Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Họa sĩ Mai Dũng: TƯỜNG TRÌNH VỀ ĐỘNG QUỶ LONG BIÊN NGÀY 8/5

Trụ sở công an Long Biên trở thành trại giam lớn nhất với danh sách 81 anh chị em bị đưa từ khu vực Bờ hồ về đây; Hầu hết là những người trẻ chưa từng xuống đường trong những cuộc biểu tình chống Trung quốc; Khi đã vào đồn công an, những bạn trẻ đã có một trải nghiệm quý giá vô cùng cho họ. Ra khỏi hang quỷ, các bạn như trở thành một con người khác hẳn, Cứng cỏi, đẹp vô cùng. Ảnh: Sau khi ra khỏi Trụ sở, anh em ở lại đến cùng, hô vang: Trả tựu do cho người biểu tình bảo vệ môi trường, đòi 3 người bị giữ cuối cùng.

Dũng Mai:
TRONG ĐỘNG QUỶ LONG BIÊN 8/5

Tách từng người bị bắt để lấy cung là Quy trình của bên công an. Các câu hỏi thường được ngành in sẵn cho cán bọ an ninh "tác nghiệp".

An ninh: - Làm việc nhanh thôi, anh có mang theo điện thoại không bỏ ra đây.

- Xin lỗi, nếu cấp trên yêu cầu điều này thì anh nói với họ là các anh đã cố tình Vi Hiến. Điện thoại, thư tín, thông tin cá nhân là quyền bất khả xâm phạm. Còn nếu anh đòi hỏi điều này thì tôi nói rõ: Chúng ta không có thù hằn và tôi không mong sau này chúng ta thù oán nhau.

An ninh: - Anh cho biết tên, tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp?

- A, b, c....

- Anh cho biết sáng nay làm những gì?

- Xin đi thẳng vấn đề liên quan, tôi không có trách nhiệm khai báo những sinh hoạt cá nhân.

- Anh đến Bờ hồ bằng phương tiện gì?

- Đến đó bằng phương tiện gì không liên quan đến việc tôi có mặt ở đây.

- Thôi được, anh biết sáng nay có tụ tập đông người biểu tình bằng kênh nào? trên mạng? qua bạn bè?

- Tôi không biết.

- Không biết sao anh có mặt?

- Ô, bờ hồ là nơi cấm đi dạo sao?

Nhăn mặt:

- Anh đi cùng ai?

- Một mình.

- Tôi có bằng chứng anh đi cùng người khác?

- Bằng chứng của anh, hoặc sự chứng minh gì đó là việc của anh. Tôi đến đó một mình vậy thôi.

- Khi anh đến có những ai?

- Rất nhiều.

- Anh thấy những người ở đó cầm khẩu hiệu gì?

- Thấy rõ lắm: CÁ CẦN NƯỚC SẠCH, DÂN CẦN MINH BẠCH, TÔI YÊU CÁ TÔM, ĐẦU ĐỌC BIỂN LÀ TỘI ÁC...

- Anh quen những ai trong số đó?

- Không quen ai cả.

- Anh có biết tụ tập đông người biểu tình là trái pháp luật?

- Hội họp, Biểu tình là quyền của công dân được Hiến định.

- Nhưng biểu tình phải trong khuân khổ luật pháp.

- Anh nhầm rồi, Hiến pháp cao nhất, các luật là văn bản dưới Hiến pháp. Tôi chỉ biết Biểu tình là quyền được Hiến pháp ghi nhận. Công dân được làm những gì pháp luật không cấm, còn cơ quan công quyền chỉ được làm những gì pháp luật cho phép.

Lại nhăn mặt: - Anh có biết vụ Bình Dương không?

- À, dĩ nhiên. Ở các nước chuyện các biểu tình viên đốt xe, phá phách các khẩu hiệu là chuyện thường. Nhưng ở Việt nam người dân biểu tình rất ôn hoà, văn minh. Vụ Bình Dương là sự kiện nhân dân phản đối sự có mặt trái phép của dàn khoan Trung quốc 981 xâm phạm lãnh thổ lãnh hải Việt nam. Ở đó có những phần tử quá khích đập phá công xưởng của một vài công ty nước ngoài, chủ yếu là Trung quốc. Tôi có đọc được một số thông tin đằng sau vụ đó có bàn tay của phía Hoa Nam.

An ninh: - Anh nhầm, bàn tay của Việt Tân.

- Anh có quyền tin điều đó, tôi có thông tin của tôi.

- Trang Fb của anh rất hot.

- Điều đó không liên quan về chuyện tôi có mặt ở đây.

- Anh ạ. Anh hãy nói thẳng thắn nhé, anh đề nghị gì với nhà nước?

- Tôi yêu cầu: CÁ CẦN NƯỚC SẠCH, DÂN CẦN MINH BẠCH. PHẢI TRẢ LỜI DÂN VỀ NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT HÀNG LOẠT, CHUYỆN THUỶ TRIỀU ĐỎ NGHE NGÔ NGHÊ LẮM. NHÀ NƯỚC PHẢI ĐỀN BÙ THIỆT HẠI CHO NGƯ DÂN.

- À, nói chuyện thôi. Em biết Fb của anh, đây này (Lấy con Iphone Plus ra bấm bấm), anh xem này. (Bắt đầu xưng anh - em)

- Em muốn nghe anh nói chuyện FB à? không liên quan gì nhưng anh nói chuyện thân mật nhé: Trước đây anh có chơi phây nhưng bị chúng nó cướp quyền kiểm soát rồi.

- Em biết, em biết. Thôi anh về phòng đi.

- Cảm ơn em đã có thái độ đúng mực.
........

Thông thường, khi đến các trụ sở công an, phía những người mặc sắc phục đều được huy động tối đa ra "chào đón" rất đông để áp chế gây hoang mang và khiêu khích. Cứ phớt ăng lê nhé các em.

Hiện nay trong phần lớn trường hợp khi đối diện với người đã "từng trải", an ninh tỏ ra khá nhã nhặn. Tuy nhiên cách hỏi nhằm khai thác thông tin A nhưng hỏi về B để đánh lạc hướng. Lối hỏi này một số anh em trẻ dễ bị "cuốn".

Đối với các em nữ lần đầu vào đây, đã có người bị độp vào mặt: "Em có biết khi vi phạm pháp luật vào đây có thể bị đập, bị hãm hiếp không?". Có em run bắn lên là kẻ đưa ra câu hỏi biết ngay có thể làm mọi thứ với "đối tượng" như đối với người bị tiêm thuốc mê trên bàn mổ.

Bĩnh tĩnh, điềm đạm, cương quyết nhưng không nóng nảy. Nóng nảy là an ninh họ biết các em đang cố "lên gân" đấy.

Lối hành xử dã thú nhất là mấy thằng côn đồ đeo băng đỏ (xin lỗi buộc phải gọi như vậy vì không thể có từ ngữ khác) bắt người tại hiện trường. Ông David Brown Tuỳ viên sứ quán Mỹ gọi chúng là côn đồ (bullyboys), chúng được lựa chọn kỹ trong các đội, đáp ứng tiêu chuẩn: Tàn ác, Thô bạo, Bắt người, đánh người một cách say mê.

P/s: Hãy nhớ rằng trong số những người bị bắt vào đồn bao giờ cũng có 1 "người" là anh ninh trinh sát hình sự cài vào nghe lén, ghi âm ghi hình. Tay an ninh này cũng "bị bắt" y như những người khác.
 
 

2 nhận xét :

  1. Sao không học kiểu Táo quân hỏi ngược chúng nó trước:
    Đồn này có mấy người?
    Lương tháng các anh bao nhiêu, đủ sống không?
    Ngày xưa anh học phổ thông ở đâu?
    Anh đi du lịch Thái Lan lần nào chưa?
    Bên đó tưởng loạn mà hóa thanh bình hơn VN nhỉ, không thấy nhiều bóng cảnh sát như mình
    ...

    Trả lờiXóa
  2. "người","bị bắt" dùng trong bài là "bằng biện pháp nghiệp vụ" vẫn thấy trong các bài viết về điều tra có phải không.

    Trả lờiXóa