Các thầy cô từ khắp nơi về thăm học sinh Đông Yên
Trần Đăng Tuấn
Tôi tức giận run người khi đọc bài báo này. Nếu mọi chi tiết đều có thật, tôi kính đề nghị ông Tổng bí thư và ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục về nơi đó làm hai việc: Cám ơn những người dạy chữ cho các em, và đuổi khỏi biên chế bậu xậu ăn cơm dân mà bạc tình với con em như thế. Không có lý do gì mà trẻ con không được dạy học.
Vũng Áng và 155 học sinh cần chữ
Một Thế giới
25/06/2016 12:14
Trong hai năm học vừa qua, có rất nhiều lớp học tự phát được mở ra tại KKT Vũng Áng. Thầy cô giáo là những người rất đặc biệt. Có người ở tận bên Nghệ An sang. Có những thầy cô giáo là các anh chị lớp trên bày cho các em lớp dưới đang thất học. Chính quyền thì cho rằng những lớp học này sai, không đúng quy định; trong khi đó, trẻ em vô tội, ngơ ngác, cần chữ. Dưới đây là ghi nhận của một nhà giáo ở Hà Tĩnh.
Hai năm học trước, có 155 học sinh thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phải thất học. Nguyên nhân là do bố mẹ các em chưa đi tái định cư mà chính quyền yêu cầu các em phải lên học các trường trên khu tái định cư cách nhà 25 km. Trong khi đó, học sinh ba thôn bên cạnh là Hải Thanh, Hải Phong, Tân Phúc Thành không thuộc diện di dời tái định cư thì được học trường gần nhà, sát ngay cạnh thôn Đông Yên. Hiện đã có 27 em đã đi học ở nhiều nơi, còn 128 em chưa được đến trường.
Những thầy cô đặc biệt
Cô giáo Phan Thị Hải Đường, sinh năm 1986, chưa lập gia đình, quê ở Đô Lương, Nghệ An, tốt nghiệp khoa Anh văn, trường CĐSP Nghệ An. Cô đã từng đi dạy hợp đồng nhưng rồi thất nghiệp. Nghe tin ở Đông Yên xa xôi đã 2 năm rồi có 155 em học sinh đang muốn học, cô xin phép bố mẹ rồi lên đường tìm vào Kỳ Anh. Phụ huynh đã mở các lớp học để nhờ cô giúp con em họ.
Cô Hải Đường sống nhờ trong nhà dân, dân góp gạo nuôi cô. Cô dạy cho những đứa trẻ cần chữ hoàn toàn miễn phí. Cô từ chối mọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm vì sợ bị hiểu lầm. Cô cho biết, cô vào dạy từ sau Tết Nguyên đán 2016. "Em dạy từ lớp 3 đến lớp 8, lớp 8 có 5 em, lớp 7 có 6 em. Còn các lớp còn lại mỗi lớp có 14 em. Em dạy cả tuần và dạy 8 tiết mỗi ngày", Hải Đường tâm sự.
Hải Đường chia sẻ lý do về Đông Yên: "Em thương các em, chúng nó cần cái chữ, vì tình thương, vì chia sẻ nỗi buồn cùng các em và phụ huynh. Ngày xưa em cũng cùng cảnh ngộ, việc học bị gián đoạn nên em hiểu tâm trạng của người khát khao được đi học là thế nào. Thế là em tới thôi chứ không nghĩ gì cả".
Ngoài cô ra, còn có 6 anh chị lớp trên về nhà dạy Văn và Toán cho các em. Họ được các em nhỏ ở đây gọi thân mật là cô Kiều Xoan, cô Dương, cô Kim Dung, cô Kính, cô Thảo, cô Toàn, thầy Thi, thầy Cường, thầy Phương.
.
25/06/2016 12:14
Trong hai năm học vừa qua, có rất nhiều lớp học tự phát được mở ra tại KKT Vũng Áng. Thầy cô giáo là những người rất đặc biệt. Có người ở tận bên Nghệ An sang. Có những thầy cô giáo là các anh chị lớp trên bày cho các em lớp dưới đang thất học. Chính quyền thì cho rằng những lớp học này sai, không đúng quy định; trong khi đó, trẻ em vô tội, ngơ ngác, cần chữ. Dưới đây là ghi nhận của một nhà giáo ở Hà Tĩnh.
