Lễ tưởng niệm sự hy sinh của đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh giữ nước đối với Trung Quốc tại Hà Nội ngày 17 tháng 2 năm 2016. Citizen photo
Hà Nội-Sài Gòn trong ngày 17 tháng 2
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2016-02-17
2016-02-17
Như mọi năm gần đây khi tới ngày 17 tháng 2 thì Hà Nội và Sài Gòn luôn cử hành lễ tưởng niệm sự hy sinh của đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh giữ nước đối với Trung Quốc.
Chấm dứt ngăn cản, phá hoại?
Ngày 16 tháng 2 năm 2016 trên trang web của đài phát thanh VOV có loan tải bản tin cho biết Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn công tác cùng đại diện lãnh đạo ban ngành của tỉnh Lạng Sơn đã tới dâng hương, dâng hoa tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố Lạng Sơn, bày tỏ lòng biết ơn và tri ân hơn 400 anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong các cuộc kháng chiến, trong đó có hơn 300 liệt sĩ ngã xuống trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc.
Bản tin này gây hy vọng cho người dân cả nước rằng mọi điều ngăn cản, bao vây hay phá hoại các buổi lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong trận chiến tháng 2 năm 79 với Trung Quốc sẽ chấm dứt khi chính Chủ tịch nước thay mặt chính phủ thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ Lạng Sơn, nơi mà 37 năm trước Trung Quốc đã tràn vào xâm lược nước ta.
Tại Hà Nội theo tình thần kêu gọi của anh em đội bóng NoU vào lúc 8 giờ 30 sáng, trước tượng đài Lý Thái Tổ một số lớn thân hào nhân sĩ, nghệ sĩ, anh chị em trẻ đã tập trung chuẩn bị cho lễ thắp hương. TS Nguyễn Xuân Diện cho biết tình hình tại đây cụ thể như sau:
Có khoảng hơn 200 người đang tụ tập ở đây với rất nhiều nhân sĩ trí thức như GS Nguyễn Khắc Mai, TS Nguyễn Quang A, GS Viện sĩ Hoàng Xuân Phú, nghệ sĩ ưu tú Kim Chi nhà văn Nguyên Bình cũng như anh em văn nghệ sĩ trí thức, thanh niên. Tất cả mọi người ở trên tay cầm một bông hoa cúc màu trắng trên đó có chữ tri ân các anh hùng liệt sĩ. Trên đầu mỗi người thắt một dải băng màu xanh để nhắc nhở muôn đời không quên các liệt sĩ. Nghệ sĩ đường phố Tạ Trí Hải cử bài nhạc Hồn tử sĩ mọi người đứng trong im lặng sau đó thì nghe GS Nguyễn Khắc Mai đọc một bài diễn văn ngắn gọn tưởng niệm tất cả đồng bào chiến sĩ đã bỏ mình vì nước trong cuộc chiến 1979 sau đó mọi người hô Hoàng Sa Trường Sa Việt Nam
Bây giờ thì một lần nữa bản nhạc Hồn tử sĩ đã được cất lên và mọi người đang đứng im lặng để dâng bông hoa trắng và dâng hương trước cái lư hương to trước mặt tượng đài Lý Thái Tổ.
Hôm nay khá đông nhân viên an ninh, khoảng 3-4 chục người an ninh của Bộ hoặc của sở công an. Họ có máy quay phim nhưng riêng khoảng sân này thì họ chỉ đứng bên ngoài và quan sát ghi hình. Cho đến giờ này chúng tôi ghi nhận chưa có hành động nào ngăn cản cuộc tưởng niệm này.
Hình ảnh trên các trang mạng xã hội cho thấy toàn cảnh cuộc thắp hương cảm động và đầy ý nghĩa tại tượng đài Lý Thái Tổ, nơi trước đây không lâu đã xảy ra rất nhiều lần phá hoại của những người được người dân gọi là côn đồ, thừa hành chỉ đạo của lực lượng an ninh.
Vào lúc 9 giờ 30 sáng anh Nguyễn Chí Tuyến một thành viên của đội bóng NoU cho biết quan sát của anh về việc này:
Cho đến lúc này thì họ chưa can thiệp mang tính thô bạo hay cản trở gì cả, thế còn tôi quan sát thì thấy họ là người cơ quan an ninh những hiện tại họ thi hành chức năng phận sự bảo vệ trật tự an toàn chứ còn chuyện gì khác sẽ xảy ra thì tôi chưa biết.
Tại Vũng Tàu tuy không có bất cứ cuộc tập trung nào của dân chúng kỷ niệm ngày 17 tháng 2 nhưng nhiều nơi trong thành phố xuất hiện các tấm bích chương cỡ lớn có logo chiếc hoa trắng trên nền tím với dòng chữ “17/2/ 1979 nhân dân sẽ không quên”. Dịch giả Phạm Nguyên Trường từ Vũng tàu xác nhận:
Tôi thấy nó xuất hiện ở cạnh trường Đại học Bà Rịa, Vũng Tàu cạnh Nhà văn hóa thiếu nhi và cạnh công viên Vũng Tàu nữa.
.
Một hình ảnh khác tại Sài Gòn
Tuy nhiên tại thành phố Hồ Chí Minh thì tình hình hoàn toàn khác. Chị Sương Quỳnh một khuôn mặt tranh đấu cho dân oan cho biết ngay vào lúc 4 giờ sáng an ninh đã đến canh cửa nhà chị mãi tới 8 giờ sáng vẫn còn nhiều người vây chung quanh nhà, quyết ngăn cản không cho chị đến tượng đài Trần Hưng Đạo để dâng hương cho các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến biên giới phía Bắc.
Ông Huỳnh Kim Báu, một trong nhiều ban chủ nhiệm câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cho biết đã bị nhiều người vây chung quanh nhà từ lúc 5 giờ sáng:
Tất cả các ban chủ nhiệm câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và những người tham gia đều bị công an prebarer tại nhà hết không cho ra khỏi nhà. Tôi cũng đang bị 5-7 người đang bao vây và các nơi khác cũng vậy tất cả mọi người đều bị hết để tới 9 giờ xem thế nào. Tới giờ này tôi cũng không ra được khỏi nhà. Trước đây thì họ đổ cho Nguyễn Tấn Dũng và nói Nguyễn Tấn Dũng làm thì bây giờ Nguyễn Tấn Dũng hết làm rồi thì để coi chủ trương này là của ai. Ai chủ trương trấn áp chuyện này.
BS Huỳnh Tấn Mẫm, một khuôn mặt nổi tiếng trong thời gian sinh viên xuống đường biểu tình chống chính phủ trước năm 1975 cũng cùng chung tình trạng bị cô lập tại nhà, ông cho biết:
Tôi không đi được tại vì anh em tới thăm đông lắm! Anh em bên an ninh đó mà cho nên tôi không ra được. Người ta yêu cầu mình đừng ra cũng giống như một số anh em khác họ không ra được. Tất nhiên tôi không đồng ý với cách xử sự như vậy. Mình là người Việt Nam trước sự xâm lăng của Trung Quốc như thế mình phải có thái độ chứ. Thường năm thì những ngày này tôi có mặt nhưng cũng phải khó khăn lắm.
Ông Hạ Đình Nguyên, trước năm 75 là Chủ tịch Ủy ban tranh đấu Tổng hội sinh viên Sài Gòn cũng bị bao vây tại nhà trong buổi sáng ngày 17 tháng hai năm 2016, ông cho biết:
Nói chung tôi chỉ nói với anh em tới nhà là chuyện lịch sử Trung Quốc nó đánh mình, mình đâu có xóa bỏ được mình phải làm kỷ niệm cho nó đàng hoàng đi. Ví dụ như Nhật nó có ngày tưởng niệm Hiroshima, nó vẫn kỷ niệm và nó vẫn chơi với Mỹ. Hàn quốc nó vẫn lên án Nhật trong thời chiến tranh mà vẫn chơi với Nhật còn mình thì chiến tranh với Trung Quốc thì tại sao không làm lễ, lại không nhắc tới mà lại còn gò bó không cho dân chúng làm? Nếu nhà nước họ có kỷ niệm đàng hoàng thì dân họ đâu có làm làm chi? Làm lễ kỷ niệm đâu có nghĩa là khiêu khích. Hoà hoãn thì hòa hoãn, đấu tranh thì đấu tranh, ngoại giao thì ngoại giao nhưng kỷ niệm thuộc về lịch sử rối thì tại sao lại ém nhẹm lại mỗi lần tới ngày lễ này thì canh bà con người ta không cho họ lên tiếng?
Mặc dù Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và một số khuôn mặt bất đồng chính kiến bị chính quyền cho người canh giữ nhưng người dân Sài Gòn cũng tập trung được một nhóm gần trăm người gồm dân oan, các blogger, cũng như thanh niên nam nữ phản ánh ý nguyện của họ về sự hy sinh của đồng bào chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo vào sáng hôm nay.
Theo ông Huỳnh Kim Báu cho biết thì trong cuộc họp đầu năm ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo trực tiếp với các ban ngành UBNDTP chấm dứt ngay thủ tục chúc tụng, nhậu nhẹt đầu năm. Phải tập trung giải quyết công viêc không để trục trặc gây khó dân, ông Thăng cho biết sẽ thiết lập ngay đường dây nóng để dân kịp thời phản ảnh những bức xúc của họ.
Một hình ảnh khác tại Sài Gòn
Tuy nhiên tại thành phố Hồ Chí Minh thì tình hình hoàn toàn khác. Chị Sương Quỳnh một khuôn mặt tranh đấu cho dân oan cho biết ngay vào lúc 4 giờ sáng an ninh đã đến canh cửa nhà chị mãi tới 8 giờ sáng vẫn còn nhiều người vây chung quanh nhà, quyết ngăn cản không cho chị đến tượng đài Trần Hưng Đạo để dâng hương cho các liệt sĩ đã hy sinh trong trận chiến biên giới phía Bắc.
Ông Huỳnh Kim Báu, một trong nhiều ban chủ nhiệm câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng cho biết đã bị nhiều người vây chung quanh nhà từ lúc 5 giờ sáng:
Côn đồ phá rối buổi tưởng niệm chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979
tại Sài Gòn ngày 17 tháng 2 năm 2016. Citizen photo.
Tất cả các ban chủ nhiệm câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và những người tham gia đều bị công an prebarer tại nhà hết không cho ra khỏi nhà. Tôi cũng đang bị 5-7 người đang bao vây và các nơi khác cũng vậy tất cả mọi người đều bị hết để tới 9 giờ xem thế nào. Tới giờ này tôi cũng không ra được khỏi nhà. Trước đây thì họ đổ cho Nguyễn Tấn Dũng và nói Nguyễn Tấn Dũng làm thì bây giờ Nguyễn Tấn Dũng hết làm rồi thì để coi chủ trương này là của ai. Ai chủ trương trấn áp chuyện này.
BS Huỳnh Tấn Mẫm, một khuôn mặt nổi tiếng trong thời gian sinh viên xuống đường biểu tình chống chính phủ trước năm 1975 cũng cùng chung tình trạng bị cô lập tại nhà, ông cho biết:
Tôi không đi được tại vì anh em tới thăm đông lắm! Anh em bên an ninh đó mà cho nên tôi không ra được. Người ta yêu cầu mình đừng ra cũng giống như một số anh em khác họ không ra được. Tất nhiên tôi không đồng ý với cách xử sự như vậy. Mình là người Việt Nam trước sự xâm lăng của Trung Quốc như thế mình phải có thái độ chứ. Thường năm thì những ngày này tôi có mặt nhưng cũng phải khó khăn lắm.
Ông Hạ Đình Nguyên, trước năm 75 là Chủ tịch Ủy ban tranh đấu Tổng hội sinh viên Sài Gòn cũng bị bao vây tại nhà trong buổi sáng ngày 17 tháng hai năm 2016, ông cho biết:
Nói chung tôi chỉ nói với anh em tới nhà là chuyện lịch sử Trung Quốc nó đánh mình, mình đâu có xóa bỏ được mình phải làm kỷ niệm cho nó đàng hoàng đi. Ví dụ như Nhật nó có ngày tưởng niệm Hiroshima, nó vẫn kỷ niệm và nó vẫn chơi với Mỹ. Hàn quốc nó vẫn lên án Nhật trong thời chiến tranh mà vẫn chơi với Nhật còn mình thì chiến tranh với Trung Quốc thì tại sao không làm lễ, lại không nhắc tới mà lại còn gò bó không cho dân chúng làm? Nếu nhà nước họ có kỷ niệm đàng hoàng thì dân họ đâu có làm làm chi? Làm lễ kỷ niệm đâu có nghĩa là khiêu khích. Hoà hoãn thì hòa hoãn, đấu tranh thì đấu tranh, ngoại giao thì ngoại giao nhưng kỷ niệm thuộc về lịch sử rối thì tại sao lại ém nhẹm lại mỗi lần tới ngày lễ này thì canh bà con người ta không cho họ lên tiếng?
Mặc dù Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng và một số khuôn mặt bất đồng chính kiến bị chính quyền cho người canh giữ nhưng người dân Sài Gòn cũng tập trung được một nhóm gần trăm người gồm dân oan, các blogger, cũng như thanh niên nam nữ phản ánh ý nguyện của họ về sự hy sinh của đồng bào chiến sĩ đã bỏ mình trong cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc dưới chân tượng đài Trần Hưng Đạo vào sáng hôm nay.
Theo ông Huỳnh Kim Báu cho biết thì trong cuộc họp đầu năm ông Đinh La Thăng đã chỉ đạo trực tiếp với các ban ngành UBNDTP chấm dứt ngay thủ tục chúc tụng, nhậu nhẹt đầu năm. Phải tập trung giải quyết công viêc không để trục trặc gây khó dân, ông Thăng cho biết sẽ thiết lập ngay đường dây nóng để dân kịp thời phản ảnh những bức xúc của họ.
Hoàn toàn tùy thuộc vào thái độ lãnh đạo hai thành phố, việc kỷ niệm liệt sĩ hy sinh ngày 17/2/2016.
Trả lờiXóaĐóng kịch thôi.
Trả lờiXóaHà Nội hay Sài Gòn thì cũng do anh Tổng Trọng cai trị.
Tôi cho rằng cặp bài trùng HẢI CHUNG ở Hà Nội còn đáng ngại hơn nhiều.
Hãy cảnh giác.
Một là Đinh La Thăng cố tình làm ngơ để cho bọn côn đồ (gỉa danh) phá đám lễ tưởng niệm 17.2 ở SG. Hai là ông ta đã bị quan chức SG khống chế, bắt làm theo những gì Lê Thanh Hải đã làm.
Trả lờiXóaTóm lại: Đả đảo chính quyền TP HCM theo Tầu, bán nước!
Ông Lê Đông Phong chắc muốn lấy điểm ?
Trả lờiXóaThật ra, liên quan tới các trận đánh lớn, khi kỷ niệm thì giới cựu chiến binh còn sống họ kỷ niệm trước nhất, rồi đến quân đội và sau cùng là công chúng. Dường như ở VN những ngày tưởng niệm như vậy cũng có. Ngày chiến thắng ĐBP, ngày 30/4. Không hiểu sao, chỉ trừ ngày 17/2 ? 2 ngày trước là chống Pháp chống Mỹ (đều nhờ TQ) . Ngày 17/2 lại chống TQ thì thật ... khó đấy !
Trả lờiXóa