GS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Nộp tiền để UNESCO vinh danh:
'Tôi không bỏ 22 triệu mua danh hão'
PGS TS Nguyễn Thị Phương Hoa
Thứ Năm, ngày 21/04/2016 13:58 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Sau khi Dân Việt đăng bài “Nộp 22 triệu để UNESCO Việt Nam vinh danh?”, chúng tôi đã nhận được phản ánh của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa – ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội liên quan đến sự việc này.
(Dân Việt) Sau khi Dân Việt đăng bài “Nộp 22 triệu để UNESCO Việt Nam vinh danh?”, chúng tôi đã nhận được phản ánh của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa – ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội liên quan đến sự việc này.
Nộp 22 triệu để UNESCO Việt Nam vinh danh?
.PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa cho biết, bà cũng nhận được số điện thoại của một thành viên trong Ban tổ chức vinh danh thông báo đã được đưa vào top 200 người xuất sắc.
“Cũng như PGS.TS Hoàng Đình Chiến và TS Nguyễn Thúy Nga, tôi nhận được điện thoại từ Ban tổ chức chương trình này cho biết đã có tên trong danh sách vinh danh. Họ đề nghị tôi cho xin email để gửi thông tin. Điều rất vô lý là Ban tổ chức thông báo tôi được đề cử vinh danh nhưng tôi hỏi cá nhân nào hay tổ chức nào đề cử tôi thì không biết; thậm chí đã đưa tên tôi vào danh sách được vinh danh rồi mà còn yêu cầu tôi gửi bản kê khai thành tích. Không biết thành tích của tôi thì làm sao lại đi vinh danh?
Giấy mời do PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa cung cấp
Nhận được email, chưa hết ngạc nhiên về việc mình có tên trong các tổ chức để vinh danh thì tôi phát bực vì Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đề nghị tôi sẽ nộp cho chương trình 22 triệu để được lên sóng truyền hình cùng các vị nguyên là lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong các file đính kèm. Vì thế, tôi không hồi đáp.
Hôm sau, lại có người xưng danh của Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam gọi điện hỏi tôi đã nhận được email chưa? Tôi trả lời đã nhận được nhưng tôi không phải người đi mua danh hão. Nói xong, tôi tắt máy.
Tôi cho rằng đây là trò lừa đảo, đánh vào thói háo danh, thích danh hão của người Việt Nam, cũng giống như việc nộp 1.000 USD để được có tên vào danh sách “1.000 danh nhân tiêu biểu thế giới”, việc bỏ tiền ra mua danh hiệu Viện sĩ của các tổ chức quốc tế vài năm trước đây…
Tôi băn khoăn tự hỏi, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam lại đi liên kết với Cty CP Truyền thông Đại Việt để “moi tiền” các nhà khoa học “háo danh” theo cách này sao? Trước đó, tôi được biết Thanh tra Bộ Bộ VH,TT&DL từng có công văn yêu cầu dừng chương trình “Vinh danh nghệ nhân văn hóa dân gian” vì đã kêu gọi các nghệ nhân đóng tiền để được vinh danh vào cuối tháng 11/2015 tại Phủ Chủ tịch.
Tôi thấy việc vinh danh các nhà khoa học bằng số tiền 22 triệu đồng này cũng tương tự. Vì thế, các cơ quan chức năng cần vào cuộc để làm rõ sự việc. Đồng thời, tôi đề nghị, người đứng đầu Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam cần có tiếng nói chính thức trả lời các nhà khoa học thực hư câu chuyện ra sao".
PGS TS Phương Hoa nói như thế là có Phú mà chưa có Quý? Giầu rồi phải sang! Bây giờ cứ 3 tiếng có một TS ra đời ( Trẻ sơ sinh thì phải 9 tháng 10 ngày), nếu không "mua cái UNESCO VN vinh danh" thì làm sao gọi là QUÝ được? Họ đánh vào tâm lý ăn chơi thì phải tốn kém, chi Hoa có thể không cần, nhưng còn nhiều người khác cần? Nhà kinh doanh nào (kể cả kinh doanh sĩ diện) mà không nghiên cứu thị trường cơ chứ? Tôi đánh giá cao UNESCO VN tài !
Trả lờiXóaNói như cụ Nguyễn Công Hoan, có "sang như thế" khi chết được gọi là UNESCO mả nữa là đằng khác?
Không thiếu thư gì gọi là đồ đểu xuất hiện ở Việt Nam thời đểu cáng !
