Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

Nguyễn Văn Tuấn: LÃNH ĐẠO VN CŨNG PHẢI CẦN HỌC ĂN, HỌC...MẶC!

Lãnh đạo Việt Nam 
cũng phải cần học ăn, học… mặc!

Nguyễn Văn Tuấn
31-1-2016


Mới đọc tin chiều và có hứng viết vài dòng … mua vui. Nhìn bức hình dưới đây (hình 1) tôi mới phát hiện là mấy bác chóp bu trong đảng không/chưa biết qui ước mặc đồ com-lê veston đúng cách! Chưa bàn đến cái style và tính “classy”, các bạn thử nhìn hình ông Thế Huynh, Xuân Phúc, Thiện Nhân, và ông gì mặc bộ đồ màu nâu, các bạn thấy gì?


 
Hình 1: Trăm hoa đua nở, mỗi người một cách. Nguồn ảnh: internet


Xin thưa là các bác ấy cài nút sai “phép tắc”. Theo truyền thống (1), và gần như là một qui ước bất thành văn, trong các dịp lễ hội người lịch thiệp mặc veston nên cài nút áo khi đứng, và cài đúng cách. Khi ngồi thì có thể cởi nút ra, nhưng khi đứng thì nên cài nút áo để tăng phần trang trọng và lịch thiệp (2). Cài đúng cách thì tuỳ thuộc vào kiểu áo:

• Nếu áo chỉ có 1 nút, thì luôn luôn cài nút đó;

• Nếu áo có 2 nút, thì luôn luôn cài nút trên, còn nút dưới thì để tự do (tuyệt đối không cài nút này); 

• Nếu áo có 3 nút, thì luôn luôn cài nút giữa, còn nút trên thì không bắt buộc (cài hay không cài cũng chẳng sao), nhưng nút dưới thì tuyệt đối để tự do.

Thế nhưng mấy bác chóp bu VN thì hình như quên hay chưa biết những qui ước này. Ngoại trừ bác Tấn Dũng lúc nào cũng mặc stylish và cài đúng “phép tắc” (hình 2), còn các bác khác thì … tùm lum cả. Chẳng hạn như trong hình 3, chỉ có bác Ba Dũng là làm đúng, còn các bác khác đều làm sai, đặc biệt là bác Tư Sang. Riêng bác Trọng thì có vẻ ngẫu nhiên, lúc thì bác làm đúng, lúc thì bác làm sai (như trong hình 4, tiếp tổng thống Ý), thậm chí có lúc bác ấy quên cài nút (hình 5). Thấy “kỉ cương” được xem là một chủ đề trong đại hội của các bác ấy, nhưng xem ra cái kỉ cương căn bản nhất là ăn mặc mà vẫn chưa đạt. Thật là đáng tiếc.

Riêng các bác VNCH thì khỏi nói vì các bác ấy là dân có học cao, sành điệu và lịch lãm. Như bác Nguyễn Văn Thiệu (hình 6) hay bác Nguyễn Cao Kỳ (hình 7) là người ăn mặc đúng mốt và đúng cách.

Thật ra, các bác chóp bu VN không phải là những người duy nhất cài nút veston sai phép tắc, nhiều người ở nước ngoài không thường xuyên mặc veston và jacket vẫn hay sai. Nhiều người trong nước tôi quan sát cũng không biết đến qui ước rất căn bản này, nên đại đa số đều mặc không đúng cách. Tôi hơi ngạc nhiên là một ca sĩ mốt như Mr Đàm mà cũng cài cả 3 nút (hình 8)!

Cái sai đó là chuyện nhỏ — dĩ nhiên. Nhưng dù là nhỏ, nó nói lên phong cách lịch lãm của một người đàn ông, và đặc biệt là người đại diện một quốc gia. Những thường dân như chúng ta ăn mặc “sai” thì chẳng ai trách, nhưng người ở vị trí cao và có trọng trách quốc gia với đầy đủ ban bệ cố vấn mà mặc không đúng cách thì cũng đồng nghĩa với việc gửi một tín hiệu không tốt và gây một hình ảnh không đẹp đến người nước ngoài.
____

(1) Theo một nguồn thì truyền thống cài nút như thế là xuất phát từ vua Edward VII bên Anh (thế kỉ 19). Ông vua này có bụng bự (122 cm), do đó ông không thể cài nút dưới được vì rất khó ngồi. Sau này, ai cũng theo phong cách của ông vua đó. Lại có nguồn khác cho rằng qui ước trên xuất phát từ Napoleon, nhưng hình như giả thuyết này không có cơ sở mấy.

(2) Theo tôi biết thì các qui ước trên chỉ áp dụng trong các dịp lễ hội, dịp đón tiếp và chiêu đãi khách, chứ không hẳn áp dụng cho những buổi tiếp kiến bình thường. Cũng lưu ý là có sự khác biệt giữa veston (com-lê) và blazer. Người mặc blazer không nhất thiết phải cài nút, nhưng nếu cài nút thì phải cài đúng cách.


Hình 2: Bác Ba Dũng lúc nào cũng stylish và đúng cách. Ảnh: internet.

Hình 3: Chỉ có bác Ba Dũng biết cài nút. Ảnh: internet
 

Hình 4: Bác tổng cài luôn 2 nút! Ảnh: TTXVN.

 

Hình 5: Bác tổng lại quên cài nút! Ảnh: internet
 

 Hình 6: Bác Nguyễn Văn Thiệu là người ăn mặc rất đúng cách. Ảnh: internet

 
Hình 7: Bác Nguyễn Cao Kỳ và bác Phạm Thế Duyệt. Nhìn là biết ai là ai. Ảnh: internet.

 
Hình 8: Ca sĩ Mr. Đàm mà cũng sai cách! Ảnh: internet


8 nhận xét :

  1. CHIẾC ÁO ĐÂU LÀM NÊN THẦY TU?!?Ô DŨNG CÓ CÀI ĐÚNG NÚT LÀ DO BỤNG ÔNG ẤY LỚN MÀ THÔI!!!VN có bộ lễ nghi không nhỉ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN THẦY TU, NHƯNG ĐÃ LÀ THẦY TU THÌ PHẢI MẶC ÁO THẦY TU CHỨ? NẾU KHÔNG THÌ GỌI LÀ TU HÚ ĐẤY ?

      Xóa
  2. Ông này (Tuấn) cũng rách việc nhỉ? chỉ có những người nông cạn mới nhìn quần áo đánh giá con người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quan trọng là sự phù hợplúc 18:40 1 tháng 2, 2016

      Nhìn quần áo mà đánh giá con người thì cũng có thể sai. Nhưng con người có phẩm cách khác nhau sẽ ăn mặc khác nhau, cho dù giản dị hay sang trọng.

      Xóa
  3. Thế gian có câu "Học ăn, học nói, học gói mang vè",Câu này chỉ mang tính ước định về phong cách lể nghi nhưng khái quát hơn tôi nghĩ rằng làm người bình thường thôi cũng cần học tất cả mọi phong cách văn minh được cả thế giới thừa nhận, đặc biệt với người lãnh đạo đại diện cho một quốc gia càng cần học hỏi nhiều hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những người văn minh trên TG họ mặc gì họ thích miễn lịch sự, có người mặc Complet không cà vạt, người mặc với Sơ mi, người mặc với áo chui cổ lọ cũng được, ngưòi cài một hai hay cả ba cúc tùy ý, rất nhiều chính khách nổi tiếng TG không bao giờ mặc Complet, không sao, có người vẫn mặc quần áo truyền thống của dân tộc mình càng được thế giới văn minh tôn trọng. Thế giới Văn minh rất cởi mở bạn ạ. Người lãnh đạo trước hết cần học làm người rồi học cách làm sao cho dân giầu nước mạnh, người văn minh sẽ soi người lãnh đạo ở thành quả làm việc.

      Xóa
  4. Rắc rối nhỉ? Tớ cứ tưởng có bao nhiêu khuy, cúc, nút là cài tất cho nó biện chứng?

    Trả lờiXóa
  5. Quan chức VN phải học cách MẶC nhưng khỏi cần học cách ĂN vì họ là thầy về lãnh vực này. " Họ ăn của dân không từ một thứ gì"

    Trả lờiXóa