Ảnh: Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở Trung ương do Đoàn Chủ tịch
Ủy ban TW MTTQ
Việt Nam triệu tập và chủ trì. Nguồn ảnh: VTV.vn
HIỆP THƯƠNG LÀ GÌ?
Vào những ngày này, Page Vận Động Ứng Cử Đại Biểu Quốc Hội 2016 nhận được rất nhiều câu hỏi với cùng một nội dung: Hiệp thương là gì?
Hiệp thương trong bầu cử Quốc hội là một khái niệm chỉ ở Việt Nam mới có. Hiếm (nhưng không quý) như thế, cho nên nó gây thắc mắc cho đông đảo người dân ít quan tâm đến chính trị. Page sẽ cố gắng trình bày theo cách đơn giản nhất để các bạn không phát chán khi đọc... nhưng dù sao các bạn cũng phải kiên nhẫn nha.
*
Đối với kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14 này, HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG LẦN THỨ NHẤT đã diễn ra từ ngày 3/2 đến ngày 17/2/2016, do Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tự tổ chức với nhau; các ứng viên ĐBQH độc lập không được tham dự.
Mục đích của Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất là để “thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử ĐBQH của cơ quan, tổ chức, đơn vị”. Xin nhấn mạnh: Đây là hội nghị do MTTQ tự tổ chức với nhau, do đó sự thỏa thuận ở đây cũng là nội bộ của MTTQ và các cơ quan, đoàn thể liên quan.
Có nghĩa là, cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử ĐBQH đã được MTTQ ấn định sẵn, không liên quan tới những người ứng cử với tư cách độc lập.
Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành “điều chỉnh” lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử ĐBQH.
* *
HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG LẦN THỨ HAI được tổ chức từ ngày 16/3 đến ngày 18/3/2016, cũng do MTTQ chủ trì và thực hiện. Nó diễn ra sau khi các ứng viên ĐBQH độc lập đã nộp hồ sơ ứng cử cho ủy ban bầu cử địa phương (mà hạn chót là ngày 13/3 vừa qua).
Mục đích của Hội nghị hiệp thương lần thứ hai là để “lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH”. Việc lập danh sách này cũng do MTTQ và các cơ quan, đoàn thể liên quan tự thực hiện với nhau, không có sự có mặt và giám sát của bất kỳ một cơ quan độc lập nào.
Ngay sau Hội nghị hiệp thương lần thứ hai, MTTQ các cấp tiến hành tổ chức HỘI NGHỊ CỬ TRI lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác và nơi làm việc với người ứng cử ĐBQH, trong khoảng thời gian từ ngày 20/3 tới ngày 12/4/2016. Đây chính là thời gian diễn ra các “màn đấu tố huyền thoại”, đặc biệt nhằm vào những ứng cử viên ĐBQH độc lập.
Song song với đó, căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ hai, chậm nhất là ngày 28/3, UBTVQH tiến hành “điều chỉnh” lần thứ hai cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử ĐBQH, lập thành danh sách gửi lại Ủy ban MTTQ Việt Nam để làm cơ sở cho việc hiệp thương lần thứ ba.
* * *
HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG LẦN THỨ BA diễn ra trong khoảng từ ngày 13/4 đến ngày 17/4/2016, và cũng do MTTQ tự tổ chức với nhau, giống như Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.
Mục đích của Hội nghị hiệp thương lần thứ ba là lựa chọn và lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH. Xin nhấn mạnh: Việc lựa chọn và lập danh sách cuối cùng này cũng là do MTTQ tự tổ chức với nhau trong khuôn khổ Hội nghị hiệp thương lần thứ ba. Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hiệp thương có mặt tại hội nghị mới được quyền biểu quyết.
Không có sự có mặt và giám sát của bất kỳ một cơ quan độc lập nào.
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba thông qua biên bản và chốt danh sách những người được ứng cử ĐBQH và gửi đến các cơ quan liên quan (Ủy ban Bầu cử Quốc gia, các ủy ban bầu cử địa phương, UBTVQH, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam...) chậm nhất vào ngày 22/4/2016.
* * * *
Đọc đến đây, chắc các bạn cũng đã hiểu các khái niệm căn bản: thế nào là hiệp thương, thế nào là “cơ cấu”, thế nào là “đảm bảo tỷ lệ”, “điều chỉnh thành phần”... và hiểu vì sao việc trở thành ĐBQH lại khó khăn đến thế đối với những người ứng cử độc lập, không qua sự giới thiệu của cơ quan, đơn vị nào.
Đối với kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14 này, HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG LẦN THỨ NHẤT đã diễn ra từ ngày 3/2 đến ngày 17/2/2016, do Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tự tổ chức với nhau; các ứng viên ĐBQH độc lập không được tham dự.
Mục đích của Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất là để “thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử ĐBQH của cơ quan, tổ chức, đơn vị”. Xin nhấn mạnh: Đây là hội nghị do MTTQ tự tổ chức với nhau, do đó sự thỏa thuận ở đây cũng là nội bộ của MTTQ và các cơ quan, đoàn thể liên quan.
Có nghĩa là, cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử ĐBQH đã được MTTQ ấn định sẵn, không liên quan tới những người ứng cử với tư cách độc lập.
Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tiến hành “điều chỉnh” lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử ĐBQH.
* *
HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG LẦN THỨ HAI được tổ chức từ ngày 16/3 đến ngày 18/3/2016, cũng do MTTQ chủ trì và thực hiện. Nó diễn ra sau khi các ứng viên ĐBQH độc lập đã nộp hồ sơ ứng cử cho ủy ban bầu cử địa phương (mà hạn chót là ngày 13/3 vừa qua).
Mục đích của Hội nghị hiệp thương lần thứ hai là để “lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH”. Việc lập danh sách này cũng do MTTQ và các cơ quan, đoàn thể liên quan tự thực hiện với nhau, không có sự có mặt và giám sát của bất kỳ một cơ quan độc lập nào.
Ngay sau Hội nghị hiệp thương lần thứ hai, MTTQ các cấp tiến hành tổ chức HỘI NGHỊ CỬ TRI lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác và nơi làm việc với người ứng cử ĐBQH, trong khoảng thời gian từ ngày 20/3 tới ngày 12/4/2016. Đây chính là thời gian diễn ra các “màn đấu tố huyền thoại”, đặc biệt nhằm vào những ứng cử viên ĐBQH độc lập.
Song song với đó, căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ hai, chậm nhất là ngày 28/3, UBTVQH tiến hành “điều chỉnh” lần thứ hai cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử ĐBQH, lập thành danh sách gửi lại Ủy ban MTTQ Việt Nam để làm cơ sở cho việc hiệp thương lần thứ ba.
* * *
HỘI NGHỊ HIỆP THƯƠNG LẦN THỨ BA diễn ra trong khoảng từ ngày 13/4 đến ngày 17/4/2016, và cũng do MTTQ tự tổ chức với nhau, giống như Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất.
Mục đích của Hội nghị hiệp thương lần thứ ba là lựa chọn và lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử ĐBQH. Xin nhấn mạnh: Việc lựa chọn và lập danh sách cuối cùng này cũng là do MTTQ tự tổ chức với nhau trong khuôn khổ Hội nghị hiệp thương lần thứ ba. Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hiệp thương có mặt tại hội nghị mới được quyền biểu quyết.
Không có sự có mặt và giám sát của bất kỳ một cơ quan độc lập nào.
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba thông qua biên bản và chốt danh sách những người được ứng cử ĐBQH và gửi đến các cơ quan liên quan (Ủy ban Bầu cử Quốc gia, các ủy ban bầu cử địa phương, UBTVQH, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam...) chậm nhất vào ngày 22/4/2016.
* * * *
Đọc đến đây, chắc các bạn cũng đã hiểu các khái niệm căn bản: thế nào là hiệp thương, thế nào là “cơ cấu”, thế nào là “đảm bảo tỷ lệ”, “điều chỉnh thành phần”... và hiểu vì sao việc trở thành ĐBQH lại khó khăn đến thế đối với những người ứng cử độc lập, không qua sự giới thiệu của cơ quan, đơn vị nào.
Làm chó gì có cái gọi là hiệp thương.500 người đại diện trên tổng số trên 90 triệu dân mà đảng cs(4 triệu người)đã dành mất hai trăm ghế rồi,lại tiếp tục cho các tổ chức tay chân của mình giành nốt 300 ghế nữa,còn đếch gì phần của dân mà hiệp với thương.Con số 97-98% đ/v đã nói rõ điều đó
Trả lờiXóaMTTQ thông qua hiệp thương, đang tự làm việc của cử tri là chọn người theo ý họ, sau đó là đưa danh sách cho nhân dân bầu, dù có bầu ai, cũng nằm trong phạm vi đã chọn. Do vậy, cơ quan bầu cử phải hoàn toàn độc lập. Nhưng dù sao, đây cũng là lần đầu tiên người dân tự ứng cử, được cơ quan bầu cử chấp nhận hồ sơ tự ứng cử. Qua vòng hiệp thường lần cuối, nếu không có một cá nhân tự ứng cử nào, nằm trong danh sách bầu, mọi người sẽ lại mổ xẻ cách hiệp thương của MTTQVN trên cơ sở pháp luật, cũng như sự bất hợp lý của hiệp thương nếu vi phạm quyền dân chủ. Cứ như vậy, quá trình dân chủ sẽ dần hình thành, từ khâu xác nhận hồ sơ tại UBND sở tại, đến khâu nộp hồ sơ tự ứng cử, bộ phận tổ chức bầu cử, kiểm tra phiếu bầu...
Trả lờiXóaTheo nghĩa từ Hán Việt, thì:"hiệp thương" 協商 là cùng bàn bạc để định lấy một phép nhất định. Cái quan trọng là những ai có tiếng nói ở trong cái "Hiệp thương" ấy để đảm bảo rằng quyền lợi của những người tham gia được đảm bảo công bằng? Thí dụ ông A bị loại khỏi vòng "hiệp thương" nhưng không có cơ sở khoa học nào nói rằng nếu ông A mà lọt vào danh sách bầu cử ông ấy sẽ trượt ! Điều này có nghĩa là hội nghị Hiệp thương đã lấy đi quyền thiêng liêng của cử tri? Cái khía cạnh khoa học/ hay phi khoa học là ở chỗ ấy!
Trả lờiXóaCó sự giám sát rất rất chặt chẽ (và chỉ đạo sát sao) của một cơ quan độc lập mà ai ... cũng biết. MTTQ & Hiệp thương chỉ làm ... trò thôi.
Trả lờiXóaNực cười nhất là vụ xác nhận lý lịch : Hiến pháp quy định chỉ cần là công dân là có quyền ứng cử thì xác nhận lý lịch cái gì ? Tư cách của ứng cử viên và họ có xứng đáng được bầu hay không là do lá phiếu của cử tri quyết định chứ. Tôi nộp hồ sơ ứng cử (tự) thì phải nhận (không được phép từ chối vì bất cứ lý do gì) dù nội dung của nó ra sao (kể cả khai man) và thông báo cho cử tri biết hồ sơ là do ứng cử viên tự khai rồi Hiệp thương đàng hoàng nếu cần (trường hợp quá nhiều ứng viên) để rút danh sách cho phù hợp. Ở các nước khác thì bước này gọi là bầu cử sơ bộ để rút gọn danh sách. Giở trò gây khó dễ trong việc nộp và nhận hồ sơ ứng cử lâu nay là rất phản cảm và không ... xứng tầm vì kém văn minh. Khổ cho cả bên nộp và bên tiếp nhận hồ sơ, nhưng vẫn phải chịu vì ... trên bảo phải thế - dứt khoát không để kẻ thế này thế khác lọt vào bộ máy ?!
Có lẽ lần này mục đích của các bác tự ứng cử là xem họ ứng xử ra sao & lòi ra cái ... bất cập để mọi người thấy mà có thái độ phù hợp trong tương lai ?! Nếu thế thì các bác cũng nên lưu ý là họ rất giỏi trong việc ... khắc phục hậu quả, thậm chí bằng mọi biện pháp.
Thế nên, nếu có được vài ứng viên tự do trúng cử lần này thì rất hay vì các bác có thể làm cho họ ... nhức đầu khi họ làm sai & tiếng nói của dân trong từng lĩnh vực sẽ được đưa ra ... xử lý chứ không lờ đi hoặc ... nợ như Luật Biểu tình. Một điều thuận lợi cho các bác trúng cử là có quyền "miễn trừ" nên lực lượng chuyên chính vô sản không làm gì được (trước khi bãi miễn tư cách đai biểu).
Đành phải hy vọng vậy.
Túm lại "Hiến pháp" cũng chỉ là ghế cho nghị quyết đảng ngồi lên mà thôi. Anh Lú nói rồi, cấm cãi.
Trả lờiXóaBầu cử và ứng cử mà cũng "hiệp thương" à ? dùng từ kiểu gì vậy ?
Trả lờiXóaThực ra không cần tổ chức bầu tốn kém lắm, cứ chỉ định còn dành tiền ấy xây trường học , nhà trẻ. Nhưng khổ nỗi làm trò chơi dân chủ cho có vẻ. Trò chơi này tốn lắm.
Trả lờiXóaHiệp thương rồi diễn theo chỉ đạo từ Bắc Kinh.
Trả lờiXóaNói tóm lại, Quốc hội mang tiếng là cơ quan Dân cử cao nhất thuộc về Nhân dân, nhưng đảng cọng sản, qua cái gọi là Mặt trân tổ quốc của mình, có quyền "cho" NGƯỜI CHỦ CỦA ĐẤT NƯỚC "được" vào ngồi chung với một số lượng rất lớn đảng viên, và theo ý đảng, như vậy là "phước" lắm rồi !
Trả lờiXóaLú nói " Dân chửi đến thế là cùng !"
Nói đi , nói lại , cuối cùng gói gọn ở 4 từ TRÒ HỀ BẦU CỬ
Trả lờiXóa