Tranh cãi “nảy lửa” về ấn tín tại Hoàng thành
Thăng Long
Kinh tế Đô thị
21:56 26/02/2016
KTĐT - Hội thảo đi tìm niên đại của chiếc ấn Sắc mệnh chi bảo, bàn cách thức có thể thực hiện lễ khai ấn, phát ấn vào năm sau… diễn ra chiều ngày 26/2 tại Hoàng thành Thăng Long “nóng” ngay từ phút đầu diễn ra.
Bởi vì, ý kiến của các nhà khoa học không chỉ nói xuôi chiều theo mong muốn của đơn vị tổ chức, mà còn nhận được nhiều phản biện trái chiều của các nhà nghiên cứu quan tâm tìm đến.
Hoài nghi hiện vật là ấn vua
Hội thảo khoa học “Ấn tín Sắc mệnh chi bảo” tại Hoàng thành Thăng Long được tổ chức không ngoài mục đích giải đáp những luồng dư luận trái chiều về chiếc ấn được giới khảo cổ học phát hiện tại khu vực vườn hồng (khu vực trung tâm của Hoàng thành Thăng Long thời xưa) năm 2012.
Ấn “Sắc mệnh chi bảo” trưng bày tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Ảnh: Chiến Công
Giới nghiên cứu Hán Nôm khá hoài nghi về niên đại đời Trần của chiếc ấn. Bởi vì, TS Trần Trọng Dương, TS Nguyễn Xuân Diện - Viện Hán Nôm căn cứ vào lịch sử của Trung Quốc, ấn Sắc mệnh chi bảo không thể ra đời trước năm 1440. Sử Hán đã ghi, bắt đầu từ năm 1438 sắc mệnh chi bảo mới bắt đầu được lộ diện. Thêm nữa, một hiện vật đại diện cho quyền lực của một triều đại lại được sử dụng bằng chất liệu gỗ vẫn là những nghi ngờ cần được giải đáp.
Để chứng minh giai đoạn ra đời của chiếc ấn Sắc mệnh chi bảo, PGS.TS Tống Trung Tín – nguyên Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam chia sẻ kết quả khảo cổ chưa từng được công bố năm 2012-2014. Sắc mệnh chi bảo được giới khảo cổ tìm thấy giữa địa tầng thời Trần có độ sâu 1,2m, xung quanh là các hiện vật cùng giai đoạn. Hiện vật được tìm thấy trong lớp địa tầng không bị xáo trộn với các giai đoạn khác, cách địa tầng phía trên là thời Lý, phía dưới là Lê Trung Hưng vài mét. Hơn nữa, chiếc ấn được bảo vệ bằng lớp đất sét sâu hơn 10 centimet. “Ban đầu chúng tôi không nhận ra đó là chiếc ấn. Bởi vì miếng gỗ đã bị vỡ thành hai mảnh. Một mặt ngửa và một mặt úp. Nhưng khi mặt ấn hiện lên 4 chữ Sắc mệnh chi bảo, chúng tôi nhận diện được đây là hiện vật quý” – PGS.TS Tống Trung Tín cho biết.
Theo khảo sát của PGS.TS.NGND Hoàng Văn Khoán thì trong lịch sử của Việt Nam thời Lê, thời vua Quang Trung và thời Nguyễn có 19 lần sử dụng trong sử dụng Sắc mệnh chi bảo. Hơn nữa, hiện vật được tìm tại Hoàng thành Thăng Long nên một phần nào đó giúp các nhà khoa học khẳng định hiện vật là ấn tín của triều đình, không phải của dân. PGS Hoàng Văn Khoán so sánh bộ chữ Hán Nôm trên con ấn với đồng tiền thời Trần niên hiệu Trần Thái Tông và Trần Dụ Tông để tìm ra nét tương xứng. Hơn nữa, trong Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi rõ “Chiếc ấn gỗ này được dùng trong thời kỳ binh chiến của vua Trần, thay thế trước ấn bị mất, vào khoảng năm 1257” – PGS Hoàng Văn Khoán chia sẻ.
Sự xuất hiện của ấn gỗ Sắc mệnh chi bảo tạo ra nhiều bất ngờ và nghi ngờ. Nếu những giả thiết chúng ta đặt ra là khách quan, khoa học thì càng tìm nhiều tư liệu sẽ càng đạt chuẩn.
