Ông Trần Đại Quang dự kiến sẽ là chủ tịch nước, ông Nguyễn Xuân Phúc là thủ tướng
và bà Nguyễn Thị Kim Ngân là chủ tịch Quốc hội
Miễn nhiệm thủ tướng có trái Hiến pháp?
Nguyễn Hùng
27.03.2016
Dù có ý kiến nói miễn nhiệm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng như Chủ tịch Trương Tấn Sang là trái Hiến pháp nhưng một cựu đại biểu Quốc hội có cách giải thích khác.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói với chương trình Trực tuyến thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 23/3:
"Tôi thấy trên các báo của Việt Nam, các mạng, các báo nước ngoài bàn về chuyện này khá ồn ào.
"Có người nói các vị này chưa hết nhiệm kỳ tại sao lại bầu như vậy, tại sao Quốc hội khóa XIII lại bầu lãnh đạo cho nhiệm kỳ XIV.
"Cũng có ý kiến nói đây là việc trái với quy định của Hiến pháp, cụ thể theo Điều 87 nhiệm kỳ của chủ tịch nước là theo nhiệm kỳ Quốc hội và theo Điều 97 thì nhiệm kỳ của thủ tướng là theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói với chương trình Trực tuyến thứ Năm của BBC Tiếng Việt hôm 23/3:
"Tôi thấy trên các báo của Việt Nam, các mạng, các báo nước ngoài bàn về chuyện này khá ồn ào.
"Có người nói các vị này chưa hết nhiệm kỳ tại sao lại bầu như vậy, tại sao Quốc hội khóa XIII lại bầu lãnh đạo cho nhiệm kỳ XIV.
"Cũng có ý kiến nói đây là việc trái với quy định của Hiến pháp, cụ thể theo Điều 87 nhiệm kỳ của chủ tịch nước là theo nhiệm kỳ Quốc hội và theo Điều 97 thì nhiệm kỳ của thủ tướng là theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Nói về Điều 87, Điều 97 như vậy cũng đúng. Nhưng trong Hiến pháp Việt Nam Điều 74 cũng quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền giới thiệu, đề nghị bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch nước và Điều 88 cũng nói chủ tịch nước cũng có quyền đề nghị Quốc hội bầu, bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm thủ tướng chính phủ.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
"Chúng ta nhớ là cách đây ít năm khi Đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về khả năng từ chức của ông thì Thủ tướng cũng đã nói rõ ràng "Tôi không có chạy, không có xin mà Đảng phân công thì tôi làm."
"Thế thì lần này Đại hội XII Đảng Cộng sản Việt Nam không bầu ông Nguyễn Tấn Dũng vào vị trí ủy viên Bộ Chính trị, không bầu ông Trương Tấn Sang vào ủy viên Bộ Chính trị và ông Nguyễn Sinh Hùng cũng tương tự. Như thế có nghĩa là Đảng đã không phân công các ông tiếp tục ...
"Nhưng soi vào Hiến pháp xem có đúng Hiến pháp không thì tôi cũng phải nói luật pháp nước nào cũng vậy, nhất là luật pháp Việt Nam, nó không chỉ có một con đường. Nó giống hệ thống giao thông, ngoài đường chính nó còn nhiều đường ngang ngõ tắt lắm, mà nhiều khi đi tắt còn nhanh hơn.
"Nói về Điều 87, Điều 97 như vậy cũng đúng. Nhưng trong Hiến pháp Việt Nam Điều 74 cũng quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyền giới thiệu, đề nghị bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch nước và Điều 88 cũng nói chủ tịch nước cũng có quyền đề nghị Quốc hội bầu, bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm thủ tướng chính phủ...
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết dẫn Điều 74 và 88 của Hiến pháp mà theo đó Quốc hội
có thể miễn nhiệm chủ tịch nước và thủ tướng
"Trong những nhiệm kỳ gần đây chúng ta thấy các vị lãnh đạo cũng được thay giữa nhiệm kỳ. Ví dụ sau Đại hội Đảng Cộng sản IX thì ông Nguyễn Văn An đã được giới thiệu để thay chức vụ của ông Nông Đức Mạnh vì ông Nông Đức Mạnh đã được bầu làm tổng bí thư. Việc bầu ông Nguyễn Văn An và miễn nhiệm ông Nông Đức Mạnh diễn ra vào tháng 6/2001, sau Đại hội Đảng hai tháng.
