Hà Nội: Giám đốc Sở VH-TT nói về việc trang trí trên phố bị chê xấu
Pháp luật TP HCM
VIẾT THỊNH - Thứ Ba, ngày 12/1/2016 - 15:51
(PLO)- Theo ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT TP Hà Nội, bên cạnh những ý kiến chê vẫn có những ý kiến khen, các công trình trang trí trên phố vẫn đang được thi công.
Ngày 12-1, liên quan đến việc gần đây có nhiều công trình trang trí đường phố ở Hà Nội được cho là xấu, lòe loẹt ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội đã chính thức lên tiếng.
Trang trí hoa trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Theo ông Động, bên cạnh những ý kiến chê vẫn có những ý kiến khen, các công trình trang trí trên phố đang được thi công nên vẫn còn trong quá trình chỉnh sửa.
Trước câu hỏi của phóng viên về những hình ảnh trang trí tại khu vực Quảng trường Ba Đình được coi là quá sặc sỡ ông Động nói: “Công trình đó có người khen cũng có người chê. Tuy nhiên, tôi vẫn thấy rất đông người đến chụp ảnh, chắc là cũng đẹp nên người ta mới chụp”.
________________
Trang trí phố Hà Nội xấu hơn Sài Gòn?
Pháp luật TPHCM
VIẾT THỊNH - Thứ Tư, ngày 13/1/2016 - 08:23
PLO)- Có ý kiến cho rằng trang trí phố ở Hà Nội thiếu thẩm mỹ và xấu hơn ở TP.HCM.
TIN LIÊN QUAN
Giám đốc Sở VH-TT nói về việc trang trí trên phố bị chê xấu
Hà Nội xanh đỏ lập lòe
Những ngày gần đây khi Hà Nội bắt đầu chỉnh trang phường phố, đưa vào thêm nhiều hạng mục trang trí thì những luồng ý kiến khen chê khác nhau đã bắt đầu xuất hiện.
Tiêu biểu là trang trí hoa ở quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục (gần Hồ Tây) đã bị dư luận phản đối, sau đó buộc Hà Nội phải gỡ bỏ hoàn toàn. Được biết, mới đây nhất Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội đã tiến hành kiểm tra toàn diện việc trang trí ở nhiều tuyến phố.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội, cũng cho hay Hà Nội đang trong quá trình thi công các công trình trang trí này vì vậy sẽ tiếp tục lắng nghe phản hồi của người dân, tuy nhiên ông Động cũng cho hay trong cũng có những ý kiến khen chê khác nhau.
Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, người có nhiều dự án liên quan đến phố Hà Nội thì trang trí phố ở Hà Nội không đẹp, về điều này TP.HCM vẫn là địa phương làm tốt hơn.
Để độc giả có góc nhìn đa chiều về sự so sánh này, chúng tôi xin giới thiệu một số hình ảnh được ghi nhận trên các tuyến phố ở Hà Nội đêm 12-1.
Một kiểu trang trí trên đường Nguyễn Chí Thanh
Mẫu trang trí mới được sử dụng trong năm nay đang được hoàn thiện
Trang trí trên đường Thanh Niên
Trang trí hoa trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Mẫu trang trí hoa kéo dài và sặc sỡ này cũng tạo ra nhiều ý kiến khác nhau.
Có ý kiến cho rằng trang trí này đẹp, nhưng lại có ý kiến cho rằng
nó không phù hợp với cảnh quan của Lăng.
Trang trí trên một con đường gần Hồ Gươm, biểu tượng chim bồ câu
được sử dụng khá nhiều trong các mẫu trang trí.
Trước cửa Nhà hát lớn Hà Nội một quả cầu lớn cũng đang được gấp rút hoàn thành.
Khu vực tượng đài Lý Thái Tổ cũng đã được giăng mắc nhiều đèn nháy.
Tháp Rùa - Hồ Gươm được chiếu sáng rực rỡ trong đêm.
Một mẫu trang trí bị chê là rối rắm trên phố Hà Nội.
VIẾT THỊNH
____________
Tễu: Từ trước đến nay, HN chưa bao giờ có một người tử tế và hiểu biết để làm tổng chỉ huy về mỹ quan đô thị và trang trí cho các lễ hội ở đây. Vì thế, từ xưa đến nay, ngành văn hóa nói chung, Hà Nội nói riêng chỉ chăm chăm lo cho được 8 chữ "Cờ - Đèn - Kèn - Trống - Bưng - Bê - Kê - Đặt", cốt sao cho đỏ choét, rực rỡ hoặc vàng chói là hai màu chủ đạo mà thôi. Hồi Đại lễ 1000 năm Thăng Long việc trang trí quanh Hồ Gươm giống như một cái nhà thổ. Ấy vậy mà một cô ả cave từ SaiGon ra chơi cũng không chịu được với các trang trí treo trên cao suốt các tuyến phố. Cô này gọi đó là "RÁC TRỜI". Quá đúng!
Trang trí ở HN mỗi lễ hội chỉ cốt: thật ĐỎ, thật RẬM vì bên tuyên giáo họ thích thế! Vì thế, ngành văn hóa HN chỉ chọn được cái RẺ TIỀN để làm và để ...đút túi!
Với ông Tô Văn Động, công việc phù hợp nhất là nên về quê đuổi gà cho vợ.
___________
.
Hiệu Minh:
Hà Nội mùa hoa…điện
Muốn biết Hà Nội được nông thôn hóa ra sao, xin hãy dạo vào buổi tối với các kiểu đèn trang trí đủ mọi sắc mầu trên khắp các nẻo đường.
Cứ theo chiều hướng xuống cấp thế này thì điều ông Vương Trí Nhàn từng trăn trở rằng, cái tật lớn nhất của người Việt là sợ nói ra cái xấu của mình, sẽ không còn đáng ngại.
Bởi người quản lý thủ đô thấy cái xấu lại…rất đẹp.
VietnamNet: Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, Hà Nội lại được khoác trên mình những bộ áo mới là những bộ đèn trang trí. Tuy nhiên, màu sắc của chiếc áo mới năm nay lại trở lên quá lòe loẹt, nhiều màu sắc và không đồng nhất. Chính điều này đã mang lại cảm giác khó chịu cho người dân.
Dạo qua hàng loạt những tuyến phố lớn của Hà Nội như Nguyễn Chí Thanh, Trần Phú, Lạc Long Quân… không khó nhận thấy hàng loạt những loại đèn trang trí với đủ các màu sắc.
Mỗi phố một màu, mỗi phố lại một kiểu trang trí, mỗi phố lại lòe loẹt những ánh đèn nhấp nháy… dường như chiếc áo được khoác lên với những miếng vá chằng vá chịt.
http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/283891/dan-ha-noi-hoa-mat-hoang-loan-voi-den-trang-tri-duong-pho.html
Trang trí ở HN mỗi lễ hội chỉ cốt: thật ĐỎ, thật RẬM vì bên tuyên giáo họ thích thế! Vì thế, ngành văn hóa HN chỉ chọn được cái RẺ TIỀN để làm và để ...đút túi!
Với ông Tô Văn Động, công việc phù hợp nhất là nên về quê đuổi gà cho vợ.
___________
.
Hiệu Minh:
Hà Nội mùa hoa…điện
Muốn biết Hà Nội được nông thôn hóa ra sao, xin hãy dạo vào buổi tối với các kiểu đèn trang trí đủ mọi sắc mầu trên khắp các nẻo đường.
Cứ theo chiều hướng xuống cấp thế này thì điều ông Vương Trí Nhàn từng trăn trở rằng, cái tật lớn nhất của người Việt là sợ nói ra cái xấu của mình, sẽ không còn đáng ngại.
Bởi người quản lý thủ đô thấy cái xấu lại…rất đẹp.
VietnamNet: Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, Hà Nội lại được khoác trên mình những bộ áo mới là những bộ đèn trang trí. Tuy nhiên, màu sắc của chiếc áo mới năm nay lại trở lên quá lòe loẹt, nhiều màu sắc và không đồng nhất. Chính điều này đã mang lại cảm giác khó chịu cho người dân.
Dạo qua hàng loạt những tuyến phố lớn của Hà Nội như Nguyễn Chí Thanh, Trần Phú, Lạc Long Quân… không khó nhận thấy hàng loạt những loại đèn trang trí với đủ các màu sắc.
Mỗi phố một màu, mỗi phố lại một kiểu trang trí, mỗi phố lại lòe loẹt những ánh đèn nhấp nháy… dường như chiếc áo được khoác lên với những miếng vá chằng vá chịt.
http://vietnamnet.vn/vn/bat-dong-san/283891/dan-ha-noi-hoa-mat-hoang-loan-voi-den-trang-tri-duong-pho.html
Loạn.
Trả lờiXóaQuá lòe loẹt, hình thức, phô trương và tốn kém. CSVN là như vậy.
Trả lờiXóaMẫu trang trí trước cửa lăng Ông Cụ giống như của nhà trẻ, mẫu giáo.
Trả lờiXóaVăn hoá của những kẻ "thiểu năng trí tuệ"
Trả lờiXóaSở Vô văn hóa Hà Nội.
Trả lờiXóaHà Nội thanh lịch của tôi đâu rồi.
Trả lờiXóaChán thật. Có lẽ mấy ông nông dân lên làm lãnh đạo, nên bưng nguyên si cái ý tưởng quê mùa lòe loẹt trang trí vào một thành phố của sự trang nhã, khiến người Hà Nội có cảm giác bị loạn thần kinh.
Trả lờiXóaNếu nói có người chụp ảnh là đẹp thì sai lầm. Chụp để bêu lên face cười với nhau cũng chụp chứ
Kiểu trang trí màu mè chết người. Nhìn qua lăng Bác mà cứ tưởng là cái Nhà Thổ !.
Trả lờiXóaĐi xe qua tp Ninh bình vào ban đêm người đi đường đã cảm thấy khó chịu đó là dùng đèn led mầu trang trí lòe loẹt trên đường làm nhức cả mắt. Đây là cách trang trí kiểu trẻ con, thiếu văn hóa. Nó có thể tác động xấu đến mắt mọi người vì độ tương phản ánh sáng màu mè quá lớn. Ấy vậy mà nay thủ đô Hà nội lại đi học theo cách trang trí phản cảm này thế mới đau!
Trả lờiXóaTác giả chơi chữ : Động và nhà thổ gợi đến "động gì??"
Trả lờiXóaViệc này thì học theo phố đèn đỏ ở Thái lan. nhưng ở Thái người ta trang trí có thẩm mỹ chứ không trang trí đèn hoa lòe loẹt như ở Hà nội.
Trả lờiXóaNhìn ánh sáng trên đường Nguyễn Chí Thanh,lăng ông Hồ,tượng đài Lý Thái tổ sao mà thấy lành lạnh,ơn ớn thế
Trả lờiXóaTô son trét phấn đậm vào để hy vọng che đậy tì vết. Bộ 4T đang thực hiện đề án "Nghèo thích làm sang - Dốt hay nói chữ" theo đúng nghĩa đen. Cán bộ 4T không có trình độ mỹ thuật nên chỉ có thể làm lòe loẹt như thế để hợp thức hóa chi phí, thôi thì dân Hà nội ráng mà "thưởng thức" nhé.
Trả lờiXóa