Trả lờiXóaKhông cần thông minh lắm cũng "thấy" cách chúng "liên hiệp" nhau để kiếm tiền qua những lời lẽ những văn bản cũng thật "thượng lưu, trí thức"! Cho những người ưa thích danh hão bằng "nước đường" ngọt lịm nhưng đầu đuôi xà quần, có cả sự nôn nóng thì thấy chưa...chuyên nghiệp lắm !
Trả lờiXóaSẵn dịp, xin các bạn có thể cho riêng tôi được tỏ tường về hai tiếng "thập kỷ" mà tôi không được rõ lắm. Từ nhỏ đến già tôi chỉ xử dụng hai tiếng ' thập niên ' vì đơn giản tôi là người ở Miền Nam. Sau này trong trường học hay trên báo chí, truyền thông hay dùng thay thập niên là thập kỷ ? Như trong "văn bản vinh danh" này cũng vậy .
Chuyện như vầy, chúng tôi là người miền Bắc, nhưng bản thân trong nói và viết, chưa bao giờ dùng từ Thập Kỷ với nghĩa là trong khoảng 10 năm. Ông Nguyễn Kim Thản (Kim Hồng Giao), trong cuốn Tiếng Việt Trên Đường Phát Triển, đã chỉ ra nhiều lý do của việc phát triển tiếng ta, song còn nhiều lý do chưa được đề cập thích đáng. Như một tiến sỹ của nước phát triển, người ta biết thông thạo 3 ngôn ngữ (theo quy định) ngoài tiếng mẹ đẻ, còn tiến sỹ ở ta thì sao? "Cái sự" tiến sỹ của ta cũng khôi hài, trước là "phó" giừ là "tiến", trước là "tiến" giờ thêm đuôi "khoa học", trước nay đều không có từ nước ngoài tương ứng để dịch, "độc nhất" mới cao. Biết ngoại ngữ sẽ càng hiểu thêm tiếng mẹ đẻ, đó là điều hiển nhiên. Ở đây, tiếng mẹ cũng chỉ biết lơ mơ, tiếng nước ngoài thì học đến trình độ "bồi", nhưng sợ người ta đánh giá trình độ kém nên cần "nói chữ" để thiên hạ "kinh hồn". Ví dụ, có vị là tiến sỹ văn chương, khi bàn về văn hay dùng chữ "văn chương dung dị", nhưng chắc chắn không thể giải thích được "văn chương dung dị" là thứ văn chương như thế nào. Vậy mà học vẫn thao thao bất tuyệt trên đủ loại phương tiện thông tin, đủ loại diễn đàn để rao giảng. Tục ngữ ta có câu "Dốt hay nói chữ", quả là chí lý. Xin thêm, Chữ "dốt" vốn là "rốt", bây giờ "học dốt" nhưng lại "sau rốt", đấy cũng là do những người "không rốt" mà ra.
XóaBạn ơi, bây giờ dốt cả làng rồi. Nói đúng ra là "xấu hay nói tốt, dốt hay nói chữ", "điếc hay hóng, ngọng hay nói": nào là thập kỉ mà chỉ là 10 năm, tháng giêng tháng chạp mà là tháng của năm dương lịch (điều này sai cả trong từ điển, trong sách giáo khoa từ bậc tiểu học...), rồi nhà học giả (vậy nhà nào học thật?) tất tần tật các loại từ này toàn nói và viết ra ở những HỌC GIẢ, NHÀ BÁO... đầy trên TV trên các văn bản thông dụng...
XóaSáng nay 22/4 báo Tuổi Trẻ Oline mới đăng một bài với cái tít NGÁN NGẨM VỚI BẢNG GHI DANH NGƯỜI CÓ CÔNG GIÁ 350 000 ĐỒNG . Nghĩa là ai muốn có một mảnh giấy với dòng chữ ghi trên đó là " Bảng ghi danh người có công " thì phải bỏ ra 350 000 đ là có ngay . Việc này hiện đang diễn ra tại Hiệp Hòa- Long An . Nhớ lại : Năm ngoài , trường hợp phong tặng NGHỆ NHÂN DÂN GIAN cũng vậy , phải bỏ tiền . Bây giờ lại UNESCO VN vinh danh ...Như vậy là lừa đảo ở khắp nơi và trong nhiều lĩnh vực . Tất nhiên phải có kẻ "háo danh" thì mới có kẻ ban danh lừa . Đúng là KẺ CẮP BÀ GIÀ GẶP NHAU .
Trả lờiXóaThông báo này nên đưa cho thằng Đông La. Một dạng "ruồi bu"đang cần
Trả lờiXóaHình như nhân vật nầy cuối cùng cũng vào được chốn "sang trọng" là Hội nhà văn VN rồi. Thật tội nghiệp! Tội nghiệp cho cà hai...
Xóa“Lò sản xuất”... tiến sĩ!
