Thừa “Tiến sĩ”, thiếu “Kẻ sĩ”!
Đỗ Trung Lai
Đỗ Trung Lai
Văn Nghệ
10:06 22/07/2016
Đó là vấn đề mà nhà báo Nguyễn Hồng Lam (báo CAND) nêu ra trên tờ báo của mình. Nguyễn Hồng Lam kể: Một nhà báo giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, buổi sáng được mời giảng dạy tại khoa báo chí của một trường đại học, buổi tối lại âm thầm ôm vở theo học tại chức ở chính cái nơi mà buổi sáng ông vừa giảng dạy! Sở dĩ như vậy là vì, ông chưa có bằng cử nhân báo chí! Thiếu nó, ông không thể thăng tiến về chức vụ, học vị, học hàm trong làng báo được, dù rất được đồng nghiệp và bạn đọc, kể cả trí thức, rất quý phục.
Thế là, về “trình độ thực”, ông là thầy nhưng về “trình độ hình thức”, ông là trò! Thật trớ trêu! Nhưng câu hỏi lớn đặt ra ở đây, không phải là, nhà báo kia có phải “kẻ sĩ” hay không mà là, ai đã đẩy ông đến chỗ phải làm như vậy? Trả lời câu hỏi này, cũng trớ trêu thay, viết cả trăm trang cũng được, mà không cần viết chữ nào, cũng được!
Rồi nhà báo trẻ này kể tiếp, anh chưa hề thấy bất kỳ một TS nào từ chối bằng cấp của mình khi thấy cả mình lẫn nó đều chưa xứng đáng và, anh đã “gặp vô số TS, cả GS và PGS nữa, nhưng đọng lại chỉ là nỗi băn khoăn: Cái gì đã cho họ tư cách riêng để có thể bàn về khoa học? Bởi điều kiện cần đầu tiên là “trình độ khoa học”, thì họ đã không có rồi!”
Cuối cùng, cái mà tôi trọng nhất ở nhà báo trẻ này là ở chỗ anh bảo: Nói thế, có lẽ nhiều TS sẽ nhún vai vì tôi đang “tự giễu nhại bằng cấp như bất kỳ một kẻ không bằng cấp nào khác”, nhưng “không sao cả”, vì “nói khác đi thì tôi e không thể!”. Chỉ có “kẻ sĩ” thật, mới dám chấp nhận đương đầu với những “phản biện của phản biện”, một cách cay đắng và hài hước như vậy!
*
Nhưng may quá! Nhà báo trẻ Nguyễn Hồng Lam không đơn độc, không thiếu bằng chứng.
- Ông Hà Văn Thịnh, giảng viên khoa Sử trường Đại học Huế, viết: Cái cách “đăng bài cho nhau” (trên các tạp chí khoa học xã hội- những khoa học mà ông “tương đối hiểu biết”), “đăng vì tình cảm và quan hệ”, “đăng mà chỉ có người có bài được đăng đọc”, “thực chất đang biến khoa học (XH) thành trò đùa dai bọt bèo”! Nhưng, ấy thế mà, tất cả các bài được đăng kiểu ấy lại “đương nhiên được tính điểm để xét phong tiếp học hàm”!
Tại sao chất lượng bài vở khoa học lại bị đánh giá thấp như thế? Ông Thịnh viết tiếp: “Rất nhiều bằng TS đều có xuất phát điểm là các đề tài ThS cũ, thày giáo cũ, kíp xét duyệt cũ”.... Rồi ông bảo: “Đó là chưa nói, đa số các chuyên đề đào tạo ThS chỉ là nâng cao “gọi là”- thực chất là thay tên, đổi họ cho những gì đã được giảng dạy thời ... đại học”!
Hóa ra, trước hết người ta đã “mở toang cánh cửa” ngôi nhà ThS cho các cử nhân ùa vào, sau đó lại “mở toang cánh cửa” vào ngôi nhà TS cho các ThS/cử nhân ấy ùa vào lần nữa!
Thế thì, từ “trớ trêu” ở đây, có còn ôm hết nội dung hài hước của thực tiễn không?
Chính vì vậy, ông Thịnh cho biết: “Nước ta có hàng vạn TS, PGS, GS mà mỗi năm, số bài nghiên cứu được đăng tải trên các chuyên san uy tín quốc tế chỉ đếm trên đầu ngón tay”!
Cuối cùng, ông Thịnh nói giúp mọi người: “...Để cho nhiều TS thật khỏi phải ngơ ngác, đỏ mặt khi được xếp đứng bên các TS không được thật lắm, thì nhất thiết phải đổi thay!”.
- PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh, Phó trưởng khoa Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh, dù dè dặt hơn, cũng viết: “Việc đào tạo ồ ạt TS như của một viện nào đó, không phải là thiểu số”, và “... Nói chung là, xã hội cần một cuộc cải tổ thật sự, từ gốc, gấp lắm rồi!” v.v...
*
Thêm vào, chỉ cần tham khảo vài tư liệu:
- Cả nước ta hiện có hơn 24.000 TS.
- Có một viện khoa học nọ đào tạo 700 TS trong hai năm, bình quân ra, mỗi ngày, ở viện này “nở” ra một TS!
- Nhà báo Nguyễn Hồng Lam viết: “... chỉ sau một đêm, một trường cao đẳng, thậm chí là một trường trung cấp nghề ở địa phương, cũng có thể được nâng cấp, lột xác thành trường đại học!”.
Thế là, đã đâm cái lao “nâng cấp/ phổ cập đại học” thì phải theo cái lao ấy mà “đào tạo ồ ạt” ThS và TS rồi phong PGS/GS, đang là thực tiễn to tướng ở ta. Còn thực tiễn ấy có cần cho khoa học thật hay không? Có ai “đỏ mặt” vì nó hay không? Thì kệ đám “kẻ sĩ”!
10:06 22/07/2016
Đó là vấn đề mà nhà báo Nguyễn Hồng Lam (báo CAND) nêu ra trên tờ báo của mình. Nguyễn Hồng Lam kể: Một nhà báo giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm, buổi sáng được mời giảng dạy tại khoa báo chí của một trường đại học, buổi tối lại âm thầm ôm vở theo học tại chức ở chính cái nơi mà buổi sáng ông vừa giảng dạy! Sở dĩ như vậy là vì, ông chưa có bằng cử nhân báo chí! Thiếu nó, ông không thể thăng tiến về chức vụ, học vị, học hàm trong làng báo được, dù rất được đồng nghiệp và bạn đọc, kể cả trí thức, rất quý phục.
Thế là, về “trình độ thực”, ông là thầy nhưng về “trình độ hình thức”, ông là trò! Thật trớ trêu! Nhưng câu hỏi lớn đặt ra ở đây, không phải là, nhà báo kia có phải “kẻ sĩ” hay không mà là, ai đã đẩy ông đến chỗ phải làm như vậy? Trả lời câu hỏi này, cũng trớ trêu thay, viết cả trăm trang cũng được, mà không cần viết chữ nào, cũng được!
Rồi nhà báo trẻ này kể tiếp, anh chưa hề thấy bất kỳ một TS nào từ chối bằng cấp của mình khi thấy cả mình lẫn nó đều chưa xứng đáng và, anh đã “gặp vô số TS, cả GS và PGS nữa, nhưng đọng lại chỉ là nỗi băn khoăn: Cái gì đã cho họ tư cách riêng để có thể bàn về khoa học? Bởi điều kiện cần đầu tiên là “trình độ khoa học”, thì họ đã không có rồi!”
Cuối cùng, cái mà tôi trọng nhất ở nhà báo trẻ này là ở chỗ anh bảo: Nói thế, có lẽ nhiều TS sẽ nhún vai vì tôi đang “tự giễu nhại bằng cấp như bất kỳ một kẻ không bằng cấp nào khác”, nhưng “không sao cả”, vì “nói khác đi thì tôi e không thể!”. Chỉ có “kẻ sĩ” thật, mới dám chấp nhận đương đầu với những “phản biện của phản biện”, một cách cay đắng và hài hước như vậy!
*
Nhưng may quá! Nhà báo trẻ Nguyễn Hồng Lam không đơn độc, không thiếu bằng chứng.
- Ông Hà Văn Thịnh, giảng viên khoa Sử trường Đại học Huế, viết: Cái cách “đăng bài cho nhau” (trên các tạp chí khoa học xã hội- những khoa học mà ông “tương đối hiểu biết”), “đăng vì tình cảm và quan hệ”, “đăng mà chỉ có người có bài được đăng đọc”, “thực chất đang biến khoa học (XH) thành trò đùa dai bọt bèo”! Nhưng, ấy thế mà, tất cả các bài được đăng kiểu ấy lại “đương nhiên được tính điểm để xét phong tiếp học hàm”!
Tại sao chất lượng bài vở khoa học lại bị đánh giá thấp như thế? Ông Thịnh viết tiếp: “Rất nhiều bằng TS đều có xuất phát điểm là các đề tài ThS cũ, thày giáo cũ, kíp xét duyệt cũ”.... Rồi ông bảo: “Đó là chưa nói, đa số các chuyên đề đào tạo ThS chỉ là nâng cao “gọi là”- thực chất là thay tên, đổi họ cho những gì đã được giảng dạy thời ... đại học”!
Hóa ra, trước hết người ta đã “mở toang cánh cửa” ngôi nhà ThS cho các cử nhân ùa vào, sau đó lại “mở toang cánh cửa” vào ngôi nhà TS cho các ThS/cử nhân ấy ùa vào lần nữa!
Thế thì, từ “trớ trêu” ở đây, có còn ôm hết nội dung hài hước của thực tiễn không?
Chính vì vậy, ông Thịnh cho biết: “Nước ta có hàng vạn TS, PGS, GS mà mỗi năm, số bài nghiên cứu được đăng tải trên các chuyên san uy tín quốc tế chỉ đếm trên đầu ngón tay”!
Cuối cùng, ông Thịnh nói giúp mọi người: “...Để cho nhiều TS thật khỏi phải ngơ ngác, đỏ mặt khi được xếp đứng bên các TS không được thật lắm, thì nhất thiết phải đổi thay!”.
- PGS.TS Trần Lê Hoa Tranh, Phó trưởng khoa Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh, dù dè dặt hơn, cũng viết: “Việc đào tạo ồ ạt TS như của một viện nào đó, không phải là thiểu số”, và “... Nói chung là, xã hội cần một cuộc cải tổ thật sự, từ gốc, gấp lắm rồi!” v.v...
*
Thêm vào, chỉ cần tham khảo vài tư liệu:
- Cả nước ta hiện có hơn 24.000 TS.
- Có một viện khoa học nọ đào tạo 700 TS trong hai năm, bình quân ra, mỗi ngày, ở viện này “nở” ra một TS!
- Nhà báo Nguyễn Hồng Lam viết: “... chỉ sau một đêm, một trường cao đẳng, thậm chí là một trường trung cấp nghề ở địa phương, cũng có thể được nâng cấp, lột xác thành trường đại học!”.
Thế là, đã đâm cái lao “nâng cấp/ phổ cập đại học” thì phải theo cái lao ấy mà “đào tạo ồ ạt” ThS và TS rồi phong PGS/GS, đang là thực tiễn to tướng ở ta. Còn thực tiễn ấy có cần cho khoa học thật hay không? Có ai “đỏ mặt” vì nó hay không? Thì kệ đám “kẻ sĩ”!
Nguồn Văn nghệ số 30/2016
Cơ quan tui hiện có hơn 100 biên chế vừa được UBND Tỉnh xét duyệt chỉ tiêu đào tạo 15 TS và 12 ThS từ 2016 - 2020 và một cơ quan bạn được duyệt chỉ tiêu 32 TS và 15 ThS cùng giai đoạn. Lí do đào tạo ThS ít hơn TS là vì không còn nguồn nữa!
Trả lờiXóaThật ra cũng không thể đòi hỏi một nền giáo dục như thế này lại có thể có nhiều kẻ sĩ được, người ta nhào nặn lòng trung thành, không hun đúc chí khí để thành kẻ sĩ:
Trả lờiXóa*
Tưới ra đã khắp thấm vào đã sâu.
Bình thành công đức bấy lâu,
Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao.
(thi hào Nguyễn Du)
Xin được kể một câu chuyện để được chia sẻ cùng các bạn. Trong một cuộc khai hội của các siêu VIP tháng 6 năm 1998 bàn thảo về giáo dục, ông LXT một siêu VIP nói: cán bộ đương chức làm luận án PTS-có chức thì bỏ tiền làm luận án, có người được bằng không giám công khai nói ra. Làm luận án mà rất ngại đọc sách, có người chẳng thấy cầm quyển sách bao giờ, ví như ở HN có ông LMTr, TrVT(cả phòng cười ồ). Nhận bằng mà cứ dấu như "mèo dấu...". Trường Đại học KT,... dễ dãi cấp bằng PTS. Bây giờ(khi đó) dân nói: GS-TS là gà sống thiến sót, còn PTS là phun thuốc sâu".
Trả lờiXóaMấy ông kể trên sau khi nhận bằng có ông trở thành quan đầu tỉnh, Thượng thư. Tôi kể lại chuyện này, những người tôi kể tên đều còn đang tại thế. Trước đó nữa, những năm 80s của thế kỷ trước ông Thủ tướng cũng biết chuyện bỏ tiền để mua bằng TS mà không chấn chỉnh được. Người viết mấy dòng này trực tiếp có mặt trong các cuộc khai hội nghe những câu chuyện loại này- "f1" cũng có cái danh TS từ cuối những năm 70s thế kỷ trước mà mỗi khi nhắc đến lại thấy thẹn. Nền giáo dục, quản trị quốc gia mà các siêu VIP biết sự hư hỏng mà không chấn chỉnh được đã làm bẩn cái danh GS, TS. Một mặt chia sẻ với bài báo, nhưng không kỳ vọng chấn chỉnh được. Bây giờ lẫn lộn cả, láo nháo làm thang giá trị nhân phẩm đảo lộn cả. Biết làm sao đây!
Ở trường đại học mỹ thuật công nghiệp có ông hiệu trưởng Nguyễn xuân Nghị bằng cấp như diều. Ông này làm thạc sỹ, tiến sỹ toàn làm từ nghề của người khác, chẳng có gì liên hệ với nghề của ông. Ông làm một hơi thành tiến sỹ giáo sư luôn, dễ và nhanh như giấc ngủ trưa? Ông GS-TS đa ngành này nếu GS-TS Nguyễn Đình Cống (ĐHXD) mà kiểm tra văn hóa như môn toán chẳng hạn thì lo sốt vó?
Trả lờiXóaỞ trường đại học mỹ thuật công nghiệp có ông hiệu trưởng Nguyễn xuân Nghị bằng cấp như diều. Ông này làm thạc sỹ, tiến sỹ toàn làm từ nghề của người khác, chẳng có gì liên hệ với nghề của ông. Ông làm một hơi thành tiến sỹ giáo sư luôn, dễ và nhanh như giấc ngủ trưa? Ông GS-TS đa ngành này nếu GS-TS Nguyễn Đình Cống (ĐHXD) mà kiểm tra văn hóa như môn toán chẳng hạn thì lo sốt vó?
Trả lờiXóaLại thêm một ngành đào tạo mới: "GS-TS đa ngành"- một loại nhà khóa hóc Biết Tuốt nhưng lại Mít Đặc.
Trả lờiXóaKhông cần biết kiến thức ra sao,ngành nghề có phù hợp không, cứ có đủ chứng chỉ là thành thạc sỹ, rồi tiến sỹ, rồi giáo sư. Trong khi bạn đồng học đang mắt nhắm mắt mở chưa ra đâu vào đâu ông Nghị làm một lèo, như chảo chớp, thành luôn giáo sư, đón lõng kịp thời để bộ vô giáo dục bổ nhiệm làm hiệu trưởng. Bây giờ mà xem lại những bài báo, công trình nghiên cứu khoa học của ông sẽ không nhịn được cười vì tính đa ngành, tạp pí lù, ngô nghê và không ăn nhập gì với nghề tạo dáng công nghiệp của ông.
Ông Nghị cũng nổi tiếng vì "khéo cư xử" với bộ vô giáo dục ở nhiều lĩnh vực tế nhị.
Hiến kế làm tiền. Bảo đảm không giàu sẽ hoàn vốn. Lập ngay Dự án in Luận án Tiến sĩ các vị Đại biểu Quốc Hội và sau đó các quan đầu tỉnh đầu Bộ. Mỗi Luận án in lần đầu 10.000 bản,chưa là gì so với 90 triệu dân. Không mất công biên tập,vì Biên tập viên nào có trình độ biên tập của Tiến sĩ,sau khi đã có mấy tầng Hội đồng toàn các vị Đầu của đầu ngành soi xét chi li. Cái này bí mật : Nếu có ai hỏi, in gì nhiều thế, ai mà mua? Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn đầu ra,vì tôi biết, ngay khi có kế hoạch in, nhiều vị đã mang tiền tới đặt mua hết để " Tự phát hành",vì trong đó chứa giử nhiều bí mật không thể, không nên, không cần,không muốn công bố,dù mục đích nghiên cứu là để áp dụng vào cuộc sống.Nhất là những Luận án về đề tài Xây dựng Đảng.Mời các bạn thử làm xem.! ! !
Trả lờiXóaBáo Văn nghệ mà viết bài cũng ... văn nghệ nhỉ, hay !
Trả lờiXóaMỗi lần xem báo, mở TV thấy giới thiệu lãnh đạo từ cao chót vót đến thấp tè tè: Đ/c GSTS, PGSTS, TS ...XYZ U/viên chỗ nọ, thường vụ chỗ kia ... Người nghe nhức đầu, hoa mắt còn mấy cô cậu phát thanh viên như thầy cúng đọc sớ: ê ê í í a á à a !!
Trả lờiXóaTôi biết 1 cậu học trò lúc làm ThS không biết một chữ, nhờ thầy làm nốt tất cả, nói chung là dốt đặc.
Trả lờiXóaSau ngán ngẫm quá không làm giúp nữa, anh chàng lại nhờ người khác làm hộ chỉ trong 1 tuần đã xong luận văn, bảo vệ được 8.9đ mới tài chứ.
Đã vậy mấy tháng sau nhận bằng, lại lo được DS trúng tuyển làm NCS mới siêu chứ dù không biết một chữ ngoại ngữ, không có trình độ, nghiên cứu học thuật gì cả.
Học hành, thi cử như thế thì làm sao đòi hỏi chữ "sĩ" xa hoa hở trời ??