LS. Lê Công Định (bìa trái), - người tự ứng cử ĐBQH năm 2007.
Lê Công Định:
CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI NĂM 2007
Kỳ 1: Phong trào tự ứng cử
Tháng 5/2007 cuộc bầu cử quốc hội khóa 12 đã được tổ chức long trọng như “ngày hội của toàn dân” (có lần bầu cử nào mà câu tuyên truyền sáo rỗng này không được lập lại?). So với nhiều khóa trước đó, chưa bao giờ phong trào tự ứng cử được dấy lên rầm rộ và sôi nổi như tại thời điểm 2007. Ngoài các ứng viên do đảng cử, nhiều giới khác nhau đã cùng nhau tham gia, nhưng đáng chú ý nhất là các đảng viên cộng sản về hưu, thậm chí có cả những đảng viên đương chức không được đảng cử.
Dư luận trước ngày bầu cử năm ấy tập trung vào một diễn biến lý thú, đó là hàng loạt đảng viên cộng sản tự ứng cử đã bị công an đến nhà hoặc chi bộ đảng địa phương triệu tập yêu cầu không được nộp hồ sơ ứng cử nếu chưa nộp, hoặc phải rút lại nếu đã lỡ nộp. Tôi đặc biệt quan tâm đến các đảng viên cộng sản trong giới luật gia, vì mặc nhiên tin vào bản lĩnh con nhà luật của họ trước cường quyền. Họ từng là quan chức cao cấp trong chính quyền, thẩm phán, luật sư và giảng viên luật, v.v….
Cuối cùng, tiếc thay, hầu hết những đảng viên cộng sản tự ứng cử đều đành rút khỏi cuộc tranh cử vừa chuẩn bị bắt đầu, dưới áp lực thô bạo của chính các đồng chí đầy quyền uy nhân danh “đảng” tối cao. Lúc ấy, tôi tự hỏi rằng nếu muốn giúp dân giúp nước, thì các ứng viên ấy cần gì cái đảng lỗi thời đó mà cứ vấn vương để rồi bị nó ràng buộc, và sao chưa thoái đảng để tự do hơn không. Tuy nhiên, dù thắc mắc như vậy, tôi vẫn rất cảm kích và tôn trọng lựa chọn riêng của mỗi người, vì hơn ai hết chỉ người trong cuộc mới hiểu và quyết định phải hành xử thế nào trong trường hợp cụ thể của mình. Là người ngoài cuộc, chúng ta không có quyền phán xét và suy đoán thế này thế kia về bất cứ ai.
Vào năm 2007, tôi đang là đối tượng bị cơ quan an ninh giám sát do các bài viết đăng trong và ngoài nước kêu gọi thiết lập thể chế chính trị đa đảng. Vào một ngày gần hết hạn nộp hồ sơ ứng cử, lúc 10 giờ sáng tôi bất ngờ đến trụ sở UBND TPHCM trên đường Lê Thánh Tôn làm thủ tục đăng ký và nhận một bộ hồ sơ. Suốt buổi trưa tôi dành thời gian điền vào các mẫu tài liệu. Đến 1 giờ 30 tôi đến UBND Phường 17 Quận Bình Thạnh chứng nhận hồ sơ cá nhân theo quy định.
Tôi đã không gặp khó khăn khi chứng nhận hồ sơ cá nhân, nhất là không bị ghi chú một cách ngu xuẩn và trái luật bởi các viên chức hành chính vào bản lý lịch tự khai, chẳng hạn đã viết bài hay tham gia tổ chức chống đảng cộng sản, như các ứng viên độc lập vừa gặp gần đây. Hồ sơ ứng cử của tôi được hoàn tất nhanh chóng và vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày tôi đã có thể quay lại trụ sở UBND TPHCM nộp hồ sơ ứng cử hoàn chỉnh và được tiếp nhận chính thức, mà không bị quấy nhiễu khai đi khai lại, như trò mèo chúng ta vừa thấy.
Dù vậy, hai ngày sau, anh an ninh thuộc Sở Công an TPHCM, người vẫn “chăm sóc” tôi bấy lâu, đã gọi điện thoại và mời tôi đi uống cà phê. Anh hỏi tôi suy nghĩ kỹ chưa mà tự ứng cử, rồi nhận xét rằng tôi chưa đóng góp gì nhiều cho xã hội thì có ứng cử cũng không có cơ may trúng cử. Tôi đáp lại anh an ninh rằng nếu không được đảng cử hoặc chấp thuận thì chẳng ai có cơ may cả và tôi tham gia ứng cử chỉ để chứng minh chân lý đó bằng trường hợp của chính mình. Anh an ninh ngỡ ngàng nhìn tôi. Tôi cười vỗ vai anh, vì chúng tôi vốn đối đãi nhau thân tình, và châm biếm rằng tôi biết chắc thế nào bên công an cũng phá đám. Anh ấy bảo: “Sao ông luôn ác cảm với ngành của tôi thế?” Tôi nhớ đã đùa một câu vô duyên khiến anh ấy lắc đầu: “Quỷ ma mà không phá mới lạ!”
Quả nhiên, tôi bị phá thật.
(Còn tiếp...)
Lê Công Định.
Kỳ 1: Phong trào tự ứng cử
Tháng 5/2007 cuộc bầu cử quốc hội khóa 12 đã được tổ chức long trọng như “ngày hội của toàn dân” (có lần bầu cử nào mà câu tuyên truyền sáo rỗng này không được lập lại?). So với nhiều khóa trước đó, chưa bao giờ phong trào tự ứng cử được dấy lên rầm rộ và sôi nổi như tại thời điểm 2007. Ngoài các ứng viên do đảng cử, nhiều giới khác nhau đã cùng nhau tham gia, nhưng đáng chú ý nhất là các đảng viên cộng sản về hưu, thậm chí có cả những đảng viên đương chức không được đảng cử.
Dư luận trước ngày bầu cử năm ấy tập trung vào một diễn biến lý thú, đó là hàng loạt đảng viên cộng sản tự ứng cử đã bị công an đến nhà hoặc chi bộ đảng địa phương triệu tập yêu cầu không được nộp hồ sơ ứng cử nếu chưa nộp, hoặc phải rút lại nếu đã lỡ nộp. Tôi đặc biệt quan tâm đến các đảng viên cộng sản trong giới luật gia, vì mặc nhiên tin vào bản lĩnh con nhà luật của họ trước cường quyền. Họ từng là quan chức cao cấp trong chính quyền, thẩm phán, luật sư và giảng viên luật, v.v….
Cuối cùng, tiếc thay, hầu hết những đảng viên cộng sản tự ứng cử đều đành rút khỏi cuộc tranh cử vừa chuẩn bị bắt đầu, dưới áp lực thô bạo của chính các đồng chí đầy quyền uy nhân danh “đảng” tối cao. Lúc ấy, tôi tự hỏi rằng nếu muốn giúp dân giúp nước, thì các ứng viên ấy cần gì cái đảng lỗi thời đó mà cứ vấn vương để rồi bị nó ràng buộc, và sao chưa thoái đảng để tự do hơn không. Tuy nhiên, dù thắc mắc như vậy, tôi vẫn rất cảm kích và tôn trọng lựa chọn riêng của mỗi người, vì hơn ai hết chỉ người trong cuộc mới hiểu và quyết định phải hành xử thế nào trong trường hợp cụ thể của mình. Là người ngoài cuộc, chúng ta không có quyền phán xét và suy đoán thế này thế kia về bất cứ ai.
Vào năm 2007, tôi đang là đối tượng bị cơ quan an ninh giám sát do các bài viết đăng trong và ngoài nước kêu gọi thiết lập thể chế chính trị đa đảng. Vào một ngày gần hết hạn nộp hồ sơ ứng cử, lúc 10 giờ sáng tôi bất ngờ đến trụ sở UBND TPHCM trên đường Lê Thánh Tôn làm thủ tục đăng ký và nhận một bộ hồ sơ. Suốt buổi trưa tôi dành thời gian điền vào các mẫu tài liệu. Đến 1 giờ 30 tôi đến UBND Phường 17 Quận Bình Thạnh chứng nhận hồ sơ cá nhân theo quy định.
Tôi đã không gặp khó khăn khi chứng nhận hồ sơ cá nhân, nhất là không bị ghi chú một cách ngu xuẩn và trái luật bởi các viên chức hành chính vào bản lý lịch tự khai, chẳng hạn đã viết bài hay tham gia tổ chức chống đảng cộng sản, như các ứng viên độc lập vừa gặp gần đây. Hồ sơ ứng cử của tôi được hoàn tất nhanh chóng và vào lúc 3 giờ chiều cùng ngày tôi đã có thể quay lại trụ sở UBND TPHCM nộp hồ sơ ứng cử hoàn chỉnh và được tiếp nhận chính thức, mà không bị quấy nhiễu khai đi khai lại, như trò mèo chúng ta vừa thấy.
Dù vậy, hai ngày sau, anh an ninh thuộc Sở Công an TPHCM, người vẫn “chăm sóc” tôi bấy lâu, đã gọi điện thoại và mời tôi đi uống cà phê. Anh hỏi tôi suy nghĩ kỹ chưa mà tự ứng cử, rồi nhận xét rằng tôi chưa đóng góp gì nhiều cho xã hội thì có ứng cử cũng không có cơ may trúng cử. Tôi đáp lại anh an ninh rằng nếu không được đảng cử hoặc chấp thuận thì chẳng ai có cơ may cả và tôi tham gia ứng cử chỉ để chứng minh chân lý đó bằng trường hợp của chính mình. Anh an ninh ngỡ ngàng nhìn tôi. Tôi cười vỗ vai anh, vì chúng tôi vốn đối đãi nhau thân tình, và châm biếm rằng tôi biết chắc thế nào bên công an cũng phá đám. Anh ấy bảo: “Sao ông luôn ác cảm với ngành của tôi thế?” Tôi nhớ đã đùa một câu vô duyên khiến anh ấy lắc đầu: “Quỷ ma mà không phá mới lạ!”
Quả nhiên, tôi bị phá thật.
(Còn tiếp...)
Lê Công Định.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét