Hoang Huong
1.6.2016
1.6.2016
Hai tháng sau thảm hoạ môi trường chưa từng có. Khi xác cá đầu tiên dạt vào bờ biển dọc Miền Trung, cũng là lúc những cuộc gọi huỷ tour, huỷ hợp đồng mua cá tới tấp. Đầu mùa du lịch mà vắng hắt hiu. Cảng Thuận An, là nguồn cá lớn nhất Huế cũng buồn hắt hiu với 2 tàu neo đậu. Thương lái vắng vẻ.
“Cá này là cá gì, đánh bắt ở gần hay xa bờ hả chị?” “Là cá nục, tàu chúng tôi đánh bắt ở tận vùng đảo Hải Nam, TQ đấy”, chị bán cá vừa khuân các thùng lên xe vừa trả lời, lảng tránh ánh mắt của tôi.
Trong thâm tâm, tôi biết đó là lời nói dối, hành trình từ Huế đến Hải Nam đánh cá là khó xảy ra, chưa kể bao yếu tố khác. Tôi im lặng không hỏi gì thêm, điều gì đó khó nói nên lời, xót xa và buồn. Người dân chỉ có phương tiện tự vệ duy nhất là lời nói dối không thuyết phục đó để bảo vệ kế mưu sinh của họ.
Hai tháng không đi biển, ngư dân mỏi mòn, ngành chế phẩm cá cũng hiu hắt. Ngay những người bán bán tạp hoá không trực tiếp đến nghề biển cũng buồn vì hàng hoá chẳng mấy người mua. Tiền không có, ngay nhu yếu phẩm hàng ngày cũng phải cắt giảm chắt bóp. Từ anh taxi đến nhân viên khách sạn, người làm nghề cũng nói không ăn cá biển. Cá đánh bắt được đưa đi đâu tôi không dám chắc.
Gần cảng Thuận An là một chợ nhỏ cho người địa phương, được giới thiệu là cá đầm phá, cá nước ngọt và nước lợ. Có điểm chung là cá rất bé, chỉ bằng 1 -2 ngón tay. Một rổ cá 2 – 3 chục nghìn đến cả trăm con. Người bạn Huế đi cùng tôi cứ kêu lên tiếc rẻ: “trời ơi cá này lớn nhanh lắm, để 1 – 2 tháng là to gấp đôi gấp ba rồi, đánh bắt thế này là tận diệt rồi”. Bình thường người dân dùng lưới mắt to đánh cá, từ ngày cá biển chết, những chiếc lưới có mắt nhỏ hơn, rà soát càn quét vùng đầm phá sông ngòi. Những chú cá nhỏ chẳng còn cơ hội để lớn.
Biển đã thành nghĩa địa đầy xương cá “xác cá dạt vào bờ khó lắm, tôi đã từng đứng quan sát, phải mất 4 tiếng một xác cá mới di chuyển chừng 2m trên bãi biển. Nếu tính 1 con thấy trên bờ phải hàng triệu con chết ngoài kia, một tấn xác cá thu được ở bãi biển thì dưới đáy biển kia phải nghìn tấn”, một người dân buồn bã. Tình trạng này không biết sẽ kéo dài đến bao giờ, nhưng chắc chắn không dễ trả lời.
PS: Cho hai con yêu của mẹ!
Hôm nay ngày thiếu nhi mẹ lại không ở nhà để chăm sóc chiều chuộng 2 đứa trẻ của mẹ được, nhưng các con sẽ không phải là thiếu nhi mãi. Con sẽ hiểu mẹ đi, làm việc, lên tiếng vì muốn các con yêu của mẹ không phải ăn những con cá bé tý trong nỗi hoang mang.
Mấy hôm nữa cho các con đi biển mà mẹ vẫn chưa biết có nên cho các con xuống bơi hay không, ăn món gì… Đó là điều đáng tiếc lắm.
Và mẹ phải lên tiếng… để những người đang tuyệt vọng không bị lãng quên, để mọi việc sớm được giải quyết, để mong ngày 1/6 sang năm mẹ con mình đã lại thoải mái tắm biển, ăn cá. Động cơ của mẹ là vậy, hai đứa nhí nhố ạh!
“Cá này là cá gì, đánh bắt ở gần hay xa bờ hả chị?” “Là cá nục, tàu chúng tôi đánh bắt ở tận vùng đảo Hải Nam, TQ đấy”, chị bán cá vừa khuân các thùng lên xe vừa trả lời, lảng tránh ánh mắt của tôi.
Trong thâm tâm, tôi biết đó là lời nói dối, hành trình từ Huế đến Hải Nam đánh cá là khó xảy ra, chưa kể bao yếu tố khác. Tôi im lặng không hỏi gì thêm, điều gì đó khó nói nên lời, xót xa và buồn. Người dân chỉ có phương tiện tự vệ duy nhất là lời nói dối không thuyết phục đó để bảo vệ kế mưu sinh của họ.
Hai tháng không đi biển, ngư dân mỏi mòn, ngành chế phẩm cá cũng hiu hắt. Ngay những người bán bán tạp hoá không trực tiếp đến nghề biển cũng buồn vì hàng hoá chẳng mấy người mua. Tiền không có, ngay nhu yếu phẩm hàng ngày cũng phải cắt giảm chắt bóp. Từ anh taxi đến nhân viên khách sạn, người làm nghề cũng nói không ăn cá biển. Cá đánh bắt được đưa đi đâu tôi không dám chắc.
Gần cảng Thuận An là một chợ nhỏ cho người địa phương, được giới thiệu là cá đầm phá, cá nước ngọt và nước lợ. Có điểm chung là cá rất bé, chỉ bằng 1 -2 ngón tay. Một rổ cá 2 – 3 chục nghìn đến cả trăm con. Người bạn Huế đi cùng tôi cứ kêu lên tiếc rẻ: “trời ơi cá này lớn nhanh lắm, để 1 – 2 tháng là to gấp đôi gấp ba rồi, đánh bắt thế này là tận diệt rồi”. Bình thường người dân dùng lưới mắt to đánh cá, từ ngày cá biển chết, những chiếc lưới có mắt nhỏ hơn, rà soát càn quét vùng đầm phá sông ngòi. Những chú cá nhỏ chẳng còn cơ hội để lớn.
Biển đã thành nghĩa địa đầy xương cá “xác cá dạt vào bờ khó lắm, tôi đã từng đứng quan sát, phải mất 4 tiếng một xác cá mới di chuyển chừng 2m trên bãi biển. Nếu tính 1 con thấy trên bờ phải hàng triệu con chết ngoài kia, một tấn xác cá thu được ở bãi biển thì dưới đáy biển kia phải nghìn tấn”, một người dân buồn bã. Tình trạng này không biết sẽ kéo dài đến bao giờ, nhưng chắc chắn không dễ trả lời.
PS: Cho hai con yêu của mẹ!
Hôm nay ngày thiếu nhi mẹ lại không ở nhà để chăm sóc chiều chuộng 2 đứa trẻ của mẹ được, nhưng các con sẽ không phải là thiếu nhi mãi. Con sẽ hiểu mẹ đi, làm việc, lên tiếng vì muốn các con yêu của mẹ không phải ăn những con cá bé tý trong nỗi hoang mang.
Mấy hôm nữa cho các con đi biển mà mẹ vẫn chưa biết có nên cho các con xuống bơi hay không, ăn món gì… Đó là điều đáng tiếc lắm.
Và mẹ phải lên tiếng… để những người đang tuyệt vọng không bị lãng quên, để mọi việc sớm được giải quyết, để mong ngày 1/6 sang năm mẹ con mình đã lại thoải mái tắm biển, ăn cá. Động cơ của mẹ là vậy, hai đứa nhí nhố ạh!
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét