nước mắt cũng không còn mà khóc
Hồng Đức
Dân Việt
Thứ Tư, ngày 11/05/2016 06:18 AM (GMT+7)
(Dân Việt) Ba
ngày nay, hiện tượng cá chết ở sông Bưởi (Thạch Thành, Thanh Hóa) đã
không còn xảy ra nữa, và người nông dân chân lấm tay bùn nơi đây cũng
không còn nước mắt mà khóc. Nước mắt của họ đã trôi theo hàng chục tấn
cá lồng mà họ gây dựng nên từ bao mồ hôi, công sức, tiền của...
Sông Bưởi bị "đầu độc": Hàng nghìn hộ dân thiếu nước sinh hoạt
Vụ ô nhiễm, cá chết trên sông Bưởi: "Thủ phạm" nhận lỗi
Phó Vụ trưởng Nuôi trồng thủy sản: Vụ cá chết trên sông Bưởi "không lớn"!
Vụ cá chết trên sông Bưởi: Tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ
Vụ ô nhiễm, cá chết trên sông Bưởi: "Thủ phạm" nhận lỗi
Phó Vụ trưởng Nuôi trồng thủy sản: Vụ cá chết trên sông Bưởi "không lớn"!
Vụ cá chết trên sông Bưởi: Tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ
“Vì lợi nhuận mà họ nỡ đành?”
Đó là câu hỏi của những người nông dân nuôi cá lồng trên sông Bưởi, khi chúng tôi xuống bè cá thăm hỏi, động viên và chia sẻ nỗi mất mát của bà con. Nhìn những lồng cá trắng trơn, thực sự chúng tôi thấy nhói lòng.
Ngồi ôm đứa cháu nội trên chiếc bè nuôi cá của gia đình, bà Nguyễn Thị Báu (thôn Bãi Cháy, xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành) nói với chúng tôi: “Cá chết hết, sông trắng trơn, nguồn nước thì ô nhiễm… bây giờ, chúng tôi muốn kiếm con tôm, con tép ở sông cũng chẳng còn. Cuộc sống vốn đã khổ, nay lại càng cơ hàn hơn. Ngồi nhìn vào mấy cái lồng nuôi cá ở dưới bè trống trơn mà tôi không cầm được nước mắt…”. Nghe cái giọng nghèn nghẹn nơi cổ họng của bà, đứa cháu mới hơn hai tuổi đầu cứ ngửa cổ nhìn chằm chặp vào khuôn mặt đen sạm, khắc khổ của bà nội.
Bà Báu kể: Gia đình bà thuộc diện hộ nghèo của xã. Chồng bà mắc bạo bệnh nên qua đời lâu rồi. Nhà có 5 khẩu (2 đứa con trai, 1 con dâu và đứa cháu nội mới hơn 2 tuổi), nên cuộc sống chủ yếu dựa vào dòng sông Bưởi này. Cách đây dăm năm, bà cùng các con bàn nhau vay mượn đóng bè để nuôi cá lồng dưới sông. “Cá lớn lắm, con nào con nấy đều to đùng chú ạ.
Trong 4 cái lồng ấy, mỗi lồng có 100 con, con nào bé nhất cũng 4kg rồi. Còn con lớn nhất đã gần chục cân. Hôm chúng chết trắng, cả cái bè này suýt chìm xuống vì trọng lượng cá khoảng trên dưới 2,5 tấn. Cứ nhắc đến chuyện này là tôi lại đứt từng khúc ruột. Công sức mấy mẹ con nhà tôi mấy năm nay coi như đổ xuống sông hết rồi”- nói xong, bà vội quay đi quệt nước mắt.
Ở Thành Vinh, nghề nuôi cá lồng trên sông Bưởi đã được bà con phát triển khá nhiều trong những năm qua. Nghề nuôi cá lồng đã ít nhiều đem lại cuộc sống ổn định hơn cho bà con nông dân. Chính vì vậy, đợt cá chết vừa qua, Thành Vinh cũng là địa phương thiệt hại lớn nhất, với số lượng 28 lồng cá của 16 hộ dân ở hai thôn Lộc Phượng 1, Bãi Cháy đã bị thiệt hại hoàn toàn. Tổng trọng lượng cá bị chết lên đến hơn 10 tấn.
Cùng chung cảnh thiệt hại kinh tế như bà Báu và nhiều hộ khác, ông Lê Văn Vê, ở thôn Lộc Phượng 1 (Thành Vinh) ngậm ngùi, bảo: “Hai lồng cá của gia đình tôi hơn 300 con, mỗi con nặng 2,5 - 3kg chú ạ, giá thị trường hiện nay là 100.000 đồng/kg. Cứ nghĩ rằng, chuẩn bị thu hoạch thì có một số vốn kha khá để trang trải nợ nần và đầu tư cá giống nuôi thêm. Ai ngờ, chỉ trong phút chốc, tổng tiền cá ước tính khoảng 70-80 triệu đồng trôi tuột đi cũng vì nhà máy đường xả thải. Chúng tôi chỉ hỏi, tại sao họ muốn làm ăn có lợi nhuận, mà họ nỡ xả thải độc ra sông, khiến cho người dân chúng tôi phải chịu cảnh này?
Nếu không bồi thường, dân sẽ khởi kiện
Việc Nhà máy Đường Hòa Bình xả thải ra sông mà chưa qua xử lý, các cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra, giám định mẫu nước để có kết luận chính thức…Thế nhưng, nguyện vọng của người dân ở khu vực ven sông Bưởi vừa chịu ảnh hưởng vì cá chết là doanh nghiệp nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho dân. Nếu không thực hiện điều đó minh bạch và công bằng, nông dân sẽ làm đơn khởi kiện doanh nghiệp.
Bày tỏ quan điểm này, bà Nguyễn Thị Báu thẳng thắn: “Tất cả người dân chúng tôi hiện đang rất mong chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng. Dù sao cá của chúng tôi cũng chết hết rồi, nên ai gây ra việc đó phải chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng giá thị trường hiện nay. Nếu công ty ấy không bồi thường minh bạch và công bằng cho bà con, chúng tôi sẽ cùng nhau làm đơn khởi kiện ra tòa. Rất may, trong những ngày qua khi bà con chúng tôi gặp nạn, các cấp chính quyền địa phương đã kịp thời cứu trợ, nếu không chúng tôi chẳng biết xoay xở thế nào”.
Ông Phạm Trọng Dũng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thạch Thành, cho biết: Trong hai ngày qua, huyện Thạch Thành đã tạm thời trích nguồn kinh phí dự phòng của huyện, hỗ trợ cho mỗi hộ bị thiệt hại nặng (32 hộ) 2 triệu đồng và 20kg gạo. Hiện nay huyện đang chỉ đạo các xã thống kê, rà soát cụ thể về số hộ bị ảnh hưởng do ô nhiễm trên sông Bưởi.
Bởi lẽ, không riêng gì các hộ nuôi cá mới bị thiệt hại mà cả những hộ sống ven sông Bưởi sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông. “Đặc biệt, đây là thời điểm giáp hạt, bà con đang gặp rất nhiều khó khăn về lương thực, trong khi nguồn thu chính dựa vào những lồng cá nuôi ở sông. Nay, cá bị chết hết nên bà con càng khó khăn hơn. Vì vậy, chủ trương của huyện là không để một hộ dân nào thiếu đói”- ông Dũng cho biết.
Đó là câu hỏi của những người nông dân nuôi cá lồng trên sông Bưởi, khi chúng tôi xuống bè cá thăm hỏi, động viên và chia sẻ nỗi mất mát của bà con. Nhìn những lồng cá trắng trơn, thực sự chúng tôi thấy nhói lòng.
Bà Nguyễn Thị Báu (xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành) ngơ ngẩn
trước cái lồng cá trống không. Ảnh: H.Đ
trước cái lồng cá trống không. Ảnh: H.Đ
Ngồi ôm đứa cháu nội trên chiếc bè nuôi cá của gia đình, bà Nguyễn Thị Báu (thôn Bãi Cháy, xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành) nói với chúng tôi: “Cá chết hết, sông trắng trơn, nguồn nước thì ô nhiễm… bây giờ, chúng tôi muốn kiếm con tôm, con tép ở sông cũng chẳng còn. Cuộc sống vốn đã khổ, nay lại càng cơ hàn hơn. Ngồi nhìn vào mấy cái lồng nuôi cá ở dưới bè trống trơn mà tôi không cầm được nước mắt…”. Nghe cái giọng nghèn nghẹn nơi cổ họng của bà, đứa cháu mới hơn hai tuổi đầu cứ ngửa cổ nhìn chằm chặp vào khuôn mặt đen sạm, khắc khổ của bà nội.
Bà Báu kể: Gia đình bà thuộc diện hộ nghèo của xã. Chồng bà mắc bạo bệnh nên qua đời lâu rồi. Nhà có 5 khẩu (2 đứa con trai, 1 con dâu và đứa cháu nội mới hơn 2 tuổi), nên cuộc sống chủ yếu dựa vào dòng sông Bưởi này. Cách đây dăm năm, bà cùng các con bàn nhau vay mượn đóng bè để nuôi cá lồng dưới sông. “Cá lớn lắm, con nào con nấy đều to đùng chú ạ.
