Và lần này là “bán cảng Hải Phòng”
Đào Tuấn
Lao động
7:15 AM, 23/01/2015
Một tin có vẻ sẽ gây sốc cho nhiều người: Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, đề nghị “mua đứt” cảng Hải Phòng đã được Quỹ Dự trữ quốc gia Oman đưa ra. Hai ngày sau đó, Bộ GTVT có văn bản đề nghị cho phép Vinalines chuyển nhượng từ 19,68 - 29,68% cổ phần cho đối tác.
Một số chi tiết khác trong thương vụ đình đám này là việc bán cảng nhằm giảm tỉ lệ sở hữu của Vinalines từ 94,68% xuống đến mức tối thiểu 51%. Việc bán cảng, theo đó, “giúp Vinalines có thêm hàng trăm tỉ đồng tiền thật, tạo nguồn lực tài chính để tái cơ cấu”.
Việc bán cảng Hải Phòng của Vinalines hôm nay hẳn khiến nhiều người nhớ tới “lời than lịch sử” của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mỹ Manuen Lujan năm 1991, rằng “Có cảm giác người Nhật đã mua cả nước Mỹ”. Bấy giờ, người Nhật “bình thản” mua lại MCA - một người khổng lồ của Hollywood - với cái giá mà người Mỹ gọi là “kênh kiệu” 6,6 tỉ USD. Trước đó là Mitsubishi với việc mua đứt tòa nhà Rockefeller, biểu tượng của sự hùng mạnh nước Mỹ.
Không có gì là không thể xảy ra trong thời đại toàn cầu hóa hôm nay, và việc bán cảng cũng là bình thường thôi, cho dù hai chữ “bán cảng” xem ra có vẻ gây sốc, cho dù dư luận cũng có cái cảm giác bất lực như người Mỹ trước đây.
Nhưng vấn đề đáng nói là ở chỗ việc “bán cảng” diễn ra vì nguyên nhân Vinalines không biết cách làm ăn, và thậm chí - vì thiếu vốn thì việc bán cảng lại phải cần xem xét cẩn trọng.
Bởi việc bán ế cổ phiếu cảng, thê thảm đến mức giá trúng đấu giá bình quân (13.507 đồng/cổ phiếu), thấp hơn thậm chí giá cổ phiếu của một số cảng nhỏ - không phải vì cảng thương mại lớn nhất miền Bắc, niềm tự hào XHCN năm nào không có giá trị, mà vì những bất cập trong quản lý của DNNN này.
Bởi việc bán cảng có thể tạo ra một tiền lệ xấu cho các DNNN: Nếu không sinh lợi nhuận, vì bất cứ lý do gì, là bán và bán cho bất cứ ai!
Và nếu với lý do cần tiền thật, cần nguồn lực lớn mà phải bán một cảng, ngay trong thời điểm Vinalines khó khăn với những món nợ ngập đầu vẫn mang lại mức lợi nhuận 150 tỉ đồng mỗi năm - thì cũng không có gì đảm bảo rằng nguồn lực 1.300 tỉ đồng đó có thể được Vinashin dùng để “mua” được cái gì hơn chính cảng Hải Phòng.
Đào Tuấn
Lao động
7:15 AM, 23/01/2015
Một tin có vẻ sẽ gây sốc cho nhiều người: Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, đề nghị “mua đứt” cảng Hải Phòng đã được Quỹ Dự trữ quốc gia Oman đưa ra. Hai ngày sau đó, Bộ GTVT có văn bản đề nghị cho phép Vinalines chuyển nhượng từ 19,68 - 29,68% cổ phần cho đối tác.
Một số chi tiết khác trong thương vụ đình đám này là việc bán cảng nhằm giảm tỉ lệ sở hữu của Vinalines từ 94,68% xuống đến mức tối thiểu 51%. Việc bán cảng, theo đó, “giúp Vinalines có thêm hàng trăm tỉ đồng tiền thật, tạo nguồn lực tài chính để tái cơ cấu”.