"Sau đó khi Đại hội Đảng X không bầu ông Nguyễn Văn An vào Bộ Chính trị nữa thì Quốc hội lại họp tháng 6 năm đó để bầu ông Nguyễn Phú Trọng thay ông Nguyễn Văn An, sau này bầu ông Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng thay cho ông Phan Văn Khải, ông Nguyễn Minh Triết làm chủ tịch nước thay cho ông Trần Đức Lương."
Tuy nhiên Giáo sư Thuyết nói các trường hợp miễn nhiệm trước đây xảy ra khi nhiệm kỳ của các vị đương quyền còn một năm trong khi nhiệm kỳ của các ông Nguyễn Sinh Hùng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng chỉ còn vài tháng.
Mặc dù vậy vị giáo sư cho rằng chuyện miễn nhiệm cũng hợp lý vì nếu không "chẳng lẽ thủ tướng, người đã không còn là ủy viên Bộ Chính trị, lại nhận lệnh của phó thủ tướng hay bộ trưởng là ủy viên bộ chính trị."
Giáo sư Thuyết cho rằng cần cân nhắc lại thời điểm bầu cử Quốc hội để tránh tình trạng như đang xảy ra khi các đại biểu Quốc hội sắp mãn nhiệm bầu ra các lãnh đạo mới và chỉ bốn tháng sau các tân dân biểu lại bầu thêm lần nữa.
'Thay đổi tốt là điều nên làm'
Cũng tham gia Trực tuyến thứ Năm, Tiến sỹ Hà Hoàng hợp nói Việt Nam hiện chưa có tòa hiến pháp và Hà Nội nên noi gương 70 nước khác để lập ra một tòa như vậy.
Theo ông việc diễn giải Hiến pháp không nên để cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay các ủy ban hoặc các tổ chức phi chính phủ khác chịu trách nhiệm mà nên có thiết chế riêng để phân xử các vấn đề liên quan tới Hiến pháp.
Cũng tham gia Trực tuyến thứ Năm, Tiến sỹ Hà Hoàng hợp nói Việt Nam hiện chưa có tòa hiến pháp và Hà Nội nên noi gương 70 nước khác để lập ra một tòa như vậy.
Theo ông việc diễn giải Hiến pháp không nên để cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội hay các ủy ban hoặc các tổ chức phi chính phủ khác chịu trách nhiệm mà nên có thiết chế riêng để phân xử các vấn đề liên quan tới Hiến pháp.
Trong khi đó cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến, người từ vài năm nay sống ở thành phố Houston tại Hoa Kỳ, phát biểu với góc nhìn của 'một người dân' và nói:
Bà Đặng Thị Hoàng Yến nói niềm tin của người dân và doanh nghiệp đã xuống mức rất thấp
"Sự thay đổi để tốt hơn đó là điều nên làm."
Bà dẫn các số liệu nghiên cứu của nước ngoài và nói thực trạng hiện nay ở Việt Nam đang khá tồi tệ, chỉ đứng thứ 148 về tự do kinh doanh, hơn 50% ý kiến cho rằng phải có hối lộ mới xong việc trong khi niềm tin của người dân và của doanh nghiệp đang ở mức thấp.
Bà nói thêm: "Tiếng nói bất an của người dân và sự nơm nớp lo sợ của doanh nghiệp bị hình sự hóa, tham nhũng tràn ngập và lợi ích nhóm chưa bao giờ được nói tới nhiều như thế.
"Đồng thời cũng ở nhiệm kỳ này, cũng là nhiệm kỳ các nhà bất đồng chính kiến bị bắt giữ nhiều nhất, nền dân chủ bị chậm lại và thậm chí những người có chính kiến chống lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc cũng bị cản trở và bị bắt nữa."
'Sống tử tế thôi'
Trong khi đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tuyên bố ông sẽ chỉ tại nhiệm tới ngày 6/4/2016 tại cuộc họp Chính phủ mới đây.
Ông nói:
"Ngày 6/4 tới đây Đảng, Nhà nước, Quốc hội sẽ cho tôi thôi nhiệm vụ thủ tướng Chính phủ, nghỉ chính sách.
"Như vậy tính tới 6/4, nếu tính tháng là làm nhiệm vụ thủ tướng được 9 năm 10 tháng ... phó thủ tướng thì hai nhiệm kỳ, ngày 6/4 tới tôi sẽ kết thúc nhiệm vụ, phiên họp tới tôi và 19 đồng chí cũng không có mặt ...
"Trước hết tôi có lời chân thành cám ơn các đồng chí ....
"Cũng xin chúc mừng các đồng chí ở lại tiếp tục làm nhiệm vụ, một số đồng chí được giao trọng trách nặng nề hơn, đồng chí Trần Đại Quang, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, đồng chí Đinh La Thăng, đồng chí Hoàng Trung Hải, đồng chí Nguyễn Văn Bình và đồng chí Trịnh Đình Dũng ...
"Cũng chúc các đồng chí, tôi cũng chúc tôi luôn, 15 đồng chí chúng ta kỳ này thôi, nghỉ chính sách, ráng giữ gìn sức khỏe, sức khỏe là quan trọng nhất, làm công dân tốt, một đảng viên tốt, ráng được làm cái chương trình như ông Bình Minh nói là người tử tế chút ... sống tử tế thôi."
Trong khi đó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã tuyên bố ông sẽ chỉ tại nhiệm tới ngày 6/4/2016 tại cuộc họp Chính phủ mới đây.
Ông nói:
"Ngày 6/4 tới đây Đảng, Nhà nước, Quốc hội sẽ cho tôi thôi nhiệm vụ thủ tướng Chính phủ, nghỉ chính sách.
"Như vậy tính tới 6/4, nếu tính tháng là làm nhiệm vụ thủ tướng được 9 năm 10 tháng ... phó thủ tướng thì hai nhiệm kỳ, ngày 6/4 tới tôi sẽ kết thúc nhiệm vụ, phiên họp tới tôi và 19 đồng chí cũng không có mặt ...
"Trước hết tôi có lời chân thành cám ơn các đồng chí ....
"Cũng xin chúc mừng các đồng chí ở lại tiếp tục làm nhiệm vụ, một số đồng chí được giao trọng trách nặng nề hơn, đồng chí Trần Đại Quang, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, đồng chí Đinh La Thăng, đồng chí Hoàng Trung Hải, đồng chí Nguyễn Văn Bình và đồng chí Trịnh Đình Dũng ...
"Cũng chúc các đồng chí, tôi cũng chúc tôi luôn, 15 đồng chí chúng ta kỳ này thôi, nghỉ chính sách, ráng giữ gìn sức khỏe, sức khỏe là quan trọng nhất, làm công dân tốt, một đảng viên tốt, ráng được làm cái chương trình như ông Bình Minh nói là người tử tế chút ... sống tử tế thôi."
Vấn đề nóng bỏng thế mà không thấy ai bình phán gì, tôi nghĩ cũng nêu ở đây vài suy tư để được chia sẻ. Sau sự kiện giá-lương -tiền 1985, ba ông Phó thủ tướng và vài ông bộ trưởng mất chức, còn ông Thủ tướng vẫn tại vị. Đại hội đảng lần thứ VI từ 15 đến 18 tháng 12 năm 1986, khóa này ông Thủ tướng Phạm Văn Đồng không tham gia vào Ban chấp hành trung ương, dĩ nhiên cũng không là Ủy viên BCT, nhưng ông vẫn là Thủ tướng cho đến khi Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ nhất từ 17-22 tháng 6-1987 phê chuẩn Chính phủ mới do ông Phạm Hùng làm Thủ tướng thì ông Phạm Văn Đồng mới ngưng chức. Thế thì giải thích như thế nào. Trường hợp nào thì "duy lý", trường hợp nào thì "duy tình". Mấy giải thích của mấy vị càng làm cho rối. Nghe đâu từ xa xưa lắm có người giải thích việc nước mình khi "bất khả tri" thì buông ra một câu "cái sứ mình nó thế".
Trả lờiXóamuốn có câu trả lời chuẩn xác, đến hỏi GS HXP!!!
Trả lờiXóa