Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của Đoàn chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam
diễn ra vào ngày 16/2 tại Hà Nội.
“Vòng hiệp thương lần thứ nhất”
không dành cho ứng viên ĐBQH tự do
Cát Linh, phóng viên RFA
2016-02-23
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của Đoàn chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam diễn ra vào ngày 16/2 để thống nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021. Vòng hiệp thương này được hiểu là nhằm giới thiệu ứng cử đại biệu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Chính vì thế các ứng cử viên tự do sẽ không có tên trong danh sách vòng hiệp thương thứ nhất.
Qui định này của luật bầu cử có phải là một trở ngại cho những người ra ứng cử tự do như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, blogger Nguyễn Tường Thuỵ, blogger Đặng Bích Phượng hay không?
Trước hết, ông Nguyễn Tường Thuỵ, cũng là một ứng cử viên tự do, từ Hà Nội khẳng định cùng Cát Linh, đài Á Châu Tự do như sau:
“Theo tôi hiểu thì vòng hiệp thương lần thứ nhất vào ngày 16 tháng Hai là họ thoả thuận với nhau hoặc thống nhất với nhau về vấn đề là ở các vùng, tỉnh, thành được bao nhiêu cử tri thôi và điều đó hoàn toàn theo chủ quan của họ. chứ họ không đề cập đến chi tiết. Bản thân tôi không quan tâm đến vòng này.”
Ông Nguyễn Tường Thuỵ cho biết thêm hầu như những người ứng cử tự do chưa thực hiện việc nộp đơn. Chính vì thế mà tên của những người này không thể có trong danh sách của vòng hiệp thương thứ nhất.
2016-02-23
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất của Đoàn chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam diễn ra vào ngày 16/2 để thống nhất về cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021. Vòng hiệp thương này được hiểu là nhằm giới thiệu ứng cử đại biệu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Chính vì thế các ứng cử viên tự do sẽ không có tên trong danh sách vòng hiệp thương thứ nhất.
Qui định này của luật bầu cử có phải là một trở ngại cho những người ra ứng cử tự do như Tiến sĩ Nguyễn Quang A, blogger Nguyễn Tường Thuỵ, blogger Đặng Bích Phượng hay không?
Trước hết, ông Nguyễn Tường Thuỵ, cũng là một ứng cử viên tự do, từ Hà Nội khẳng định cùng Cát Linh, đài Á Châu Tự do như sau:
“Theo tôi hiểu thì vòng hiệp thương lần thứ nhất vào ngày 16 tháng Hai là họ thoả thuận với nhau hoặc thống nhất với nhau về vấn đề là ở các vùng, tỉnh, thành được bao nhiêu cử tri thôi và điều đó hoàn toàn theo chủ quan của họ. chứ họ không đề cập đến chi tiết. Bản thân tôi không quan tâm đến vòng này.”
Ông Nguyễn Tường Thuỵ cho biết thêm hầu như những người ứng cử tự do chưa thực hiện việc nộp đơn. Chính vì thế mà tên của những người này không thể có trong danh sách của vòng hiệp thương thứ nhất.
Phi dân chủ
Mình cũng không được tham gia vào vòng hiệp thương thứ nhất. Tất cả những người tự ra ứng cử không được tham gia vào vòng hiệp thương thứ nhất.
Blogger Đặng Bích Phượng
Blogger Đặng Bích Phượng, một ứng cử viên tự do vào Đại biểu Quốc hội khoá 14, từ Hà Nội, cũng xác nhận rằng vòng hiệp thương thứ nhất không phải là cơ hội dành cho những người tự ra ứng cử.
“Mình cũng không được tham gia vào vòng hiệp thương thứ nhất. Tất cả những người tự ra ứng cử không được tham gia vào vòng hiệp thương thứ nhất. Vòng hiệp thứ nhất là do tất cả các bên do Quốc hội, chính quyền, Mặt trận tổ quốc (MTTQ) tự ngồi cơ cấu với nhau, phân cho nhau thành từng mảng, từng vùng số lượng ứng cử là bao nhiêu. Những người đó là do Mặt trận Tổ quốc, thực tế là bên Đảng giới thiệu ra.”
Để có danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử, Mặt trận sẽ qua 3 lần hiệp thương. Hội nghị Hiệp thương lần thứ nhất được tiến hành để hiệp thương thỏa thuận về cơ cấu, thành phần, số lượng người của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Vòng Hiệp thương lần thứ hai sẽ lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú và nơi công tác. Vòng Hiệp thương thứ ba theo cách gọi của Tiến sĩ Nguyễn Quang A, là “vòng đấu tố” không có mặt của ứng cử viên, chỉ có đại diện MTTQ, Hội đồng bầu cử quốc gia, UBTVQH, chính phủ là được tham dự và chốt danh sách.
Với Tiến sĩ, nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Quang A, ông cho rằng qui định này của luật khá là phi dân chủ:
“Lẽ ra những chuyện về cơ cấu người, vùng, dân tộc phải được qui định rất rõ ràng trong luật. Ví dụ như Đài Loan chẳng hạn, là có hai khu vực bầu cử cho người thổ dân chẳng hạn, thì có qui định rất rõ ràng. Ở Việt Nam không có qui định như thế và được giao cho uỷ ban thường vụ quốc hội với mặt trận, họ xác định không phải là người cụ thể hay danh sách cụ thể mà gọi là gần như là quota, là sẽ có bao nhiêu người ở Hà Nội, Sài Gòn, Cao Bằng. Tức là ở đấy sẽ được bầu bao nhiêu người. Rồi sẽ có bao nhiêu ứng viên…”
Một hình thức hợp thức hóa dành cho ứng viên của MTTQ
Blogger Nguyễn Tường Thuỵ khẳng định, theo sự hiểu biết của ông thì trong vòng hiệp thương thứ nhất chưa có vấn đề gì cụ thể được đặt ra, chỉ là phân định đối tượng này, đối tượng kia là bao nhiêu cử viên. Tuy nhiên, nhà hoạt động dân sự Nguyễn Quang A cho biết:
“Tôi nghĩ là vòng đầu tiên này thì chưa gây khó khăn gì cả. Nhưng toàn bộ qui trình ấy thì chắc chắn có mục đích chủ yếu là hợp thức hoá cho những người mà họ thấy thích hợp, thế thôi. Toàn bộ qui trình là có mục đích như vậy.
Và cái việc chúng tôi làm bây giờ là để cho người dân thấy thực trạng của cái qui định này là không tốt và phải sửa. Nó còn có một vòng thứ hai thì lúc đó mới đụng đến những người ứng cử cụ thể.”
Tôi nghĩ là vòng đầu tiên này thì chưa gây khó khăn gì cả. Nhưng toàn bộ qui trình ấy thì chắc chắn có mục đích chủ yếu là hợp thức hoá cho những người mà họ thấy thích hợp, thế thôi.
TS Nguyễn Quang A
“Năm 2011, luật sư Võ An Đôn được 100% cử tri ở nơi cư trú và nơi làm việc ủng hộ. nhưng đến vòng thứ ba thì bị loại mà không biết lý do vì sao. Tôi nghĩ là bây giờ ngay vòng hiệp thương thứ hai, là lấy ý kiến cử tri nơi sinh sống, họ sẽ tìm mọi cách để ngăn cản mình. Chẳng hạn như họ không cho mình tiếp xúc với người mình biết ở nơi mình sinh sống. Họ sẽ dùng cử tri ở nơi khác, mình không biết để đến và phản đối mình.”
Giải thích rõ hơn, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói về qui trình mà ông gọi là “hiệp thương với nhau”, đó là trước khi bước vào vòng hiệp thương thứ hai, những ứng viên tự do đã gặp phải những khó khăn.
“Có khi họ mời những người nào đó đến mà mình cũng không biết. Và ở đấy họ bắt đầu hỏi, rồi có thể đối với những người họ không muốn thì họ tổ chức những cuộc đấu tố để rồi cuối cùng chỉ có 1 nửa cử tri đồng ý hoặc 1 trong 3 cử tri đồng ý và lên đến vòng hiệp thương thứ hai thì bảo rằng các ông không được tín nhiệm của cử tri ở địa phương là nơi ông gần gũi nhất rồi dùng cớ đó để loại ra.”
Theo lời Tiến sĩ Nguyễn Quang A, ông cũng như blogger Đặng Bích Phượng, Nguyễn Tường Thuỵ cùng tất cả những ứng viên tự do khác sẽ yêu cầu công khai danh sách các cử tri được mời đến khi bước vào vòng hiệp thương thứ hai.
Và cuối cùng, dù khả năng được ứng cử và trúng cử đều rất thấp, cả Tiến sĩ Nguyễn Quang A, blogger Nguyễn Tường Thuỵ và blogger Đặng Bích Phượng đều cho rằng hành động tự ứng cử đại biểu Quốc hội đã là một thành công cho những người muốn thực thi quyền công dân, dân chủ.
Chán thế!
Trả lờiXóaChưa thể có dân chủ kiểu đó đâu.cái vòng kim cô [đảng cử dân bầu]còn đang lơ lửng trên đầu.Chi co the thay doi che do thoi
Trả lờiXóaHọ đang rất lo sợ dân sẽ nổi lên tại kỳ bầu cử Quốc hội lần này, giống người sắp bị xuống địa ngục mà.
Trả lờiXóaQua việc này, dân mình giác ngộ quyền dân ở VN như thế nào, từ Đại hội 12, đảng tự cho mình quyền bầu chọn : Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội, Thủ tướng. Nay cách chọn đại biểu, để bầu ĐBQH.
Trả lờiXóa1- người dân có quyền tự lập hội, lập đảng mà đảng và nhà nước không có quyền cấm họ, cũng không được quyền "cho phép" họ- vì đảng và nhà nước cũng chưa bao giờ do dân bầu lên, cũng chưa xin phép ai để thành lập đảng cs đâu.
Trả lờiXóa2-Người dân có quyền đòi đảng csVN phải để cho mọi công dân ứng cử tự do và tỷ lệ những người là đảng viên đưa vào danh sách để tham gia ứng cử đại biểu quốc hội không được phép > từ 1/25 đến 1/30 số người trong danh sách đề cử: vì tỷ lệ đảng viên/dân số toàn quốc chỉ là 4 triệu/93 triệu dân.
Tuyên ngôn nhân quyền của LHQ đã ghi:
Điều 20:
1) Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình.
2) Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.
Điều 21:
1) Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu do mình tự do lựa chọn.
2) Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước.
3) Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.
Vậy là thành viên của LHQ, lại là thành viên UB nhân quyền, đảng và nhà nước csVN có nghĩa vụ phải tôn trọng luật chơi, đừng bịp bợm lừa đảo nữa.
Dân chủ đến thế là cùng.
Trả lờiXóaTôi đề nghị với đảng như sau: bỏ cuộc bầu cử cuốc hội đi-để MTTQ thích ai thì chấm cho người đó vào cuốc hội. Đỡ tốn tiền diễn trò.
Trả lờiXóaDân chủ đểu đến thế là cùng.
Trả lờiXóa