Hai năm học trước, có 155 học sinh thôn Đông Yên (xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phải thất học. Nguyên nhân là do bố mẹ các em chưa đi tái định cư mà chính quyền yêu cầu các em phải lên học các trường trên khu tái định cư cách nhà 25 km. Trong khi đó, học sinh ba thôn bên cạnh là Hải Thanh, Hải Phong, Tân Phúc Thành không thuộc diện di dời tái định cư thì được học trường gần nhà, sát ngay cạnh thôn Đông Yên. Hiện đã có 27 em đã đi học ở nhiều nơi, còn 128 em chưa được đến trường.
Những thầy cô đặc biệt
Cô giáo Phan Thị Hải Đường, sinh năm 1986, chưa lập gia đình, quê ở Đô Lương, Nghệ An, tốt nghiệp khoa Anh văn, trường CĐSP Nghệ An. Cô đã từng đi dạy hợp đồng nhưng rồi thất nghiệp. Nghe tin ở Đông Yên xa xôi đã 2 năm rồi có 155 em học sinh đang muốn học, cô xin phép bố mẹ rồi lên đường tìm vào Kỳ Anh. Phụ huynh đã mở các lớp học để nhờ cô giúp con em họ.
Cô Hải Đường sống nhờ trong nhà dân, dân góp gạo nuôi cô. Cô dạy cho những đứa trẻ cần chữ hoàn toàn miễn phí. Cô từ chối mọi sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm vì sợ bị hiểu lầm. Cô cho biết, cô vào dạy từ sau Tết Nguyên đán 2016. "Em dạy từ lớp 3 đến lớp 8, lớp 8 có 5 em, lớp 7 có 6 em. Còn các lớp còn lại mỗi lớp có 14 em. Em dạy cả tuần và dạy 8 tiết mỗi ngày", Hải Đường tâm sự.
Hải Đường chia sẻ lý do về Đông Yên: "Em thương các em, chúng nó cần cái chữ, vì tình thương, vì chia sẻ nỗi buồn cùng các em và phụ huynh. Ngày xưa em cũng cùng cảnh ngộ, việc học bị gián đoạn nên em hiểu tâm trạng của người khát khao được đi học là thế nào. Thế là em tới thôi chứ không nghĩ gì cả".
Ngoài cô ra, còn có 6 anh chị lớp trên về nhà dạy Văn và Toán cho các em. Họ được các em nhỏ ở đây gọi thân mật là cô Kiều Xoan, cô Dương, cô Kim Dung, cô Kính, cô Thảo, cô Toàn, thầy Thi, thầy Cường, thầy Phương.
.
Cô Phan Thị Hải Đường với các em học sinh.
Giúp trẻ cần chữ là vi phạm pháp luật?
Các thầy cô kèm cặp, bày vẽ cho các em học chữ ở đây luôn phải nơm nớp lo âu vì bị công an xã liên tục gửi giấy triệu tập lên xã. Họ cho rằng việc dạy như vậy là trái pháp luật. Các anh chị dạy kèm ở đây cho biết thời gian đầu năm học các em và các anh chị đã bị khủng hoảng tinh thần, sống trong sợ hãi. “Nói đến mà rơi nước mắt. Chúng rất ham học, chỉ nhìn vào ánh mắt của chúng là biết chúng khát khao được tới trường như thế nào. Chúng luôn hỏi em khi nào thì chúng em được trở lại trường hả cô?” – một giáo viên chia sẻ.
Cô Hải Đường cho biết thêm: “Em thì chưa bị triệu tập nhưng thời gian trong năm 2015 có nhiều anh chị bị Công an xã Kỳ Lợi triệu tập nhưng họ không dám tới. Các bậc phụ huynh là những người bảo vệ ngoài cửa cho các em học ở trong nhà. Bà con giữ bí mật vì sợ công an đuổi em về thì các em không được học. Em chỉ bị vặn hỏi một lần vào giữa tháng 4.2016 khi họ biết em có mặt ở đây để giúp đỡ các em. Trong một ngày, công an xã ghé thăm hai lần”.
.
Thầy Trần Đình Trợ đang trò chuyện cùng các em học sinh.
Ông Nguyễn Hữu Sum, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Thị xã Kỳ Anh khẳng định với báo chí: “Theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ Trường Tiểu học, THCS thì việc mở lớp dạy học mà không được sự cho phép của chính quyền địa phương và cơ quan hữu quan, đặc biệt là sử dụng đội ngũ chưa đủ tiêu chuẩn để lên lớp là vi phạm pháp luật”.
