Người tuần hành vinh danh 64 liệt sỹ Gạc Ma
Tưởng niệm hải chiến Trường Sa 1988
14.03.2016
Các cuộc tuần hành tưởng niệm các chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh trong trận hải chiến Trường Sa 1988 vừa diễn ra ở trong nước.
Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 lính Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc Ma.
Tại Hà Nội, khoảng 200 người tập hợp ở trung tâm thành phố. Những người này thắp hương và đặt hoa trước tượng đài Lý Thái Tổ, sau đó mang biểu ngữ tuần hành quanh Hồ Hoàn Kiếm.
Họ hô vang khẩu hiệu 'Đả đảo Trung Quốc xâm lược' và mang biểu ngữ 'Đất nước không quên', 'Tưởng nhớ 64 anh hùng đã bỏ mình tại Gạc Ma'.
Chính phủ không có tuyên bố gì nhân ngày này nhưng cũng không có hành động hạn chế hay ngăn cản người tuần hành như những năm trước.
Báo chí Việt Nam bắt đầu nói nhiều về Trận hải chiến Trường Sa, mà dư luận cho là "ít được nhắc tới".
Có ý kiến trên thông tin đại chúng thậm chí cho rằng cần phải gọi trận đánh đẫm máu này là "thảm sát".
Tại TP Hồ Chí Minh, một cuôc mít tinh cũng được tổ chức tại chân tượng đài Trần Hưng Đạo ở trung tâm thành phố.
Cả hai sự kiện ở hai thành phố lớn đều không bị những người chống đối từ phía chính quyền, còn gọi là 'dư luận viên', cản trở.
Cảnh sát chỉ đứng ngoài theo dõi.
Cả hai buổi lễ ở Hà Nội và Sài Gòn đều diễn ra suôn sẻ, kéo dài vài tiếng đồng hồ.
Nhân các sự kiện như hải chiến Hoàng Sa, Trường Sa, vài năm nay người dân trong nước đều tổ chức tuần hành.
Nhiều cuộc tuần hành chuyển sang thành phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Việt kiều tại nước ngoài cũng tổ chức biểu tình hưởng ứng người trong nước.
Các cuộc tuần hành tưởng niệm các chiến sỹ hải quân Việt Nam hy sinh trong trận hải chiến Trường Sa 1988 vừa diễn ra ở trong nước.
Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 lính Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc Ma.
Tại Hà Nội, khoảng 200 người tập hợp ở trung tâm thành phố. Những người này thắp hương và đặt hoa trước tượng đài Lý Thái Tổ, sau đó mang biểu ngữ tuần hành quanh Hồ Hoàn Kiếm.
Họ hô vang khẩu hiệu 'Đả đảo Trung Quốc xâm lược' và mang biểu ngữ 'Đất nước không quên', 'Tưởng nhớ 64 anh hùng đã bỏ mình tại Gạc Ma'.
Chính phủ không có tuyên bố gì nhân ngày này nhưng cũng không có hành động hạn chế hay ngăn cản người tuần hành như những năm trước.
Báo chí Việt Nam bắt đầu nói nhiều về Trận hải chiến Trường Sa, mà dư luận cho là "ít được nhắc tới".
Có ý kiến trên thông tin đại chúng thậm chí cho rằng cần phải gọi trận đánh đẫm máu này là "thảm sát".
Tại TP Hồ Chí Minh, một cuôc mít tinh cũng được tổ chức tại chân tượng đài Trần Hưng Đạo ở trung tâm thành phố.
Cả hai sự kiện ở hai thành phố lớn đều không bị những người chống đối từ phía chính quyền, còn gọi là 'dư luận viên', cản trở.
Cảnh sát chỉ đứng ngoài theo dõi.
Cả hai buổi lễ ở Hà Nội và Sài Gòn đều diễn ra suôn sẻ, kéo dài vài tiếng đồng hồ.
Nhân các sự kiện như hải chiến Hoàng Sa, Trường Sa, vài năm nay người dân trong nước đều tổ chức tuần hành.
Nhiều cuộc tuần hành chuyển sang thành phản đối chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Việt kiều tại nước ngoài cũng tổ chức biểu tình hưởng ứng người trong nước.
Người Việt Nam da vàng máu đỏ, bất cứ ở đâu đều căm thù bọn xâm lược đất nước VN.
Trả lờiXóa