Trả lờiXóaTrung bình từ đầu năm đến giữa tháng 4-2016, cứ ngày rưỡi, Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam lại cho ra lò một tiến sĩ.
Chỉ tính từ ngày 1 đến 14-4, các bản tin của trang web Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã thống kê cho thấy học viện này tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho gần 60 học viên.
1,5 ngày lại có thêm 1 tiến sĩ
Con số tiến sĩ ra lò nhiều kỷ lục tại một cơ sở đào tạo đã khiến nhiều người phải đặt phép tính chia một cách cơ học, kết quả cho thấy ở học viện này, trung bình cứ 1,76 ngày lại cho ra lò một tiến sĩ, còn nếu chỉ tính ngày làm việc, thì cứ 1 ngày 1 giờ 15 phút lại có một tiến sĩ (các chuyên ngành tâm lý học, ngôn ngữ học, nhân học, khảo cổ học, kinh tế học, tâm lý học, văn hóa học, luật học, sử học, ngôn ngữ học...).
Trang web của học viện liên tục cập nhật thông tin trao bằng tiến sĩ
Được biết, trong năm 2016, Học viện Khoa học Xã hội được phân chỉ tiêu đào tạo 1.600 thạc sĩ và 250 tiến sĩ (đợt đầu).Với con số này, tính trung bình chưa đầy 1,5 ngày, lại có một người nhận bằng tiến sĩ. Trước những lo lắng của dư luận về số lượng nghiên cứu sinh được đào tạo quá nhiều trong cùng một khoảng thời gian, GS-TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, cho biết đây là đợt bảo vệ của 44 mã ngành, sau 3 năm làm luận án các nghiên cứu sinh đến hạn bảo vệ. “Thông thường, thời gian đào tạo tiến sĩ là 3 năm. Đây là đợt bảo vệ luận án tiến sĩ thường kỳ. Và đợt này có 44 mã ngành nên viện tổ chức bảo vệ cùng một thời điểm. Trong đợt này, mỗi mã ngành chỉ có 1, 2 luận án được bảo vệ ” - GS Nguyễn Xuân Thắng giải thích.
Những năm gần đây rộ lên chiêu trò làm tiền kiểu này, nhiều tổ chức núp dưới nhiều danh nghĩa nghe có vẻ cao sang tự lên danh sách để phong trước các danh hiệu hão cho các tập thể hay cá nhân mà họ sưu tầm được ở trên mạng hay đâu đó nhưng ra điều kiện cho các tập thể hay cá nhân này phải đóng hàng trục triệu, có khi cả trăm triệu đồng thì mới được chính thức trao “danh hiệu” bằng 1 cái cúp thủy tinh rẻ tiền hay một cái giấy cỡ khổ A4 được gọi bằng chứng nhận. Người nhận sẽ được gọi tên lên sân khấu rồi được quay ti vi cùng với 2 ông VIP do “Ban tổ chức” bố trí đứng 2 bên, ông bên phải trao cúp hay cái bằng chứng nhận, ông bên trái thì quàng một cái vòng hoa rẻ tiền vào cổ, được bắt tay mỗi ông 1 cái rồi đi vào phía sau xếp hàng chụp ảnh lần nữa… Thế là đi tong mất mấy chục triệu!
Trả lờiXóaCũng nhiều người biết thừa thủ đoạn làm tiền của nhà tổ chức nhưng họ vẫn nộp tiền để lấy danh hiệu và chụp ảnh với quan chức rồi dùng những bức ảnh ấy hay danh hiệu ấy để lừa đảo làm tiền tiếp đối với người khác, chẳng hạn như thằng cha giám đốc công ty đa cấp Liên kết Việt vừa bị truy tố là 1 ví dụ. Trong trường hợp này thì “kẻ cắp, bà già gặp nhau”. Thực ra thì có cầu, nhiều cầu là đằng khác, thì mới có cung!Những người như chị Phương Hoa không chơi thì chợ vẫn đông.
Chỉ nói được 4 từ: BỈ ỔI , KHỐN NẠN !!!
Trả lờiXóaTớ mới hết lớp 3 trường làng, vừa rồi đi đào vàng chui trúng đậm, đang rủng rỉnh tiền đây. Có lẽ nhân dịp này nên ra oai cho bọn cán bộ trong xã sợ xanh mắt mới được. Chẳng có công trình khoa học nào để kê khai, nhưng tớ cứ khoán trắng cho cái ban UNESCO này hẳn 100 triệu thì kiểu gì họ cũng có cách vinh danh tớ!
Trả lờiXóaCoi chừng lại 1 Liên Kết Việt ra đời.
Trả lờiXóa