GS.TS Vũ Minh Giang – nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia
Để nghiên cứu về lịch sử cách thời nay đến gần 1.000 năm, phải bằng phương thức đối chiếu, suy luận và giải thiết. Chính vì vậy, không thể yêu cầu tất cả các nhà khoa học đồng thuận với ý kiến Sắc mệnh chi bảo là ấn tín thời vua Trần. Mặc dù PGS Tống Trung Tín, TS Nguyễn Quốc Tuấn đưa ra phép so sánh các hiện vật bằng gỗ khác cùng niên đại được tìm thấy trong quá trình khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long, hoặc trong các di tích ở nhiều địa phương khác; thì TS Lê Quốc Việt, Trần Trọng Dương, Nguyễn Xuân Diện vẫn có quyền đặt ra nhiều giả thiết khác về xuất sứ của hiện vật mang tên Sắc mệnh chi bảo và hoài nghi về một hiện vật bằng gỗ liệu có thể tồn tại được 600-700 năm dưới lòng đất.
“Tôi không coi đây là cuộc hội thảo cuối cùng về Sắc mệnh chi bảo. Thế nhưng, chúng ta phải đúc kết trên tinh thần đại đa số. Dựa trên nghiên cứu khoa học nhất là khảo cổ học, nghiên cứu chữ viết (dù không là cứ liệu nhưng có thể bổ sung) và trên sử sách thì tôi và đa số nhà khoa học có thể bảo vệ kết quả Sắc mệnh chi bảo là hiện vật giá trị có niên đại thời Trần. Tuy nhiên, để đưa ra kết quả tuyệt đối, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu bằng phương pháp giám định chất liệu gỗ, nước sơn, màu sơn…” – GS Phan Huy Lê – Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam bày tỏ. Đồng quan điểm với GS Phan Huy Lê, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc chấp nhận sự đấu đầu của các ngành để đưa ra kết luận gần nhất với sự kiện lịch sử, chứ không thể phủ định sạch trơn giá trị của hiện vật như một vài ý kiến gần đây.
Khó thống nhất được phương án khai ấn
Phải thừa nhận không phải gần 4 năm sau ngày khai quật Sắc mệnh chi bảo mới được công bố, thu hút dư luận mạnh mẽ như hiện nay. Thực tế, sau khi khai quật, ấn tín được cho là có niên đại thời Trần đã được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long nhưng cũng không mấy ai quan tâm. Ngày 26/2/2016, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức lễ khai ấn mang tính thử nghiệm, câu chuyện về ấn chương mới sôi sục. Chính vì vậy, gần cuối buổi hội thảo Trung tâm phải chọn giải pháp đưa hiện vật đến hội thảo để xoa dịu không khí bàn thảo.
.
Nghi lễ tế tại điện Kính Thiên khu di tích Hoàng thành Thăng Long.
Bên cạnh tranh cãi về niên đại hiện vật, một trong những vấn đề tranh luận “nảy lửa” chính là việc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội có nên phát ấn hàng năm. Theo TS Hoàng Quốc Quân: “Cần tận dụng tất cả các chi tiết để phát huy và quảng bá di sản Hoàng thành Thăng Long. Chính vì vậy, cần nghiên cứu kịch bản cho lễ phát ấn”. Nhưng rõ ràng, Hoàng thành Thăng Long là nơi ngự trị của các triều đại vua Việt, không phải chốn đền thờ như đền Trần Nam Định nên không thể tạo ra một hình ảnh hỗn loạn trong lễ phát ấn, khai ấn hay đóng ấn. Nếu không cẩn thận thì lễ khai ấn tại Hoàng thành Thăng Long sẽ không khác gì một cuộc cạnh tranh với đền Trần Nam Định, làm mất đi rất nhiều ý nghĩa giá trị của ấn trương. “Hoàng thành Thăng Long là cấm thành nơi tiến hành các nghi thức, không phải là nơi diễn ra lễ hội. Hơn nữa, Sắc mệnh chi bảo cũng không phải là ấn phong thần” – GS Phan Huy Lê bày tỏ. Đa số các nhà khoa học yêu cầu cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu phương án phát huy giá trị di sản này.