Còn ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh thì cho biết: “Về quan điểm, tỉnh Hà Tĩnh đã cho chủ trương sớm đưa các em trở lại trường học. Trước mắt, thị xã sẽ tổ chức cho các em ôn lại kiến thức trong hè vì các em đã bỏ học 2 năm nay. Còn năm học tới, các em sẽ được bố trí học ở đâu, học như thế nào thì chúng tôi đang bàn. Sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc đối thoại với các hộ dân Đông Yên để giải quyết vụ việc”.
Liệu các em học sinh Đông Yên thất học hai năm nay có được bổ túc kiến thức trong hè hay không? Bao giờ thì 128 học sinh bỏ học được đến trường như những trẻ em khác ở các thôn Hải Thanh, Hải Phong, Tân Phúc Thành kề bên? Đó là những câu hỏi đơn giản nhưng không dễ trả lời trong bối cảnh cả chính quyền và người dân đều cho rằng mình đúng. Ai sai, ai đúng là chuyện của người lớn nhưng xin đừng để 155 trẻ thơ vô tội thành nạn nhân cho những bất đồng tái định cư.
Lê Quốc Châu
Quan cấm học để quan dễ cai trị đấy thôi!
Trả lờiXóaCông an Đông Yên không bỗng dưng làm việc này mà không có chỉ đạo của chính quyền Hà Tĩnh. Nơi mà tình "keo sơn" Đã gắn chặt với các doanh nghiệp TQ bằng tiền... Mục đích bắt các cháu nhỏ đi học mỗi ngày khoảng 50 km là để gây khó khăn cho gia đình. Nếu thương con thì họ buộc phải rời bỏ quê hương, bỏ kế sinh nhai...theo đúng ý định của chính quyền để tạo điệu kiện mặt bằng cho các doanh nghiệp mở rộng... Những giáo viên tình nguyện đã "cản trở" mưu đồ thâm độc này và công an Đông Yên là kẻ trực tiếp thực hiện hành vi vô nhân đạo đó... Điều này cũng được đề cập rất rõ trong "phóng sự cá" do truyền hình Đài Loan thực hiện...
XóaTôi không thể nói gì hơn ngoài sự phẫn nộ
Trả lờiXóaChúng định ngu dân để dễ lừa gạt đây
Trả lờiXóaMột sự trả thù hèn hạ!
Trả lờiXóaChính quyền như thế này thì đã đến lúc toàn dân hãy đoàn kết lai ai có gươm dùng gươm , ai có dao dùng dao không thì cũng dùng gậy gộc cùng đất đá để đòi lại quyền sống quyền TỰ DO .
Trả lờiXóacựu chiến binh
thật là một chế độ khốn nạn
Trả lờiXóaĐọc xong câu chuyện tôi cảm thấy buồn cho đất nước mình. Tại sao trên hành tinh nầy lại còn có một chế độ, một chính quyền quá ác độc với chính nhân dân của mình. Tôi tự hỏi " Những người lãnh đạo đất nước nầy có phải là người Việt Nam? ". Có ai trả lời được không?
Trả lờiXóaMột chế độ mà chính quyền độc ác với chính nhân dân của mình thì còn có Trung Cộng và Khơme Đỏ.
XóaVậy là mấy ông chính quyền địa phương thà là để các em ngu dốt tăm tối hơn là để mất quyền kiểm soát của mình? Dù là họ không có khả năng, dù họ đã thất bại ngần đó năm không giúp được các em, dù là họ không mất mát một chút gì trong ngân quỹ mà họ vắt ra từ người dân?
Trả lờiXóaCái họ cần có lẽ là khi người dân mang ơn phải là mang ơn họ, phải là mang ơn đảng của họ!
chế độ này làm ngu Dân để cai trị
Trả lờiXóaCô Đường và Thầy Trợ đáng được Vinh danh chứ không phải mấy anh chị ba lăng nhăng làm trò để quay phim, lấy tiền chi ngân sách ra tuyên truyền cho công lãnh đạo của đảng.
