Giàn khoan dầu bị cháy tại Vịnh Mexico hồi năm 2010. Ảnh: Reuters.
.
DEEPWATER HORIZON VÀ FORMOSA
1-7-2016
Tháng 2-2015, bốn bang Alabama, Louisiana, Florida và Mississippi đã chấp nhận mức đền bù 18,7 tỷ USD đối với tập đoàn dầu khí BP sau sự cố nổ giếng khoan Deepwater Horizon
vào ngày 20-4-2010, khiến hơn 378 triệu lít dầu thô tràn ra vịnh Mexico
(chưa kể 11 người thiệt mạng). Trước đó, năm 2012, BP đã bị Bộ tư pháp
Hoa Kỳ phạt 4,525 tỷ USD tội “có trách nhiệm hình sự” từ sự cố Deepwater
Horizon, trong đó có 11 tội ngộ sát và một tội dối trá Quốc hội Hoa Kỳ.
Nói cách khác, ngoài mức phạt 4,525 tỷ USD của Bộ tư pháp, BP còn bị
kiện thêm từ bốn tiểu bang chịu tổn hại trực tiếp.
Trong 18,7 tỷ USD mà bốn bang phạt BP,
có 5,9 tỷ USD liên quan các thiệt hại kinh tế và 700 triệu USD cho các
tổn thất môi trường “có thể có mà các nhà khoa học chưa xác định được” ở
thời điểm ra phán quyết. Tổng cộng, BP phải bỏ ra 45,5 tỷ USD trong vụ
Deepwater Horizon. BP cũng cam kết chịu sự giám sát của các cơ quan chức
trách thuộc Chính phủ Mỹ trong 4 năm về đạo đức và an toàn lao động. Cơ
quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) còn cấm BP tạm thời không được ký
bất kỳ hợp đồng nào mới với Mỹ.
Các nghiên cứu tổn hại môi trường từ sự
kiện Deepwater Horizon được khảo sát toàn diện và thực hiện một cách độc
lập: từ sự kết hợp của Cơ quan khí quyển và đại dương quốc gia Hoa Kỳ
(NOAA), Đại học Stanford và Viện hải dương học Monterey Bay (đăng trên
chuyên san Science năm 2014); hoặc từ 17 khoa học gia Mỹ và Úc, đăng
trên chuyên san Proceedings of the National Academy of Sciences trong
cùng năm. Trong khi đó, Bộ y tế và các cơ quan liên quan xem xét những
tác hại sức khỏe. Với chính quyền các bang ven vùng vịnh Mexico, họ tính
toán những tổn hại kinh tế, trong đó có du lịch.
Tháng 6-2010 (chỉ hai tháng sau sự cố),
BP đã cử đại diện gặp Tổng thống Obama để thiết lập Quỹ GCCF (Gulf Coast
Claims Facility), gồm 20 tỷ USD, để giải quyết tức thời các đơn kiện
(liên quan những tổn thất tài nguyên thiên nhiên, tổn hại kinh tế các
bang địa phương và các cá nhân). GCCF chỉ được dùng để đền bù trực tiếp
chứ không được phép sử dụng để đóng phạt. Người quản lý quỹ GCCF là luật
sư Mỹ Kenneth Feinberg. Cho đến cách đây không lâu, hơn một triệu đơn
kiện từ 220.000 cá nhân và doanh nghiệp đã được GCCF xử lý và hơn 6,2 tỷ
USD được trả từ quỹ này. Với Tổng thống Obama, ông yêu cầu các bộ
trưởng Bộ Nội vụ, An ninh Nội địa, các giám đốc EPA, NOAA đến tận vịnh
Mexico để khảo sát. Ông nói rõ: “Vụ tràn dầu này là thảm họa môi trường
tệ hại nhất mà Mỹ từng đối mặt. Đừng để xảy ra sai lầm: chúng ta sẽ
chiến đấu với vụ tràn dầu bằng bất cứ gì chúng ta có và dù kéo dài như
thế nào. Chúng ta sẽ phải buộc BP đền bù thiệt hại mà họ gây ra. Chúng
ta sẽ làm bất kỳ gì cần thiết để giúp duyên hải vùng Vịnh và người dân ở
đó hồi phục từ thảm kịch này”.
Nhắc lại vụ Deepwater Horizon để thấy
rằng có vô số án lệ môi trường để tham khảo. Vụ nổ dàn khoan Deepwater
Horizon gây tràn dầu là một sự cố, không phải là hành vi man trá cố
tình, nhưng nó vẫn không giúp BP thoát được tội và phải chịu mức tổn phí
khổng lồ 45,5 tỷ USD; cho dù BP, ngay sau sự cố, đã giải trình minh
bạch với công chúng Mỹ bằng 193 trang báo cáo; cho dù BP đã lập tức hút
dầu tràn để giảm thiểu tối đa tổn hại môi trường.
Nhắc lại vụ Deepwater Horizon để thấy
rằng vụ Formosa và cách xử lý trước tội ác kinh khủng mà họ gây ra là
quá nực cười. Nó là một sự trêu chọc công luận. Nó là một sự khinh bỉ và
sỉ nhục đối với hàng triệu người dân miền Trung đã và sẽ gánh chịu hậu
quả trong rất nhiều năm và thậm chí nhiều thế hệ. Không một đánh giá nào
được nêu ra để thấy căn cứ vào đâu mà phạt tròn trĩnh 500 triệu USD.
Cũng không có một phiên tòa nào được thiết lập để xử một trọng án hình
sự và tội ác của nó gây ảnh hưởng đến kinh tế lẫn sức khỏe với mức độ
cực kỳ nghiêm trọng. Bộ y tế đã không có bất kỳ động thái nào về đánh
giá tác hại đến sức khỏe con người. Quan trọng nhất, chính quyền địa
phương bốn tỉnh miền Trung, lẫn các doanh nghiệp và cá nhân, đã không hề
được hỏi ý kiến. Họ chắc chắn không thể đơn phương kiện Formosa.
Người dân, nạn nhân trực tiếp, đã bị
quẳng ra ngoài rìa một cách vô cùng tàn nhẫn. Họ sẽ sống như thế nào là
câu hỏi mà chắc chắn sự thỏa hiệp trị giá bèo bọt 500 triệu USD không
thể giải đáp. Ngư trường và mức độ an toàn của môi trường biển trong
tương lai là vấn đề mà chắc chắn những trò hề rẻ tiền như quan chức rủ
nhau đi tắm và ăn hải sản không bao giờ có thể giúp xóa được sự lo lắng
vốn không chỉ không giảm bớt mà còn tích tụ dồn nén ngày một nhiều hơn
trong dân. Giờ đây, nhắc lại trò hề tuyên truyền này chỉ thấy lợm giọng.
Cá chết là một chuyện. Sự tự trọng và liêm sỉ một dân tộc đang bị đánh
chết và trương thối hơn cả xác cá là một chuyện khác.
.
.
Fomosa đền bù cho VN 500 triệu đô la Mỹ. Chính Phủ VN đang lúng túng không biết sử dụng tài khoản này vào việc gì .
Trả lờiXóaHọ vội vàng chi ngay 400 triệu đồng vào việc xử lý làm sạch biển. Không hiểu làm sạch bằng cách nào, dùng thiết bị và hóa chất gì để khử độc 1 lượng nước biển khổng lồ ?
- Đề nghị Quốc Hội giám sát chặt chẽ việc chi tiêu khoản tiền này.
- Theo tôi khoản tiền này nếu chính Phủ không biết xử dụng vào việc gì thì đem xây 1 tượng đài Bác Hồ thật to ngay trước cổng chính của FoMosa, nếu chưa hết khoản tiền này thì xây thêm một nhà bảo tàng cá tôm tại Trung tâm Hà Tĩnh...Nếu vẫn chưa hết, số còn lại chia cho dân chài lấy vốn học nghề hoặc đóng tàu lớn để đánh bắt xa bờ.
DAN HA TINH