“Hoạt động khai ấn tại Hoàng thành Thăng Long ngày 16/2/2016 nằm trong chuỗi hoạt động chào Xuân tại đây. Chúng tôi có thể khẳng định buổi lễ đó không có cảnh chen lấn, cướp giật như một số thông tin phản ánh. Ngoài ra, giá trị của chiếc ấn sẽ được phát huy thế nào trong những năm sau sẽ không ngoài mục tiêu cam kết gìn giữ, bảo vệ di sản của Chính phủ với UNESCO” – ông Trần Việt Anh – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội chấn an tất cả các nhà khoa học khi kết thúc hội nghị.
Sắc mệnh chi bảo được xác định khắc vào năm 1257. Ấn được khắc nổi theo lối chữ triện, phong cách chữ tương tự chiếc kim ấn Sắc mệnh chi bảo (đời Minh Mệnh) hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Ấn có hình vuông, kích thước mỗi cạnh là 11,5cm, dày 0,5cm. Ấn được tìm cùng một chỗ với nhiều hiện vật khác như tượng đầu rồng, thanh bảo đao cẩn tam khí (nạm vàng, bạc, đồng) và nhiều di vật quý khác.
Linh Anh
Ấn có hình vuông, kích thước mỗi cạnh là 11,5cm, dày 0,5cm.
Trả lờiXóaCó nghĩa là ấn chỉ dày 5mm?!
Con lạy các nhà "khóa hóc" kiêm thày bói mù xem voi Việt Nam. Hơn 700 năm gỗ không có gì bảo quản chôn dưới lòng đất thì còn cái giề????...., sự kiện xuất hiện ấn thì chẳng có sử sách bằng văn bản nào ghi cụ thể mà chỉ suy luận, đoán già đoán non. Tốt nhất là các vị mời Mấy nhà ngoại cảm Bích Hằng, thày Thủy cùng với các nhà Chủ nghĩa cộng sản thần thánh cùng nhau nhập hồn, lên đồng bốc mỗi vị một bát nhang cùng với cái ấn mang về nhà mà thờ cúng. Các vị chẳng làm được cái gì cho dân tộc này, chỉ nghĩ ra những chiêu, trò lừa đảo người dân u mê phải gánh chịu hậu quả. Nhiều tiến sỹ, giáo sư về nhà xua gà cho vợ không xong nhưng lại giỏi nói láo, theo đóm ăn tàn, theo voi ăn bã mía. Chỉ có giáo sư, tiến sỹ định hướng XHCN mới có các vị chứ Kinh tế thị trường thì các vị chết đói.
Trả lờiXóaTôi thường dân thôi, học ít thôi nhưng cũng đủ để nhận thức được bánh thật và bánh vẽ và bao giờ cũng trân trọng tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện.
Các nhà kghoa học có cách nào xác ddibnhj chính xác niên đại của cái gọi là ấn này không? Lại nghe nói ấn khắc chưa thuận thì in ra thành ngược có phải không? Đề nghị in ra 1 số ấn rồi đăng trên mặt báo đển người dân biết có phải thế không? cứ họp hành, tranh luận tốn tiền thuế của dân.
Trả lờiXóaÔng Giang là Chủ tịch Hội đồng KHĐT của Đại học QGHN mà phát biểu rằng khoa học phải theo số đông thì thật nực cười. Nếu theo phương pháp của ông thì chẳng nghi ngời gì nữa, Hồ Chí Minh quê ở Hải Phòng.
Trả lờiXóaMảnh gỗ dày nửa phân, chôn dưới đất cách nay hơn 800 năm (1258)mà còn nguyên vẹn đến cả màu son thì quả là một kỳ tích của việc bảo tồn di sản trong lòng đất. Sao không dùng các phương pháp khoa học tự nhiên để xác định mà phải suy luận, so sánh, đối chiếu, giả định? Làm sử kiểu này thì vui đáo để.
Trả lờiXóaTheo TRANH CÃI "NẢY LỬA" VỀ CÁI GỌI LÀ ẤN "SẮC MỆNH CHI BẢO"
Trả lờiXóa- Bài 2 - Phần Lai Lich của PGS TS Tống Trung Tín nói " có hình vuông mỗi cạnh 10,5 cm, dày 5 cm, và bị tách làm hai khi phát lộ. "
Trong Bài 1 thì lại nói " Ấn có hình vuông, kích thước mỗi cạnh là 11,5cm, dày 0,5cm. "
Tóm lại kích thước của chiếc Ấn chính xác là bao nhiêu .