Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

MẶT NẠ


Mặt nạ
Phạm Quang Long 

Đến dự lễ tôn vinh nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú của nhà hát Rối Thăng Long được xem một tiết mục mới có nhiều ý nghĩa sâu thẳm về cõi người: Mặt nạ.

Nghệ si đeo một chiếc mặt nạ đổi màu. Sau một hồi biểu diễn, chiếc mặt nạ đó biến thành những kiểu người khác nhau, chiếc nào cũng gợi những điều phải suy ngẫm về con người. Khi thì là một người trung, mặt đỏ râu dài; khi thì là một thằng nịnh mặt trắng râu quặp; khi thì là một thằng lá mặt lá trái, lươn lẹo, sắc diện luôn thay đổi như kỳ nhông; khi thì là một người mang những khổ đau trần thế; khi thì là người đang hân hoan trong những hạnh phúc chỉ muốn phô ra cho mọi người. Với mỗi loại người mà mặt nạ diễn lại có âm nhạc tương thích với tính cách. Nghe nhạc, quan sát những biến đổi của mặt nạ -sân khấu đời, suy ngẫm về những trải nghiệm mới thấy nhân dân minh triết vô cùng. Rạch ròi yêu ghét, thấm đẫm yêu thương nhưng cũng thấy kiếp nhân sinh nhiều hệ luỵ biết ba!


Những chiếc mặt na. Không, những kiếp người đấy. Lại nghĩ về những người đeo mặt nạ trong xã hội ngày nay. Dante đã viết hài kịch thiên thần còn Balzac thì viết hài kịch nhân gian. Té ra trên cõi giời cũng có những kẻ đeo mặt nạ để sống, như ở cõi đời vậy. Vì sao phải đeo mặt nạ? Phải chăng để diễn những vai mà cuộc đời bắt anh ta phải đóng? Anh ta tự nguyện đóng những vai đó thôi. Bởi trong vai này, vai kia, anh ta dễ sống hơn con người thật của mình.

Cụ Tam Nguyên đã " chua" ở cảnh này một câu tuyệt diệu " quan hề, vua nhọ khác chi phường chèo". Ai có câu nào hay hơn về những cảnh diễn này, xin đừng tiếc, cho em được mở rộng tầm mắt với.

1 nhận xét :

  1. Có loại mặt người, mặt nạ cũng phải gọi bằng cụ, đó là bộ mặt dối trá.

    Trả lờiXóa