Trả lờiXóaChế độ này luôn nắm lấy những nhu cầu thiết yếu của con người để cai trị, buộc dân phải làm theo ý mình: chế độ hộ khẩu, phiếu gạo, nhu yếu phẩm, giáo dục, sinh kế làm ăn... Muốn ép buộc cha mẹ các em phải nhượng đất đai, phương kế sinh nhai cho các tập đoàn họ đã không ngần ngại buộc các em thôi học, ngăn chận những ai có ý định giúp đỡ các em học hành. Chúng còn ác độc, nham hiểm hơn cả bọn thực dân.
Trả lờiXóaTôi nghĩ đã đến lúc tất cả các thầy cô có điều kiện cần đến đây làm từ thiện
Trả lờiXóaNhỏ nhen. Bọn này đáng xuống địa ngục!
Trả lờiXóaThời thuộc Pháp chúng dùng chính sách ngu dân để dễ cai trị, Việt Minh kịch liệt lên án chính sách này! Còn thế kỷ 21, dưới chế độ "XHCN ưu việt", chính sách này được thực hiện ngay tại quê hương cách mạng! Thế là thế nào? Ngày nào thủ tướng cũng đọc báo và lắng nghe tiếng nói của dân!!! Cha mẹ ơi! Thủ tướng ơi!!! Chính sách ngu dân ơi!!!
Trả lờiXóaBọn này ác, chúng bất chấp tất cả, trẻ không tha, già không thương. Chúng bất chấp hiến pháp, mọi trẻ em đều có quyền học hành.
Trả lờiXóaviệc ông Trần Đăng Tuấn được 100% cử tri muốn Ông đại diện cho họ chẳng có gì làm ngạc nhiên chúng tôi. có chăng chỉ là việc Ông Trần Đăng Tuấn bị cán bộ khước từ! có chăng là bọn dư luận viên 'đả đảo' Ông!!! Việt Nam, Đất Nước Tôi những ngày đau buồn!!! đau nhất là, trên mảnh đất này, có bao nhiêu con người đáng quí trọng cả về tâm và tài lại chịu dưới ách thống trị của tụi mất dạy, không tâm, không tài....tiếp tay cho giặc!!!
Trả lờiXóaXứng đáng để bị truy tố ra tòa án quốc tế vì tội hành hạ, tước đoạt quyền của trẻ em.
Trả lờiXóa"tôi kính đề nghị ông Tổng bí thư và ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục về nơi đó làm hai việc: Cám ơn những người dạy chữ cho các em, và đuổi khỏi biên chế bậu xậu ăn cơm dân mà bạc tình với con em như thế. Không có lý do gì mà trẻ con không được dạy học."(Trần Đăng Tuấn)Ông tổng bí thư và bộ trưởng giáo dục có đọc báo "lề trái" bao giờ đâu mà TS.Trần Đăng Tuấn đề nghị cho phí lời!
Trả lờiXóaKhông thể để dạy học tự phát như thế được, rất nguy hiểm. Ví dụ ngày xưa có trường Dục Thanh đã bị biến thành nơi ẩn náu của mộ kẻ phản loạn đấy thôi. Bà con xem có phải không?
Trả lờiXóaAnh Tuấn "giận run người", không giận mới lạ. Ai đọc thông tin này mà không giận. Chẳng những giận mà còn căm thù thói đạo đức giả của các can bộ từ cao chót vót đến cấp làng xã. Hay yêu cầu anh Nguyễn Phú Trọng về tận nơi để thị sát đi. Chứ anh đến Vũng Áng chỉ ngồi trong phòng lạnh rồi phán thì dân đâu có nể anh. Cái định hườn XHCN của anh nó ngày càng tệ. Anh tìm mãi chẳng ra. Còn cái cần thì anh không tìm, cố tình không tìm, cố tình không thấy. Cái thói ngạo mạn cộng sản nó đã ngấm vào máu anh rồi nên khó thay.
Trả lờiXóavới phương châm ngu dân dễ trị...
Trả lờiXóaCông an ở đây làm đúng đấy, học để làm gì người ta học lớp 2 lớp 3 còn làm được công an, còn đánh được dân thì trẻ con học làm gì, không cần học, lớn lên các chú cho làm công an, được chưa?
Trả lờiXóaTruyền hình Đài Loan đứng về phía người dân, còn chính quyền VN họ muốn đuổi người dân ra khỏi mảnh đất từ hàng trăm năm nay họ sinh sống. Một chính quyền nhà nước dã man, mam rợ độc ác hơn cầm thú. Vì ai mà nhân dân Vũng Áng phải chịu đựng những cảnh cự khổ này.
Trả lờiXóa