Việc bán cảng Hải Phòng của Vinalines hôm nay hẳn khiến nhiều người nhớ tới “lời than lịch sử” của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mỹ Manuen Lujan năm 1991, rằng “Có cảm giác người Nhật đã mua cả nước Mỹ”. Bấy giờ, người Nhật “bình thản” mua lại MCA - một người khổng lồ của Hollywood - với cái giá mà người Mỹ gọi là “kênh kiệu” 6,6 tỉ USD. Trước đó là Mitsubishi với việc mua đứt tòa nhà Rockefeller, biểu tượng của sự hùng mạnh nước Mỹ.
Không có gì là không thể xảy ra trong thời đại toàn cầu hóa hôm nay, và việc bán cảng cũng là bình thường thôi, cho dù hai chữ “bán cảng” xem ra có vẻ gây sốc, cho dù dư luận cũng có cái cảm giác bất lực như người Mỹ trước đây.
Nhưng vấn đề đáng nói là ở chỗ việc “bán cảng” diễn ra vì nguyên nhân Vinalines không biết cách làm ăn, và thậm chí - vì thiếu vốn thì việc bán cảng lại phải cần xem xét cẩn trọng.
Bởi việc bán ế cổ phiếu cảng, thê thảm đến mức giá trúng đấu giá bình quân (13.507 đồng/cổ phiếu), thấp hơn thậm chí giá cổ phiếu của một số cảng nhỏ - không phải vì cảng thương mại lớn nhất miền Bắc, niềm tự hào XHCN năm nào không có giá trị, mà vì những bất cập trong quản lý của DNNN này.
Bởi việc bán cảng có thể tạo ra một tiền lệ xấu cho các DNNN: Nếu không sinh lợi nhuận, vì bất cứ lý do gì, là bán và bán cho bất cứ ai!
Và nếu với lý do cần tiền thật, cần nguồn lực lớn mà phải bán một cảng, ngay trong thời điểm Vinalines khó khăn với những món nợ ngập đầu vẫn mang lại mức lợi nhuận 150 tỉ đồng mỗi năm - thì cũng không có gì đảm bảo rằng nguồn lực 1.300 tỉ đồng đó có thể được Vinashin dùng để “mua” được cái gì hơn chính cảng Hải Phòng.
Bán , bán , bán hết đi ! Có điều 90 triệu dân người nào cũng chứa độc tố trong người trên mức cho phép( do ăn uống thực phẩm đọc hại và do môi trường sống ô nhiễm ) nên muốn bán cũng không ai mua đâu nhé !Đừng hòng.
Trả lờiXóabán cho tàu là chắc chắn
Trả lờiXóaÔng bạn nói mất phần tôi rồi . Đúng là chỉ bán cho thằng tầu là chắc ăn nhất , yên tâm nhất , có lợi nhất . Vì là 2 đảng 2 nhà nước anh em mà .
XóaBộ phim Chiến Hạm Cuối Cùng phần 3 của Mỹ bắt đầu lên sóng có rất nhiều cảnh về cảng Hải Phòng, Vịnh Hạ Long, sông Bạch Đằng... Nội dung về cuộc xung đột giả tưởng giữa Mỹ và Trung Quốc. Họ làm như thể cho người Việt Nam xem vậy, còn chính người Việt thì lại không biết trân trọng những thứ quý giá của mình
Trả lờiXóaPhải bán là đúng rồi! Không bán lấy gì nuôi bộ máy khổng lồ nhất TG đến Tập mà biết chuyện cũng kinh sợ! Chỉ cần trả lương kém hơn trước tí nữa là chẳng còn thằng nào theo đảng , nên cứ phải cố "nuôi" . Nhưng trò đời đã dạy rồi "càng cố , càng chết" ! Rồi cũng đến lúc phải bán cả...Ba Đình có khi! Sắp thôi!
Trả lờiXóaCCB đánh Tàu.
Ba Đình mà nhằm nhò gì, chuẩn bị bán luôn Đền Hùng - Phú Thọ, làm đếch gì chúng ông ?
Trả lờiXóaBán cho ai biết quản lý cũng được, miễn là đừng bán cho Trung Quốc.
Trả lờiXóa