Trong 4 cái lồng ấy, mỗi lồng có 100 con, con nào bé nhất cũng 4kg rồi. Còn con lớn nhất đã gần chục cân. Hôm chúng chết trắng, cả cái bè này suýt chìm xuống vì trọng lượng cá khoảng trên dưới 2,5 tấn. Cứ nhắc đến chuyện này là tôi lại đứt từng khúc ruột. Công sức mấy mẹ con nhà tôi mấy năm nay coi như đổ xuống sông hết rồi”- nói xong, bà vội quay đi quệt nước mắt.
Ở Thành Vinh, nghề nuôi cá lồng trên sông Bưởi đã được bà con phát triển khá nhiều trong những năm qua. Nghề nuôi cá lồng đã ít nhiều đem lại cuộc sống ổn định hơn cho bà con nông dân. Chính vì vậy, đợt cá chết vừa qua, Thành Vinh cũng là địa phương thiệt hại lớn nhất, với số lượng 28 lồng cá của 16 hộ dân ở hai thôn Lộc Phượng 1, Bãi Cháy đã bị thiệt hại hoàn toàn. Tổng trọng lượng cá bị chết lên đến hơn 10 tấn.
Cùng chung cảnh thiệt hại kinh tế như bà Báu và nhiều hộ khác, ông Lê Văn Vê, ở thôn Lộc Phượng 1 (Thành Vinh) ngậm ngùi, bảo: “Hai lồng cá của gia đình tôi hơn 300 con, mỗi con nặng 2,5 - 3kg chú ạ, giá thị trường hiện nay là 100.000 đồng/kg. Cứ nghĩ rằng, chuẩn bị thu hoạch thì có một số vốn kha khá để trang trải nợ nần và đầu tư cá giống nuôi thêm. Ai ngờ, chỉ trong phút chốc, tổng tiền cá ước tính khoảng 70-80 triệu đồng trôi tuột đi cũng vì nhà máy đường xả thải. Chúng tôi chỉ hỏi, tại sao họ muốn làm ăn có lợi nhuận, mà họ nỡ xả thải độc ra sông, khiến cho người dân chúng tôi phải chịu cảnh này?
Nếu không bồi thường, dân sẽ khởi kiện
Việc Nhà máy Đường Hòa Bình xả thải ra sông mà chưa qua xử lý, các cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra, giám định mẫu nước để có kết luận chính thức…Thế nhưng, nguyện vọng của người dân ở khu vực ven sông Bưởi vừa chịu ảnh hưởng vì cá chết là doanh nghiệp nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho dân. Nếu không thực hiện điều đó minh bạch và công bằng, nông dân sẽ làm đơn khởi kiện doanh nghiệp.
Người dân đau xót vì cá lớn, sắp đến ngày xuất bán thì chết hàng loạt. Ảnh: H.Đ
Bày tỏ quan điểm này, bà Nguyễn Thị Báu thẳng thắn: “Tất cả người dân chúng tôi hiện đang rất mong chờ kết quả điều tra của cơ quan chức năng. Dù sao cá của chúng tôi cũng chết hết rồi, nên ai gây ra việc đó phải chịu trách nhiệm bồi thường theo đúng giá thị trường hiện nay. Nếu công ty ấy không bồi thường minh bạch và công bằng cho bà con, chúng tôi sẽ cùng nhau làm đơn khởi kiện ra tòa. Rất may, trong những ngày qua khi bà con chúng tôi gặp nạn, các cấp chính quyền địa phương đã kịp thời cứu trợ, nếu không chúng tôi chẳng biết xoay xở thế nào”.
Liên quan đến kết quả giám định mẫu nước sông Bưởi của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), chiều 10.5, đại tá Lê Trung Hiếu - Trưởng phòng Tham mưu, kiêm người phát ngôn Công an tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Đến thời điểm này, Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn đang phải chờ kết quả giám định.Để cứu trợ những hộ dân bị mất cá trong những ngày qua, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo huyện Thạch Thành cùng các cấp, các ngành chung tay cứu trợ cho bà con trong thời điểm này.
Ông Phạm Trọng Dũng - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thạch Thành, cho biết: Trong hai ngày qua, huyện Thạch Thành đã tạm thời trích nguồn kinh phí dự phòng của huyện, hỗ trợ cho mỗi hộ bị thiệt hại nặng (32 hộ) 2 triệu đồng và 20kg gạo. Hiện nay huyện đang chỉ đạo các xã thống kê, rà soát cụ thể về số hộ bị ảnh hưởng do ô nhiễm trên sông Bưởi.
Bởi lẽ, không riêng gì các hộ nuôi cá mới bị thiệt hại mà cả những hộ sống ven sông Bưởi sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông. “Đặc biệt, đây là thời điểm giáp hạt, bà con đang gặp rất nhiều khó khăn về lương thực, trong khi nguồn thu chính dựa vào những lồng cá nuôi ở sông. Nay, cá bị chết hết nên bà con càng khó khăn hơn. Vì vậy, chủ trương của huyện là không để một hộ dân nào thiếu đói”- ông Dũng cho biết.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét