Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2016

VIỆN HÀN LÂM KHXH HỌP BÁO KHẨN VỀ DƯ LUẬN ĐÀO TẠO TIẾN SĨ


NÓNG: Họp báo về thông tin 'lò sản xuất tiến sĩ'

VietNamnet
22/04/2016 10:22 GMT+7

10h sáng 22/4, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã chủ trì buổi họp thông tin với các cơ quan báo chí những thông tin đang gây xôn xao dư luận về "lò sản xuất tiến sĩ".

>> Bộ Giáo dục phản hồi thông tin "lò sản xuất tiến sĩ"
>> Có phải tiến sĩ đang ào ạt “ra lò”?

.
.
Họp báo thông tin về "lò sản xuất tiến sĩ"

GS. Võ khánh Vinh, Giám đốc Học viện Khoa học xã hội là người nói đầu tiên. Ông Minh cho biết hiện học viện có 20 khoa, đào tạo 36 ngành tiến sĩ.

Theo ông Vinh, chỉ tiêu hàng năm của học viện là 350, chi đều cho 36 ngành thì mỗi ngành có chưa đầy 10 chỉ tiêu.


"Một số ngành rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nhưng thực tế số chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ vẫn còn ít ỏi" - ông Vinh khẳng định.

Bên cạnh đó, hàng năm số ứng tuyển so với số chỉ tiêu thường nhiều gấp đôi, vì vậy học viện có cơ sở để tuyển chọn được những người tốt nhất.

Về quy trình đào tạo tiến sĩ của học viện, ông Vinh nhấn mạnh quy trình rất chặt chẽ. Ngoài Thông tư 15 theo quy định của Bộ GD-ĐT, Học viện còn trực tiếp cụ thể hóa các quy định tại học viện. Việc bảo vệ phải đúng niên hạn, nghiên cứu sinh nào không làm đúng sẽ gửi trả về, nếu học lại sẽ phải học đúng 3 năm. "Đó là thành công trong đào tạo tiến sĩ của học viện." - lời ông Vinh.

Sau khi ông Lê Khánh Vinh cho biết tổng quan một số vấn đề về đào tạo tiến sĩ của Học viện, các viện trưởng đã trả lời về những đề tài luận án đang được quan tâm.
.
Bà Trần Thị An giải thích về công bố quốc tế

Ông Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam cho biết, đề tài nghiên cứu về hành vi nịnh trong tiếng Việt là đề tài tốt.

“Hành vi này có những đặt trưng riêng cho nhân loại, có những đặc trưng riêng cho văn hóa. Ví dụ hành vi thề, phương Đông thề kiểu khác, dân tộc thề kiểu khác. Nghiên cứu trong từng bối cảnh cụ thể và có sự so sánh để thấy sự khác biệt.

Không nên đánh giá nịnh theo nghĩa dung tục theo cách hiểu xã hội. Còn chúng tôi quan sát theo góc độ xã hội học. Hành vi nịnh của người Việt có cái chung và cái riêng góp phần vào ngôn ngữ thế giới.

Ví dụ nghiên cứu về tội phạm không phải là để cổ vũ tội phạm, mà là để ngăn ngừa. Nghiên cứu về nịnh là để nhận chân người đó. Việc đó rất tốt. Không nên quy chụp nịnh có gì mà nghiên cứu”.

Chất lượng luận án được đánh giá như thế nào? Trả lời câu hỏi này, ông Hiệp khẳng định “Đây là luận án khá tốt, tôi đang đề nghị chị Huệ làm sách. Đề tài có tác động thực tiễn lớn đối với xã hội, để ngăn trừ nịnh phải biết và hiểu. Nếu nghi ngờ chất lượng xin Bộ hậu kiểm. Tôi tin Bộ sẽ kết luận là luận án tốt”.​

Khi nói về luận án hành vi giao tiếp của chủ tịch UBND xã với người dân, ông Vũ Dũng, Viện trưởng Viện tâm lý học khẳng định đây là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất tốt.

Về lý luận, theo ông Dũng, nghiên cứu giao tiếp là một trong những vấn đề hết sức quan trọng của con người, không có giao tiếp không có con người, không có xã hội. Ví dụ1 đứa trẻ sống với bầy sói không biết đi, không biết nói, chỉ biết cắn xé. Con người xa môi trường giao tiếp không là con người, không hình thành nhân cách.

Vấn đề nghiên cứu của đề tài ctx là một vấn đề rất ít được nghiên cứu, thậm chí đây là đề tài đầu tiên về vấn đề này. Đề tài bổ sung lý luận cho lĩnh vực nghiên cứu tâm lý.

Về tính thực tiễn của đề tài cũng tốt: Nước ta có số lượng xã lớn, 11164 đơn vị hành chính cấp xã tính đến tháng 5/2015. Trong đó một số địa phương có số lượng đơn vị cấp xã rất lớn như Thanh Hóa, Hà Nội, Nghệ An…

“Số lượng cán bộ đơn vị cấp cơ sở lớn như vậy có đáng để nghiên cứu không, các bạn hãy tự trả lời?” – ông Dũng đặt câu hỏi. 

.
Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam nghe câu hỏi của phóng viên

“Còn tại sao lại là chủ tịch xã mà không huyện,tỉnh, trung ương? Bởi vì xã là cấp chính quyền cuối cùng, gần dân nhất,trực tiếp với dân, triển khai chủ trương chính sách đến với dân. Chủ trương đến được với dân không là nhờ cấp xã. Chủ tịch xã là một trong 4 cán bộ chủ chốt của xã. Chủ tịch xã có gần dân, hiểu dân hay không phải có giáo tiếp với dân.

Trong thời gian gần đây mọi người nói đến một số hạn chế của của cán bộ cơ sở như quan liêu, hách dịch, nhũng nhiễu... Những hành vi này không nói cảm tính được mà phải có nghiên cứu thực chứng”.

Ông Dũng nhận xét rằng trong suy nghĩ của nhiều người luận án phải to tát, hoành tráng. “Hoàn toàn không phải vậy. Tôi đi 20 nước, đã tới hàng chục trường ĐH, ở các nước phát triển những vấn đề nghiên cứu hết sức cụ thể. Ví dụ có những đề tài nghiên cứu về hành vi viết chữ trong nhà vệ sinh, nhổ nước bọt ngoài đường… Nếu ở VN sẽ thành vớ vẩn, nhưng ở nước ngoài được đánh giá có tính thực tiễn, văn hóa lớn”. 

.
GS Vũ Dũng, Viện trưởng viện Tâm lý học giải thích về Đề tài 
"Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã"

Ông Dũng cho biết các đề tài nghiên cứu của Học viện nói chung xuất phát từ yêu cầu gắn thực tiễn… Viện tâm lý học đi theo đường đó, nên không có đề tài nào mông lung xa vời.

Luận án “Chủ tịch xã” có chất lượng hay không? Ông Dũng nhắc lại Quy trình đào tạo: thi đầu vào; Hội đồng xác định tên đề tài; Hội đồng góp ý đề cương chi tiết; Hội đồng đánh giá các chuyên đề tiến sĩ kiểm định lại đề tài, nội dung, quá trình tthực hiện; Hội đồng tư vấn góp ý trước khi bảo vệ cấp cơ sở; Hội đồng đánh giá cấp cơ sở… “Qua các cấp như thế này không có đề tài vớ vẩn, vô nghĩa nào được đưa ra bảo vệ” – ông Dũng nhấn mạnh.

“Quy trình đào tạo tiến sĩ là nghiêm ngặt nhưng trong quá trình thực hiện vẫn có hiện tượng du di cho nhau. Học viện làm thế nào để kiểm soát?”.

Câu hỏi thứ hai được đặt ra là “Điều đáng quan tâm là không phải đào tạo bao nhiêu TS trong bao nhiêu thời gian, mà chất lượng như thế nào? Với số lượng chỉ tiêu lớn như thế người hướng dẫn có bị quá tải không vì còn hướng dẫn cả thạc sĩ, cử nhân, hướng dẫn ở học viện khác. Học viện có chế tài nào quản lý việc GS, PGS hướng dẫn vượt khung và quá tải như thế vì ảnh hưởng tới chất lượng luận án?” - báo VietNamNet đặt câu hỏi

Với hai câu hỏi này, ông Khánh Vinh khẳng định: “Xét về nguyên tắc, thực tế và quyết tâm thì không có du di gì trong vấn đề đào tạo.Nhưng thực tế không có việc này xảy ra. Học viện có quy trình phản biện kín, không biết ai là nghiên cứu sinh, ai hướng dẫn và tin tưởng về điều này. HV Khoa học xã hội được đánh giá cao trong khâu phản biện kín, không có điều tiếng gì’.

Trước khi bảo vệ cấp học viện, nghiên cứu sinh phải công bố luận án lên web để xã hội sàng lọc, đánh gíá, từ người dân bình thường đến chuyên gia.

Trước 10 ngày bảo vệ phải công bố trên báo Nhân dân và Quân đội nhân dân, ai quan tâm có thể biết để đến tham dự, giám sát. Công khai hóa toàn bộ trên website của học viện các sự kiện bảo vệ trước, trong và sau. Đó là những bộ lọc chuyên môn, xã hội, đạo đức để đánh giá chất lượng của bài báo”.

Ông Vinh cũng cho biết học viện không đào tạo cử nhân. Học viện có 412 GS, PGS, TS là từ viện hàn lâm, và đây là cơ hữu. Học viện còn huy động nguồn lực trong cả nước, với gần 2 nghìn cán bộ từ TS trở lên. Nhiều nhà chuyên môn giỏi đã thôi quản lý ở cấp bộ trưởng, thứ trưởng, vụ trưởng cũng tham gia đào tạo ở học viện. Điều này nói lên chất lượng đào tạo của học viện.

“Học viện không đi tìm hiểu từng người được mà đề nghị giảng viên kê khai cụ thể tới từng trạng thái của học viên. Hiện nay, học viện triệt để đảm bảo số lượng học viên trên mỗi giáo viên hướng dẫn. Phần lớn giáo viên hướng dẫn đều có học viên bảo vệ thành công”.

Phó chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, ông Phạm Văn Đức, cho biết thêm: Tất cả luận án sau khi bảo vệ được Bộ chọn ngẫu nhiên 10% để thẩm định lại. Chưa có luận án nào của Học viện bị đánh giá không đạt yêu cầu.

Sắp tới học viện sẽ mua phần mềm giám định kết quả của luận án, có thể phát hiện hiện tượng gian lận trong nghiên cứu khoa học.

Bấm F5 để cập nhật thông tin mới nhất...

.

10 nhận xét :

  1. Ông Vinh nói để thanh minh thôi. Chính cái Viện của ông là nơi đào tạo ra rất nhiều , có khoảng 3/4 thạc sĩ, tiến sĩ dỏm. Nói như vậy để cho thấy cũng có nhiều thạc sĩ, tiến sĩ thật được đào tạo ở cái viện này ra. Sẽ chẳng còn là "hàn lâm" nếu như 3/4 thạc si, tiến sĩ chỉ có bằng mà chẳng có danh. Danh ở đây là các công trình nghiên cứu, các luận văn, luận án của họ chẳng có gía trị gì cho cuộc sống cũng như giá trị về học thuật. Đa phần các thạc sĩ, tiến sĩ đó là các cán bộ trong hệ thống cơ quan đảng, chính quyền và các cơ quan nhà nước khác. ngay cả ông Võ Khánh Vinh, người được đào tạo phó tiến sĩ ở Liên Xô về thì xét về mặt thời gian nghiên cứu, ông cũng không đạt chuẩn tiến sĩ. Nhưng do QH có nghị quyết về chuyển tên gọi phó tiên sĩ thành tiến sĩ sau khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã nên các ông mặc nhiên sau một đêm trở thành tiến sĩ. Lẽ ra là phó tiến sĩ thì chẳng bao giờ được phong chức danh phó GS, GS.
    Ông Khánh Vinh khẳng định: “Xét về nguyên tắc, thực tế và quyết tâm thì không có du di gì trong vấn đề đào tạo.Nhưng thực tế không có việc này xảy ra. Học viện có quy trình phản biện kín, không biết ai là nghiên cứu sinh, ai hướng dẫn và tin tưởng về điều này. HV Khoa học xã hội được đánh giá cao trong khâu phản biện kín, không có điều tiếng gì’. cách giải thích, thanh minh của ông Võ Khánh Vinh lúng túng như gà mắc tóc. Ông ở trong ruột, biết hết, thậm chí là người trong cuộc thì nói sao được. Thôi thì cứ cho sản phẩm của các ông được sàng lọc qua quy trình chặt chẽ đi, nhưng chất lượng đã nói lên tất cả.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 350 tiến sĩ/năm ! Nếu với tinh thần "mỗi người làm việc bằng hai" thì 700 TS/năm là bình thường? Chắc cả VHLKHXH VN 10 năm nữa sẽ 100% là GS-PGS-TS là cái chắc? (Trừ mấy bác bảo vệ và lao công). Tại vì của nhà trồng được mà. Sướng nhé !

      Xóa
  2. Thằng cháu trai nhà em hiện đang theo học chương trình tiến sĩ (PhD) ở UC Berkeley. Để "rộng đường dư luận", nhà em xin hầu các bác một số điều em học được từ cháu:

    - Tỉ lệ trung bình của ứng viên được nhận là 10%. Chừng 50% những người được nhận ghi danh học; số còn lại thường là học trường khác (một người có thể nộp đơn nhiều trường, không giới hạn). Nên biết ứng viên cho PhD đã là những học sinh giỏi: điểm trung bình tối thiểu là 3.5/4.0, có kinh nghiệm về nghiên cứu, và có thư giới thiệu của ít nhất là 2 giáo sư; nhiều ứng viên đã có công trình nghiên cứu được xuất bản.

    - 40% những người ghi danh sẽ tốt nghiệp với bằng PhD. 60% gãy cánh giữa đàng.

    - Thời gian trung bình để lấy bằng PhD là 5 năm rưỡi.

    - Sinh viên PhD không phải trả học phí. Trường trả phụ cấp chừng 2000 - 2300 USD mỗi tháng (9 tháng học), và bảo hiểm y tế. Sinh viên thường đi làm trong 3 tháng hè (nghiên cứu sinh hay phụ giảng), có thể kiếm được chừng 4000 USD mỗi tháng.

    Để thấy chương trình PhD nặng như thế nào, nhà em xin đưa thằng cháu ra làm thí dụ. Cháu học rất giỏi, vào đại học năm 16 tuổi (cháu đủ điểm vào đại học từ năm 13 tuổi, nhưng nhà em không cho vì thấy cháu chưa trưởng thành đủ), lấy bằng BS hạng danh dự (honors) năm 19 tuổi. Từ khi vào chương trình PhD, cháu làm việc 60 giờ một tuần - không TV, không chơi game, không rượu bia, không bạn gái.

    Các bác cứ so sánh với chương trình tiến sĩ của Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Việt Nam rồi tự rút ra kết luận.

    Còn sinh viên phải làm gì để được cấp bằng PhD thì khá phức tạp. Nhà em xin hẹn các bác dịp khác. Điều quan trọng là một trong những tiêu chuẩn được cấp bằng là phải nghiên cứu được điều gì mới, chứ không phải chỉ nhai lại những kiến thức đã có sẵn.

    Trả lờiXóa
  3. Không chỉ VKHXH mà hàng trăm viện ở các bộ,ngành, hàng trăm trường đại học đang ngày đêm sx ra các tiến sĩ,thạc sĩ cho đất nước.Với năng suất như hiện nay thì 5 năm tới ta sẽ dẫn đầu thế giới về ts,ths,gs..nghĩa là ta đã sánh vai với các cường quốc trên thế giới rồi,còn gì tự hào bằng .Còn về đề tài thì như các vị viện sĩ đã nói rất thiết thực,hưu ích,không hàn lâm.Nhân thể dân tôi xin giới thiệu vài đề tài để các ncs tham khảo ,nếu chọn biết đâu lại thuộc vào đề tài lần đầu tiên được nc ở VN,ở thế giới : Cái mấn và người phụ nữ VN từ xh phong kiến đến hiện đại; chiệc tạp dề xưa và nay;cái thớt và vấn đề an toàn vs thực phẩm(hot);âm hộ và vấn đề mắn đẻ của người việt....

    Trả lờiXóa
  4. Tôi thấy các vị nói láo nhiều hơn nói thật ! phải nói là đa số quần chúng nhân dân không còn ai tin vào giá trị thực tế của bằng tiến sĩ nữa( về đạo lý cũng như về khả năng ứng dụng trong thực tiễn !)

    Trả lờiXóa
  5. Bây giờ nhiều người có lòng tự trọng cao không dám nhận mình là tiến sĩ ở Việt Nam nữa, vì tuyệt đại đa số là bằng thật mà kiến thức rởm, tức là "tiến sĩ giấy".

    Trả lờiXóa
  6. Về chất lượng đào tạo tiến sĩ tại Học viện KHXH, Viện HLKHXHVN mới đây chính ông Nguyễn Xuân Thắng chủ tịch Viện HLKHXHVN cay đắng thừa nhận: dù đào tạo nhiều tiến sĩ nhất nhưng chất lượng rất thấp. Trong mấy năm qua, Viện đào tạo hơn 1500 tiễn sĩ nhưng không có nổi một bài báo từ các luận án tiến sĩ đó được công bố trên các tạp chí nước ngoài.

    Trả lờiXóa
  7. Em lại có cái đề tài: Ăn cơm bằng đũa và bằng nỉa của ta và tây

    Trả lờiXóa
  8. Em làm ngành vệ sinh môi trường xin đăng ký đề tài: Thái độ ứng xử của người lao công với xã hội

    Trả lờiXóa
  9. Em làm ngành đỡ đẻ xin đăng ký đề tài: Lòng thương cảm của người bác sỹ với người phụ nữ sinh con

    Trả lờiXóa