Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

TIẾP TỤC THEO DÕI DIỄN BIẾN DỰ ÁN "ĐƯỜNG NƯỚC SÔNG ĐÀ"

Chủ đầu tư đường ống Sông Đà lên phương án 
hủy thầu với đối tác Trung Quốc 
hứ tư, 27/4/2016 | 18:52 GMT+7

Viwasupco đã thuê một hãng luật để hỗ trợ, đánh giá hậu quả của việc hủy thầu hoặc không ký kết hợp đồng đối với Xingxing.

Chủ đầu tư đường nước Sông Đà: Ít nơi làm được loại ống của nhà thầu Trung Quốc 
Nhà thầu Trung Quốc bỏ dở hợp đồng, Việt Nam có thể kiện

Công ty Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) cho biết đang gấp rút thực hiện các nội dung của chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và UBND thành phố Hà Nội về việc dừng ký kết hợp đồng đối với nhà thầu Xingxing (Trung Quốc).

Cụ thể, phía Viwasupco đã thuê một hãng luật để hỗ trợ, đánh giá các hậu quả của việc hủy thầu hoặc không ký kết hợp đồng đối với Công ty TNHH ống gang dẻo Xingxing. Sau khi có ý kiến của Luật sư, công ty đang tính đến hai phương án. 


Viwasupco cho biết đang khẩn trương tiến hành các công việc liên quan 
đến nhà thầu Xingxing để báo cáo Thủ tướng.

Thứ nhất là để phía Xingxing đơn phương rút khỏi dự án và Viwasupco sẽ trả lại tiền bão lãnh đồng thời lên phương án bồi thường.


Thứ hai, Xingxing có thể khởi kiện khi cơ quan chức năng không tìm thấy các vi phạm trong quá trình đấu thầu của Xingxing. Khi đó chủ đầu tư sẽ vi phạm khi không ký hợp đồng với đơn vị thắng thầu. Việc kiện tụng cũng làm phát sinh nhiều chi phí.

Ban lãnh đạo công ty cho biết đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ các công việc liên quan đến Xingxing để báo cáo Thủ tướng và các cơ quan chức năng khác.

Trước đó, việc Xingxing trúng thầu cung cấp đường ống nước sông Đà giai đoạn 2 với giá rẻ hơn 10% so với giá phê duyệt đã gây nhiều phản ứng trong dư luận, nhất là sau những bê bối trong quá khứ của đường ống này và nhà thầu. Ngày 6/4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo tạm dừng ký hợp đồng với nhà thầu này.

Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sông Đà cho gần 200.000 hộ dân dọc chuỗi đô thị từ Sơn Tây đến Hà Đông được khởi công năm 2004 và chia thành hai giai đoạn. Đường ống số một hoàn thành năm 2009 với công suất 300.000 m3 một ngày đêm.

Sau 6 năm, ống đã bị vỡ 17 lần khiến cuộc sống của khoảng 70.000 hộ dân thuộc 6 quận nội thành Hà Nội thường xuyên bị ảnh hưởng. Nguyên nhân ống vỡ được cơ quan chức năng chỉ ra là do chất liệu composite cốt sợi 
thủy tinh không phù hợp trên nền đất phức tạp. 9 cựu quan chức của Vinaconex vì việc này đã vướng vào lao lý.

Giai đoạn hai của dự án có tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có và vay ngân hàng thương mại. Thời gian thi công dự kiến trong 48 tháng. Sau khi hoàn thành, tuyến ống có tổng chiều dài 47,6 km nâng công suất cấp nước lên gấp đôi so với giai đoạn một: 600.000 m3 một ngày đêm. Bạch Dương.
__________________ 

Mời xem lại bài trên VTC: 
Công ty Trung Quốc trúng thầu đường nước sông Đà là Bộ chỉ huy Công trình cấp Sư đoàn của quân đội Trung Quốc.
 
VTC Thứ Tư, 30/03/2016 08:00AM

Công ty Xinxing Trung Quốc - nhà cung cấp ống gang dẻo cho đường ống nước Sông Đà 2, chính là Bộ chỉ huy Công trình 2672 (biên chế cấp Sư đoàn), thuộc lực lượng Công trình đường sắt của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). 
   
TỄu Blog: 

Như vậy, Quân đội Trung Quốc trá hình sẽ vào Thủ đô Hà Nội để làm đường ống nước Sông Đà! 

Quá nguy hiểm! Chúng tôi kêu gọi Chính phủ VN và lãnh đạo TP Hà Nội hủy bỏ dự án này với nhà thầu Trung Quốc. Vì những lý do sau đây:

1- Các nhà thầu TQ thường lừa chúng ta. Quả đng Đường trên cao Hà Đông - Cát Linh đã lãnh đủ. Di họa một khối bê tông trườn dài hơn 10 km chọc thẳng vào trung tâm thủ đô rất xấu xí và ít hiệu quả biết bao giờ mới hết. Nhức nhối và muôn năm nhắc nhở về dấu ấn nhiệm kỳ của ông Nghị và ông Thảo để lại cho Thủ đô.


2- Đường nước sông Đà có liên quan đến nước dân sinh của hàng triệu người dân Thủ Đô ở các quận nội thành. Đặc biệt các cơ quan đầu não của trung ương. Nếu đường nước này được thiết kế để 'xả độc' từ từ hoặc đột ngột ồ ạt thì cả thành phố bị bệnh tật, thương hàn, ỉa chảy v.v. Hoặc đơn giản chỉ cần gây sự cố để Hà Nội mất nước 3 ngày thì sẽ ra sao? Ai sẽ chịu trách nhiệm?

3- Đường nước sông Đà này đi qua địa bàn chiến lược về quân sự là khu vực Sơn Tây - Hòa Lạc, nơi có hàng chục trường sĩ quan và các đơn vị huấn luyện và hậu cần của Quân đội Việt Nam, sẽ ra sao nếu khi thi công có một ngách hầm đặt bom hoặc vũ khí, do những người thuộc quân đội Trung Quốc bí mật làm. Ai sẽ chịu trách nhiệm? 




1 nhận xét :

  1. Trần Thị Thảolúc 07:42 28 tháng 4, 2016

    Phạm Quang Nghị và Trần Thế Thảo cũng sẽ đi vào lịch sử của Hà Nội như những tên phá hoại khác .

    Trả lờiXóa