘI nên phải tự chủ về kinh tế, nếu còn ăn lương ngân sách thì cũng chỉ là cái "loa" của đảng mà thôi.
    Người ta nói "ăn cơm chúa, múa tối ngày" là vậy.

    Trả lờiXóa
  5. Hội Nhà Văn XHCN . Hết thời rồi ! Lev Tolstoi , Pushkin, Dostoivievsky chẳng ở trong Hội Nhà Văn nào . Solzhenitsyn ở ngoài HNV Xoviet sáng tác hay hơn nhiều ! Nhà nhà văn , nhà thơ sáng tác thời tiền chiến trước 1945 ở VN mới có những áng thơ văn bất hủ để đời ! Giải thể HNV XHCN đi là đúng lúc rồi !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Muốn vào hội cũng phải phe đảng, chạy chọt...chứ không cần tài năng ! Không tin thì cứ điểm lại những "công trình dzăng học" mấy chục năm nay của các "hụi ziên" thì biết ngay rằng họ chỉ là những kẻ ngậm ống đu đủ thôi mà !!!

      Xóa
  6. Cái hội nhà văn không ăn vào tiền thuế của dân thì lấy đâu mà ra? Mỗi năm đại hội nhà văn, tiền đại hội, tiền vé máy bay, tiền khách sạn, tiền ăn uống...tiền...tiền...tiền đó ở đâu? Không là tiền thuế của dân thì là tiền gì?
    Lại còn cái trụ sở hội nhà văn to đùng, xây hoành tráng! Tiền này ở đâu?
    Hội nhà văn còn có mấy tòa soạn báo, mấy nhà xuất bản, cái này không của dân thì của ai?
    Nhuận bút thấp là vì viết dở, dân không thèm mua thì lấy đâu có nhuận bút cao?
    Chỉ là láo toét!
    Và cũng không nên gọi là nhà văn, nhà thơ gì ráo trọi! Chỉ nên gọi là "thợ viết" hay "công nhân viết" thì mới đúng quan điểm và kỳ vọng của đảng!
    Gọi là nhà văn nghe kệch cỡm lắm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 10 Điều bi ai mà cụ Phan Chu Trinh đã chỉ ra, 100 năm sau vẫn… nguyên vẹn, không sứt mẻ được điều gì. Có lẽ tại cái nước Việt mình nó thế ��


      ————-


      1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước; thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.



      2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ ai cũng lo học lấy một nghề; thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.



      3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc; thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.



      4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau; thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.



      5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có; thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.



      6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết; thì ta lo làm ma chay cho lớn, đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng hết trâu.



      7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo; thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.



      8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý, thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.



      9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân; thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.



      10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm; thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…



      Xóa
  7. Trong HNV có 2 lực lượng quản lý và sáng tác. Trong bài trả lời phỏng vấn trên, chỉ xoay quanh vấn đề quản lý. Về nhuận bút thấp là nói theo chế độ, tác giả chỉ được hưởng chừng 6% thôi, chứ không phải chuyện hay dở, bạn ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu "đảng và nhà nước" cắt tiền ngân sách thì cái hội đó có tồn tại được không?

      Xóa
    2. Hội nhà văn là 1 hội nghề nghiệp, nên tồn tại khách quan.

      Xóa
  8. Hói thì hói nhưng tôi vẫn bám trụ, sẹo thì kệ tôi, tôi chỉ thực hiện sự chỉ đạo và cho phép của "các anh " cấp trên còn hội viên thì phải tuân thủ điều lệ Hội và Lãnh đạo (không phải lãnh đạn) Hội.Hết

    Trả lờiXóa
  9. Theo số liệu của viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) các loại hội như hội nhà văn , hội múa , hội sân khấu , hội nông dân ... có tới 9000 hội với khoảng 7000 người hưởng lương từ ngân sách nhà nước hàng năm lên đến 14.000 đồng . Chủ tịch hội được cấp ô tô , xăng và tiền bảo dưỡng như lãnh đạo các ngành của chính quyền .

    Trả lờiXóa
  10. Xin lỗi viết nhầm : 7000 người đó hàng năm tiêu hết 14.000 Tỷ đồng từ ngân sách nhà nước (từ tiền thuế của dân ) .

    Trả lờiXóa
  11. Cứ trông gương anh Người Buôn gió, anh í chẳng có hội có hè nào, chẳng học nghề viết văn của đảng để làm công nhân viết văn, anh ấy ngẫu hứng với cây bút tờ giấy mà được người khác mua bản quyền tác phẩm, được mời qua Đức du học, thế có phải rạng rỡ công danh mà không cần phải cậy cục, nhờ vả ai! Thế mới hiên ngang, mới là bậc kỳ tài! Cả cái hội nhà văn áo mão xênh xang, to mồm là thế mà có ai được như anh í chăng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. p.thường dân Nam Bộlúc 04:43 28 tháng 8, 2016

      Các hội viên HNV mũ áo xênh xang . Coi oai như các tiến sĩ giấy . Các vị đó làm cảnh cho chế độ lâu rồi . Nay thành những ông phong đa ngồi trước cửa quán ( TG)

      Xóa