Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Tin NÓNG: MÁY BAY CHIẾN ĐẤU CỦA VN "MẤT TÍCH" TRÊN BIỂN ĐÔNG


Chiến đấu cơ Su-30MK2 của VN 'mất tích' 
13h00 ngày 14.6.2016 (giờ HN)

Một máy bay tiêm kích Su30 - MK2 mất liên lạc tại khu vực Nghệ An, báo tại Việt Nam đưa tin.

Báo Thanh Niên tường thuật máy bay xuất phát từ sân bay Sao Vàng (Thọ Xuân - Thanh Hóa) và sau đó mất liên lạc khi cách đất liền ở Diễn Châu (Nghệ An) khoảng 25km.


Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân, được các báo trong nước dẫn lời xác nhận chiếc máy bay mất liên lạc.

Tờ Tuổi Trẻ nói Ủy ban Quốc gia tìm kiếm Cứu nạn, Quân chủng phòng không- Không quân Việt Nam đang tìm kiếm chiếc máy bay.

"Ngư dân Lê Văn Cương đang đánh bắt cá trên biển cho biết, lúc 8 giờ 30 phút cùng ngày, ngư dân phát hiện 1 máy bay rơi tại vùng biển khoảng 18-19 độ vĩ bắc, 106,4 độ kinh đông, cách đảo Mắt (thị xã Cửa Lò, Nghệ An) về phía đông khoảng 4-6 hải lý," báo Thanh Niên trích dẫn lời một nhân chứng.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục cứu hộ, cứu nạn - Bộ Quốc phòng được trang Soha.vn dẫn lời xác nhận sự cố Su-MK2 và đang phối hợp các bên liên quan tham gia xử lý vụ rơi máy bay.

Được biết, hai phi công trên chuyến bay thượng tá Trần Quang Khải, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn 371 và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, Phi đội trưởng.

Phi công Nguyễn Hữu Cường được cho là đã thoát khỏi máy bay, rơi xuống biển và bơi vào bờ. Một phi công còn lại là Trần Quang Khải vẫn đang mất tích, Báo Zing.vn cập nhật.

Theo trang Wikipedia, Sukhoi S-30 MK2 là dòng máy bay chiến đấu hiện đại, do công ty Sukhoi phát triển vào năm 1997.

Đây là phi cơ chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết và hành trình dài. Sukhoi-MK2 là phiên bản nâng cấp của Su-30MKK với khả năng chiến đấu trên biển.

Các vụ rơi máy bay quân sự của Việt Nam bộc lộ điểm yếu và sẽ được những quốc gia như Trung Quốc, vốn có tranh chấp trên biển với nước này, theo dõi chặt chẽ, Giáo sư Carl Thayer, từ học viện quốc phòng Úc, từng nói với BBC.



Trong phỏng vấn với BBC nhân vụ hai chiến đấu cơ Su-22 bị rơi trên vùng biển gần đảo Phú Quý, Bình Thuận trong lúc tập luyện vào giữa tháng Tư năm 2015, ông Thayer nói "Với tỷ lệ rơi này thì bất cứ không quân hiện đại nào trên thế giới cũng sẽ tỏ ra lo ngại về độ an toàn của loại máy bay này".

"Không quân Việt Nam chủ yếu là Su-22, bên cạnh Mig 21. Đây không phải là những phi cơ chiến đấu hiện đại mà những nước như Trung Quốc còn muốn đưa vào sử dụng."

Trung tướng Võ Văn Tuấn - Phó tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam khi đó nói sau khi đã vớt được hộp đen rằng cơ bản có thể khẳng định là hai máy bay SU 22 rơi trên biển Phú Quý (Bình Thuận) "không xuất phát từ nguyên nhân kỹ thuật mà thuốc vấn đề thao tác, dẫn đến hai máy bay đã va chạm với nhau trên không”.

Vụ tai nạn khi đó là vụ tai nạn thứ 3 tại Việt Nam liên quan đến phi cơ chiến đấu Su-22. Hai vụ tai nạn vào năm 2006 và năm 2009 cũng đã khiến hai phi công tử nạn.

"Một trong các điểm yếu lớn nhất là chất lượng huấn luyện. Họ cho rằng với chất lượng huấn luyện hiện nay thì quân đội Việt Nam không đủ sức ứng phó với chiến tranh."

"Những nước như Hoa Kỳ thường lấy số giờ huấn luyện của phi công nước mình ra để so sánh với các nước khác và từ đó đánh giá độ thiện chiến của các nước khác."

Giáo sư Thayer nói thêm rằng các vụ rơi máy bay gần đây đang xác nhận đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc về điểm yếu của quân đội Việt Nam.

"Các chuyên gia Trung Quốc cũng cho rằng công tác hậu cần và chất lượng bảo trì là các điểm yếu khác của Việt Nam."

"Tôi nghĩ phía Trung Quốc sẽ theo dõi sát kết luận từ phía Việt Nam về nguyên nhân gây ra vụ tai nạn mới nhất", ông Carl Thayer nói.

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét