Thợ lặn Chu Văn Đại
Thợ lặn của Formosa Hà Tĩnh phát hiện
cá chết hàng loạt tại miệng ống xả thải
QUANG ĐẠI - TRẦN TUẤN
Lao động
5:10 PM, 08/05/2016
Là thợ lặn chuyên nghiệp của Cty Formosa Hà Tĩnh, ông Chu Văn Đại (thôn Hải Phong 2, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phát hiện cá chết rất nhiều vào trưa 6.4, sức khỏe bị ảnh hưởng nên ông cùng 14 thợ lặn làm đơn xin nghỉ. Vị trí lặn tại điểm cuối của Cty Formosa, sát vị trí xả thải.
5:10 PM, 08/05/2016
Là thợ lặn chuyên nghiệp của Cty Formosa Hà Tĩnh, ông Chu Văn Đại (thôn Hải Phong 2, xã Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) phát hiện cá chết rất nhiều vào trưa 6.4, sức khỏe bị ảnh hưởng nên ông cùng 14 thợ lặn làm đơn xin nghỉ. Vị trí lặn tại điểm cuối của Cty Formosa, sát vị trí xả thải.
Cận cảnh đường ống xả thải của Cty Formosa Hà Tĩnh
Formosa bất nhất trong thông tin dùng hóa chất súc rửa đường ống
Lãnh đạo Formosa cúi đầu xin lỗi vì phát ngôn của ông Chu Xuân Phàm
Bộ Tài Nguyên - Môi trường cho phép Formosa xả thải công suất “khủng“
Đuổi việc người phát ngôn "gây sốc" khỏi Formosa
Thủ tướng làm việc về vụ cá chết: Xem xét việc phê duyệt đường ống xả thải ngầm cho Formosa
Formosa Hà Tĩnh từ chối trả lời về “ống xả thải ngầm” ở đáy biển Vũng Áng
.
Phóng viên Lao Động liên hệ để trao đổi về việc ông phát hiện cá chết trong quá trình lặn tại Cty Formosa, ông Đại đồng ý và hẹn gặp vào 17h30, sau khi đi làm về.
Đúng 17h30 ngày 7.5, PV có mặt tại thôn Hải Phong 2, Kỳ Lợi. Ông Chu Văn Đại năm nay 52 tuổi, người rắn chắc, là thợ lặn chuyên nghiệp có thâm niên vài chục năm, đã từng lặn ở đảo Trường Sa. Ông Đại chính thức vào làm cho nhà thầu phụ của Cty Formosa đã được 4 năm. Trong thôn Hải Phong 2 có 5 thợ lặn, toàn đội lặn là 15 người.
Công việc của các thợ lặn là san đá, ghép bê tông, trải vải chống lún, vải chống thấm, ngày lặn một buổi, làm trên bờ một buổi. Vị trí lặn ngay điểm cuối của Cty Formosa, phía đông, ngay sát vị trí xả thải của Cty Formosa.
Đúng 17h30 ngày 7.5, PV có mặt tại thôn Hải Phong 2, Kỳ Lợi. Ông Chu Văn Đại năm nay 52 tuổi, người rắn chắc, là thợ lặn chuyên nghiệp có thâm niên vài chục năm, đã từng lặn ở đảo Trường Sa. Ông Đại chính thức vào làm cho nhà thầu phụ của Cty Formosa đã được 4 năm. Trong thôn Hải Phong 2 có 5 thợ lặn, toàn đội lặn là 15 người.
Công việc của các thợ lặn là san đá, ghép bê tông, trải vải chống lún, vải chống thấm, ngày lặn một buổi, làm trên bờ một buổi. Vị trí lặn ngay điểm cuối của Cty Formosa, phía đông, ngay sát vị trí xả thải của Cty Formosa.
.
Về thời điểm phát hiện cá chết, ông kể: “Lúc đó, tôi lặn lên vào khoảng 9 giờ ngày 6.4, thì phát hiện cá chết rất nhiều. Ông bảo vệ cũng đã bắt được vài cân cá. Mùi nước thì không cảm nhận được do mũ lặn bịt kín, còn nước biển có màu hơi vàng.
Đây là hiện tượng mà từ mấy chục năm nay, ông và các bạn lặn chưa hề gặp. Mọi người đều nhận định, xưa nay chỉ có con cá đồng chết giá (rét), chứ chưa bao giờ có chuyện cá biển chết nhiều như thế này. “Chúng tôi cảm thấy nước độc”, ông Đại nói.
Ông Đại tiếp tục lặn thêm vài ngày nữa, khi lên bờ cảm thấy đắng trong miệng, về nhà cảm thấy mệt hơn những lần trước.
“Trước đây nước chỉ có vị mặn chứ không thấy khác lạ như lúc đó”, ông nói.
Cả 15 người đều thấy đi lặn về người mệt mỏi, khó chịu.
Lo lắng cho sức khỏe, sau đó, ông và mấy anh em trong tốp thợ lặn bàn nhau xin nghỉ một thời gian. Mọi người viết đơn và được Cty phê duyệt đồng ý. “Bọn anh được nghỉ từ 14.4 đến ngày 3.5, đúng 20 ngày”, ông Đại cho biết.
Đến ngày 3.5, ông Đại và tốp thợ lặn được Cty Formosa gọi đi làm lại. Về lý do đồng ý đi làm trở lại, ông Đại bộc bạch: “Anh em cũng bàn nhau chắc nước đã nhạt rồi, không độc nữa. Mặt khác, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, không có việc gì khác, con cái đi học, chi tiêu trong gia đình trông chờ vào bố cả, bố không có việc làm thì chết đói”. Mức tiền công của ông là 400 nghìn đồng/ngày, được đóng bảo hiểm đầy đủ.
PV hỏi sau khi đi làm lại có hiện tượng gì khác thường không, ông Đại cho hay: “Ngày đầu thì chát, còn ngày qua (6.5) thì thấy đắng đắng trong miệng”. Tốp thợ lặn được đưa đi kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Kỳ Anh, nhưng không phát hiện điều gì bất thường.
Tốp thợ lặn báo cáo với Cty, thì được trả lời nguyên nhân là “tảo nở hoa và thủy triều đỏ”.
Về nguyện vọng, ông Đại mong muốn các cơ quan ban ngành xử lý làm sao để ngư dân ra khơi đánh bắt, ổn định cuộc sống.
Cty Fomosa Hà Tĩnh nhìn từ âu thuyền Kỳ Phương.
Về thời điểm phát hiện cá chết, ông kể: “Lúc đó, tôi lặn lên vào khoảng 9 giờ ngày 6.4, thì phát hiện cá chết rất nhiều. Ông bảo vệ cũng đã bắt được vài cân cá. Mùi nước thì không cảm nhận được do mũ lặn bịt kín, còn nước biển có màu hơi vàng.
Đây là hiện tượng mà từ mấy chục năm nay, ông và các bạn lặn chưa hề gặp. Mọi người đều nhận định, xưa nay chỉ có con cá đồng chết giá (rét), chứ chưa bao giờ có chuyện cá biển chết nhiều như thế này. “Chúng tôi cảm thấy nước độc”, ông Đại nói.
Ông Đại tiếp tục lặn thêm vài ngày nữa, khi lên bờ cảm thấy đắng trong miệng, về nhà cảm thấy mệt hơn những lần trước.
“Trước đây nước chỉ có vị mặn chứ không thấy khác lạ như lúc đó”, ông nói.
Cả 15 người đều thấy đi lặn về người mệt mỏi, khó chịu.
Lo lắng cho sức khỏe, sau đó, ông và mấy anh em trong tốp thợ lặn bàn nhau xin nghỉ một thời gian. Mọi người viết đơn và được Cty phê duyệt đồng ý. “Bọn anh được nghỉ từ 14.4 đến ngày 3.5, đúng 20 ngày”, ông Đại cho biết.
Đến ngày 3.5, ông Đại và tốp thợ lặn được Cty Formosa gọi đi làm lại. Về lý do đồng ý đi làm trở lại, ông Đại bộc bạch: “Anh em cũng bàn nhau chắc nước đã nhạt rồi, không độc nữa. Mặt khác, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, không có việc gì khác, con cái đi học, chi tiêu trong gia đình trông chờ vào bố cả, bố không có việc làm thì chết đói”. Mức tiền công của ông là 400 nghìn đồng/ngày, được đóng bảo hiểm đầy đủ.
PV hỏi sau khi đi làm lại có hiện tượng gì khác thường không, ông Đại cho hay: “Ngày đầu thì chát, còn ngày qua (6.5) thì thấy đắng đắng trong miệng”. Tốp thợ lặn được đưa đi kiểm tra sức khỏe tại Bệnh viện Kỳ Anh, nhưng không phát hiện điều gì bất thường.
Tốp thợ lặn báo cáo với Cty, thì được trả lời nguyên nhân là “tảo nở hoa và thủy triều đỏ”.
Về nguyện vọng, ông Đại mong muốn các cơ quan ban ngành xử lý làm sao để ngư dân ra khơi đánh bắt, ổn định cuộc sống.
Vụ việc này sẽ không đi đến đâu nếu chính phủ chỉ gói gọn sự việc thanh tra, kiểm tra Formosa. Người dân ở 4 tỉnh miền Trung cần gấp rút chuẩn bị hồ sơ khởi kiện Formosa. Chỉ có bằng quy trình tố tụng tư pháp thì mới giải quyết được vấn đề bồi thường thiệt hại cho người dân và các địa phương bị ảng hưởng. Chỉ có quy trình này mới áp dung được biện pháp khan cấp tạm thời là ra quyết định Formosa phải tạm ngừng hoạt động. Biển đang chết, không thể để biển chết nhanh nữa. Chỉ có giải pháp tố tụng tư pháp mới ngăn được Formosa, cho dù họ đã đầu tư hàng tỷ USD thì cũng phải tạm ngừng hoạt động, và nếu không sự hoạt động của nó không an toàn cho môi trường thì có thể phải ra phán quyết đóng cửa vĩnh viễn. Đừng lo việc đóng cửa Formosa sẽ không thu hút được đầu tư nước ngoài. Biển mà chết thì sẽ chẳng có nhà đầu tư đàng hoàng nào dám đầu tư vào VN nữa. Bây giờ là lúc hành động trên cơ sở pháp luật chứ không phải hô hào nữa!
Trả lờiXóa