Báo chí viết gì về ngày 17/2/1979?
Nguyễn Văn Tuấn
17-2-2016
Ba mươi bảy năm trước, đúng ngày hôm nay (17/2), Tàu cộng tiến hành một cuộc chiến được thế giới gọi là “Cuộc chiến Đông Dương thứ III” (Third Indochina War), bằng cách đồng loạt tấn công và chiếm toàn tuyến biên giới phía Bắc, gây ra hàng vạn cái chết và tang thương cho nước ta. Chúng ta thử dạo qua một vòng những trang đầu của các báo lớn xem các nhà báo viết gì …
Báo Nhân Dân thì vẫn còn say sưa với âm hưởng ngày Tết, nên vẫn còn cái banner “Mừng xuân, mừng đảng …”, và các vấn đề liên quan đến hội nghị Sunnyland bên Mĩ, tên lửa bên Syria, và dâng hương tưởng niệm các bậc tiên đế ở Thăng Long. Nhưng không có dâng hương tưởng niệm những người lính VN đã ngã xuống trong trận chiến 1979!
Nhân Dân thì không quan tâm, nhưng Quân Đội Nhân Dân thì có thể. Sai. Nhìn qua trang đầu của báo QĐND chẳng thấy bản tin hay bài viết nào về trận chiến 1979 cả. Thay vào đó là những tin tức về cháy rừng, thể thao tận bên Âu châu, rơi trực thăng bên … Iraq.
Tuổi Trẻ chắc là gần chúng ta hơn, vậy xem họ viết gì. Nhìn cái tít “Trung Quốc” tôi nghĩ “à há”, thế nhưng họ chỉ đưa tin Tàu cộng đem tên lửa ra đảo Phú Lâm thôi, chứ chẳng có viết gì về sự kiện quan trọng đó cả. Phía bên phải của màn hình có lẽ là những tin được chú ý nhất, và trong số đó có tin “các ông chồng đi tránh thai”, “Lâm Đồng trị ‘game’ bắn cá”, và chuyện tận đâu đâu bên Mĩ về ông Obama và Trump.
Tương tự như Tuổi Trẻ, độc giả VNexpress có vẻ quan tâm đến những chuyện bản đồ Apple, đại gia xây khách sạn, tranh chấp giữa các nhạc sĩ, và họ cũng không quên “nâng bi” Putin với cái tít “ván cờ cao của Nga trong thoả thuận ngưng bắn Syria”.
Vietnamnet có Tuần Việt Nam có thể khá hơn. Sai. Trang đầu của báo này chẳng có tin hay bài gì về cuộc chiến 1979 cả. Nhìn qua danh sách các bản tin được đọc nhiều thì thấy những tin liên quan đến vợ cũ của Công Phượng (chẳng biết anh chàng nào), mấy người con gái đã cặp bồ với anh chàng có tên là Công Lý, chuyện thủ tướng tự chụp hình, tử tù mang thai, v.v.
Như vậy, tất cả 5 tờ báo điện tử lớn của VN đều không có bài vở trên trang nhất về cuộc chiến 1979. Rất có thể có báo giấy hay báo khác có đề cập đến cuộc chiến (mà tôi không biết), nhưng vấn đề ở đây là các tờ báo điện tử lớn đều không có bài bình luận hoặc phân tích về cuộc chiến là một điều đáng ngạc nhiên. Một cuộc chiến gây ra cái chết cho hơn 50 ngàn người chết, trong đó có nhiều người Việt bị giết hại dã man, là một sự kiện lịch sử rất quan trọng. Đáng lí ra, sự hi sinh của họ cần phải được ghi nhận và tưởng niệm trọng thể, nhưng ở đây thật báo chí Việt Nam đều đồng loạt im lặng. Thật ra, không phải các nhà báo ta thiếu chữ (họ thừa chữ) về cuộc chiến, nhưng rất có thể “người ta” không cho họ viết. Con voi nó đứng chình ình đó, nhưng không ai muốn/dám nói đến nó.
Thế còn sách giáo khoa? Báo Lao Động cho biết bài học lịch sử về cuộc chiến này chỉ được viết vỏn vẹn 139 chữ (1)! Thử hỏi lòng tự trọng dân tộc ở đâu? Đừng trách sao học trò ngày nay không thích học sử. Và, cũng đừng trách độc giả sao lại quan tâm nhiều đến những “chân dài”, “lộ hàng”, “Chelsea”, “Selfie”, chồng tránh thai, bồ bịch lăng nhăng của giới giải trí, hay … nâng bi Putin. Một hiền triết từng nói đại khái rằng nếu chúng ta không học bài học lịch sử thì coi chừng lịch sẽ lặp lại.
____
(1) Tin khó tin: 1 cuộc chiến, 11 dòng, 140 chữ (LĐ). “Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như: cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta”.
Nguyễn Văn Tuấn
17-2-2016
Ba mươi bảy năm trước, đúng ngày hôm nay (17/2), Tàu cộng tiến hành một cuộc chiến được thế giới gọi là “Cuộc chiến Đông Dương thứ III” (Third Indochina War), bằng cách đồng loạt tấn công và chiếm toàn tuyến biên giới phía Bắc, gây ra hàng vạn cái chết và tang thương cho nước ta. Chúng ta thử dạo qua một vòng những trang đầu của các báo lớn xem các nhà báo viết gì …
Báo Nhân Dân thì vẫn còn say sưa với âm hưởng ngày Tết, nên vẫn còn cái banner “Mừng xuân, mừng đảng …”, và các vấn đề liên quan đến hội nghị Sunnyland bên Mĩ, tên lửa bên Syria, và dâng hương tưởng niệm các bậc tiên đế ở Thăng Long. Nhưng không có dâng hương tưởng niệm những người lính VN đã ngã xuống trong trận chiến 1979!
Nhân Dân thì không quan tâm, nhưng Quân Đội Nhân Dân thì có thể. Sai. Nhìn qua trang đầu của báo QĐND chẳng thấy bản tin hay bài viết nào về trận chiến 1979 cả. Thay vào đó là những tin tức về cháy rừng, thể thao tận bên Âu châu, rơi trực thăng bên … Iraq.
Tuổi Trẻ chắc là gần chúng ta hơn, vậy xem họ viết gì. Nhìn cái tít “Trung Quốc” tôi nghĩ “à há”, thế nhưng họ chỉ đưa tin Tàu cộng đem tên lửa ra đảo Phú Lâm thôi, chứ chẳng có viết gì về sự kiện quan trọng đó cả. Phía bên phải của màn hình có lẽ là những tin được chú ý nhất, và trong số đó có tin “các ông chồng đi tránh thai”, “Lâm Đồng trị ‘game’ bắn cá”, và chuyện tận đâu đâu bên Mĩ về ông Obama và Trump.
Tương tự như Tuổi Trẻ, độc giả VNexpress có vẻ quan tâm đến những chuyện bản đồ Apple, đại gia xây khách sạn, tranh chấp giữa các nhạc sĩ, và họ cũng không quên “nâng bi” Putin với cái tít “ván cờ cao của Nga trong thoả thuận ngưng bắn Syria”.
Vietnamnet có Tuần Việt Nam có thể khá hơn. Sai. Trang đầu của báo này chẳng có tin hay bài gì về cuộc chiến 1979 cả. Nhìn qua danh sách các bản tin được đọc nhiều thì thấy những tin liên quan đến vợ cũ của Công Phượng (chẳng biết anh chàng nào), mấy người con gái đã cặp bồ với anh chàng có tên là Công Lý, chuyện thủ tướng tự chụp hình, tử tù mang thai, v.v.
Như vậy, tất cả 5 tờ báo điện tử lớn của VN đều không có bài vở trên trang nhất về cuộc chiến 1979. Rất có thể có báo giấy hay báo khác có đề cập đến cuộc chiến (mà tôi không biết), nhưng vấn đề ở đây là các tờ báo điện tử lớn đều không có bài bình luận hoặc phân tích về cuộc chiến là một điều đáng ngạc nhiên. Một cuộc chiến gây ra cái chết cho hơn 50 ngàn người chết, trong đó có nhiều người Việt bị giết hại dã man, là một sự kiện lịch sử rất quan trọng. Đáng lí ra, sự hi sinh của họ cần phải được ghi nhận và tưởng niệm trọng thể, nhưng ở đây thật báo chí Việt Nam đều đồng loạt im lặng. Thật ra, không phải các nhà báo ta thiếu chữ (họ thừa chữ) về cuộc chiến, nhưng rất có thể “người ta” không cho họ viết. Con voi nó đứng chình ình đó, nhưng không ai muốn/dám nói đến nó.
Thế còn sách giáo khoa? Báo Lao Động cho biết bài học lịch sử về cuộc chiến này chỉ được viết vỏn vẹn 139 chữ (1)! Thử hỏi lòng tự trọng dân tộc ở đâu? Đừng trách sao học trò ngày nay không thích học sử. Và, cũng đừng trách độc giả sao lại quan tâm nhiều đến những “chân dài”, “lộ hàng”, “Chelsea”, “Selfie”, chồng tránh thai, bồ bịch lăng nhăng của giới giải trí, hay … nâng bi Putin. Một hiền triết từng nói đại khái rằng nếu chúng ta không học bài học lịch sử thì coi chừng lịch sẽ lặp lại.
____
(1) Tin khó tin: 1 cuộc chiến, 11 dòng, 140 chữ (LĐ). “Bảo vệ biên giới phía Bắc: Hành động thù địch chống Việt Nam của tập đoàn Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như: cho quân khiêu khích dọc biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn, sáng 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đoàn mở cuộc tiến công dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Phong Thổ (Lai Châu).
Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta”.
Thưa Anh Nguyễn Văn Tuấn, mãi đến hôm nay, ngày 18 tháng 02 năm 2016, Báo điện tử VNEXPESS đăng bài qua VCD dài 5 phút 38 giây :37 năm chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược . Dù sao, muộn vẫn còn hơn sự câm lặng đến ghê tởm của hai tờ báo lớn :báo Nhân Dân và Quân đội nhân dân.
Trả lờiXóaXin cảm ơn Anh và Tễu !
Xin sửa lại : Bản tin VNEXPESS-VCD : 37 năm sau chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược.
Trả lờiXóaCảm ơn Tễu cho sửa!