Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

Phản biện đặc cách: CÒN PHẢN BIỆN TỨC LÀ KHÔNG VÔ CẢM VỚI XH

Trường THPT Trần Nhân Tông nơi cô giáo Trần Thị Mỹ Hà làm việc. Ảnh GĐ&XH.
 
Cô giáo phản pháo việc đặc cách tuyển dụng và một đám đông vô cảm
 
Người đưa tin
25.06.2016 | 11:00 AM

Tại sao chúng ta có quyền yêu thích, có quyền đồng ý với một quyết định, một sự kiện mà chúng ta lại không cho người khác quyền được phản biện

Quả thật cuộc sống là một chuỗi mâu thuẫn và nghịch lý khó có thể lý giải bởi một mặt, ai ai cũng mong muốn có một xã hội mà con người được “tự do ngôn luận”, được phản biện và sống thật với chính mình. Vậy mà mặt khác, họ sẵn sàng dìm một cá nhân không thương tiếc nếu như cá nhân đó “khác biệt”, không chịu đeo chiếc mặt nạ của đám đông.

Một trong những minh chứng cụ thể nhất cho “mâu thuẫn” đó chính là sự bức xúc một cách độc đoán của dư luận dành cho cô giáo Trần Thị Mỹ Hà, tổ trường bộ môn Ngữ Văn trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội về việc cô bày tỏ quan điểm liên quan đến chính sách đặc cách vợ Đại tá Trần Quang Khải được vào ngành giáo dục.

Chỉ sau một dòng chia sẻ: “Giống cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học. Ku Tây không thích điều này” mà cô đã gánh lấy không biết bao nhiêu phiền toái. Từ bạn bè đồng nghiệp đến những “vị khách vãng lai” trên mạng xã hội... Tiếng dữ đồn xa, chẳng mấy chốc độc giả cả nước đã biết đến cô và “dành tặng” cho cô những mỹ từ đẹp đẽ nhất để nói về con người dã tâm.
Những dòng chia sẻ của cô giáo Hà trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình

Khoan hãy bàn tới những vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ hay những ý nghĩa nhân văn đằng sau hành động đặc cách đó. Chúng ta chỉ bàn tới “cảm xúc” trong sự việc này – vấn đề mà gắn liền vào suy nghĩ của hầu hết chúng ta khi nói đến phát ngôn của cô giáo Mỹ Hà.

Có thể thấy, những chia sẻ của cô Hà đơn thuần chỉ bày tỏ sự “không thích” trước việc đặc cách tuyển dụng vợ Đại tá Trần Quang Khải vào trường THPT Chu Văn An. Sự không đồng tình này của cô đều dựa trên những cơ sở khách quan chứ hoàn toàn không phải là tính “đố kị”, “nhỏ nhen” mà nhiều độc giả lầm tưởng.

Bởi riêng với đặc thù của ngành giáo dục, không thể có chuyện dễ dãi trong tuyển dụng nhân sự. Hậu quả của sự “dễ dãi” trong ngành y chỉ tính bằng người còn hậu quả của sự “dễ dãi” trong giáo dục lại tính bằng cả thế hệ.

Vậy tại sao chúng ta có quyền yêu thích, có quyền đồng ý với một quyết định, một sự kiện mà chúng ta lại không cho người khác quyền được phản biện? Phải chăng chúng ta đang tự biến xã hội thành một bầy cừu, tất cả đều phải đi theo đàn, chú cừu nào thoát ra khỏi “quy luật” ấy sẽ ngay lập tức bị “ăn thịt”?

Có lẽ chính những người đang ngày đêm lên tiếng bảo vệ sự “nhân đạo” một cách mù quáng mới là căn nguyên của bệnh vô cảm mà chúng ta đang ngày đêm áp đặt cho người khác. Bởi nếu ai đó vẫn còn có tâm lý phản biện, đưa ra chính kiến của mình về một vấn đề thì chứng tỏ họ vẫn còn “cảm xúc", vẫn còn quan tâm. Chỉ khi họ cứ lầm lũi đi theo đám đông, không dám nêu quan điểm của mình, chẳng phân biệt được đâu là sự phải, cũng chẳng biết mình cần hành động gì, mình cần nói gì đấy mới là lúc con người ta dương tính với bệnh vô cảm.

Xuân Thu
* Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả.
 
 

7 nhận xét :

  1. Cái đám "hành hung" cô giáo bằng lời nói là cái đám ăn mày, ăn theo. Xét trên bình diện dư luận chung của cả nước thì cô giáo như thiên thần rồi còn gì!

    Trả lờiXóa
  2. Khi cô Trần Thị Mỹ Hà nói KHÔNG THÍCH cái CÁCH LÀM VIỆC của ông CHUNG thì ai mới thực sự là người đáng trách? Ông CHUNG hay cô HÀ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phải công nhận ông Chung là người biết trong vụ này! Ông rất khôn ngoan nên đã can thiệp kịp thời, coi như cái tát vào mặt gã hiệu trưởng! Gã này làm gì mà bợ đít cật lực, nâng bi hết công suất thế không biết!

      Xóa
    2. Yêu/ghét là cảm tính, nó phụ thuộc vào mỗi người! Còn tuyển dụng là luật định, nên việc này phải có căn cứ pháp lý. Noí như thế nhiều người cho là vô cảm? -Không phải đâu! Chúng ta có biết bao nhiêu hoàn cảnh cần ưu tiên như vậy? -Nhiều lắm, chỉ nói con các thương binh, liệt sĩ chúng ta đã làm được như vậy chưa? nếu chưa làm hết được thì đó là chưa công bằng?
      Cần hành động theo lý trí chứ không phải theo cảm tính!
      Tôi còn nhớ gương hy sinh của LS Lê Đình Chinh năm 1979, một bài hát ca ngợi anh lúc ấy được phổ biến rộng rãi để học tập, nhưng thử hỏi gia đình anh được ưu tiên gì?
      Cho nên không vội lên án cô giáo Hà, bởi cô ấy có quyền bầy tỏ ý nghĩ của riêng mình thông qua thực tế nhận thức?

      Xóa
  3. Cô giáo Mỹ Hà là người đáng quý! Dù gì thì cô cũng được số đông yêu mến! Còn cái đám đầu gấu bồi bút đâm thuê chém mướn thì kể làm gì! Tụi chúng nó đều là súc vật cả thôi! Đồng nghiệp với anh Mai Phan Lợi đã từng nhận sự giúp dỡ của anh mà nó còn ăn cháo đá bát thì có còn liêm sỉ làm người nữa không?

    Trả lờiXóa
  4. Bây giờ cái bọn đâm thuê chém mướn càng đấu tố cô giáo Mỹ Hà thì càng phong thánh cho cô giáo chứ gì!

    Trả lờiXóa
  5. Nhận xet của cô giáo Mỷ Hà đúng, tốt, chính xác, xử ki luật là xử bây bạ quá rùi ???? Chủ tịch TP hà Nội giải quyết vụ án nầy được kg???

    Trả lờiXóa