Đèn hoa cạnh Hồ Gươm vừa bị dỡ:
Rẻ tiền, không chấp nhận được
Mỵ Lương
Thứ Hai, ngày 11/01/2016 06:37 AM (GMT+7)
Tễu: Từ trước đến nay, HN chưa bao giờ có một người tử tế và hiểu biết để làm tổng chỉ huy về mỹ quan đô thị và trang trí cho các lễ hội ở đây. Vì thế, từ xưa đến nay, ngành văn hóa nói chung, Hà Nội nói riêng chỉ chăm chăm lo cho được 8 chữ "Cờ - Đèn - Kèn - Trống - Bưng - Bê - Kê - Đặt", cốt sao cho đỏ choét, rực rỡ hoặc vàng chói là hai màu chủ đạo mà thôi. Hồi Đại lễ 1000 năm Thăng Long việc trang trí quanh Hồ Gươm giống như một cái nhà thổ. Ấy vậy mà một cô cave từ SaiGon ra chơi cũng không chịu được với các trang trí treo tràn trên cao suốt các tuyến phố. Cô này gọi đó là "RÁC TRỜI". Quá đúng!
Trang trí ở HN mỗi lễ hội chỉ cốt: thật ĐỎ, thật RẬM vì bên tuyên giáo họ thích thế! Vì thế, ngành văn hóa HN chỉ chọn được cái RẺ TIỀN để làm và để ...đút túi!
(Dân Việt) Việc trang trí đèn hoa đài phun nước tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục nằm bên Hồ Gươm (Hà Nội) dấy lên những tranh cãi trong dư luận. Chiều 10.1, Sở VHTT đã cho dỡ đèn hoa này để thiết kế lại cho phù hợp.
Nhà nghiên cứu nói gì về đèn hoa gây xôn xao dư luận? Nên trang trí khu vực này như thế nào? PV Dân Việt đã có cuộc trao đổi với Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Đức Bình.
Dưới góc độ người làm và nghiên cứu về mỹ thuật, ông đánh giá thế nào về việc đài phun nước ở Bờ Hồ được lắp thêm hệ thống trang trí đèn hoa vừa khiến dư luận xôn xao?
- Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình: Theo tôi, đèn hoa trang trí ở Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục chỉ là một hiện tượng rất nhỏ trong vấn đề trang trí đường phố nói chung ở Hà Nội hiện nay. Đặc biệt, không riêng dịp lễ, tết mà ngày thường cũng vẫn tồn tại việc trang trí khiến mọi người hầu như không nắm bắt được ý tưởng gì của người làm trang trí.
.
Cận cảnh đèn hoa khi chưa được tháo dỡ. Ảnh Trí Thức Trẻ
Nói về thẩm mỹ, sẽ là hơi khó để đánh giá đâu mới là thẩm mỹ đẹp. Vấn đề này phải để cho các nhà chuyên môn nghiên về mỹ thuật nói thì đúng hơn còn để người dân nhìn nhận về thẩm mỹ sẽ hơi khó.
Riêng về đài phun nước Bờ Hồ, tôi thấy đó là những bông hoa có cách tạo hình không đẹp, nhìn hoa cụp xuống, buồn bã. Biểu tượng này được sử dụng trong những ngày lễ, dịp tết đang đến gần lại mang dáng rủ xuống rất... không chấp nhận được. Đặc biệt, là dân mỹ thuật, tôi thấy đèn hoa không mang tính sáng tạo.
Ông có thể nói rõ hơn về việc trang trí đường phố Hà Nội hiện nay ra sao? Và nó sẽ dẫn đến tác hại gì?
- Tất cả những trang trí này có thể gọi là hiện tượng trang trí “tự nhiên chủ nghĩa”. Ví như việc đưa các biểu tượng của Hà Nội như: Hồ Hoàn Kiếm, tháp Rùa, chùa Một Cột, Cột cờ Hà Nội,..được trưng khắp các phố như đường Điện Biên Phủ.
.
Đưa biểu tượng ra phải đẹp. Còn đây là sự chắp vá, cắt dán nói chung chưa đem lại kết quả thẩm mỹ đối với người xem, đặc biệt tại Hà Nội. Trong khi đó rất nhiều những biểu tượng khác đẹp thì lại không được đề cập đến.
Hiện nay trên phố Phan Đình Phùng, tôi thấy hai hàng dây hoa dây ngoằng vào nhau…không mang ý nghĩa gì cả. Ngay như những chậu hoa được hàn gắn, có giá đỡ xung quanh Hồ Hoàn Kiếm cũng rất nhàm chán không khác gì nhà trẻ, công viên.
Hoặc ít nhất màu sắc phải chọn những màu sắc tinh tế trang nhã. Tại thành phố, khi nhiều màu sắc rồi vẫn chọn thêm những màu sắc lòe loẹt là không nên. Và những trang trí không mang tính bố cục, không thể hiện sự tinh tế của người làm mỹ thuật.
Việc sử dụng hoa văn dễ dãi để áp dụng vào trang trí này sẽ gây phản cảm. Bởi mức độ cắt dán nhiều quá làm giảm đi tính sáng tạo, điều này gây ra sự phản tác dụng là làm cho thị yếu thẩm mỹ của quần chúng bị lẫn lộn, không hiểu thế nào là thẩm mỹ tốt cả.
Vậy theo ông, đài phun nước Đông Kinh Nghĩa Thục nên trang trí thế nào cho phù hợp?
- Nét đẹp truyền thống của Hà Nội nằm ở tinh tế, hào hoa. Có rất nhiều hoa văn trang trí truyền thống vậy tại sao lại không dùng. Đài phun nước Bờ Hồ đẹp như thế nếu có thể thì sẽ có rất nhiều cái hay để trang trí.
.
Ví như Tết Nguyên đán đang đến gần, hoa đào cũng là một biểu tượng hay như một biểu tượng của Hà Nội. Khi đã là biểu tượng được trưng bày giữa thủ đồ cần phải có sự khái quát cao. Thể hiện bố cục, màu sắc tốt nhất để nâng cao thẩm mỹ của người dân.
Thêm nữa, Hà Nội nên có giải pháp thúc đẩy việc trang trí mỹ thuật vì tại đây có Hội Mỹ Thuật Việt Nam có đội ngũ hội viên tích cực. Việc giao cho họ kinh phí dù là xã hội hóa hay dùng tiền ngân sách cũng là một cách để coi nghệ thuật trang trí như những tác phẩm nghệ thuật cho anh em nghệ sĩ làm cống hiến.
Khó phân biệt được loại hoa trang trí
Đưa biểu tượng ra phải đẹp. Còn đây là sự chắp vá, cắt dán nói chung chưa đem lại kết quả thẩm mỹ đối với người xem, đặc biệt tại Hà Nội. Trong khi đó rất nhiều những biểu tượng khác đẹp thì lại không được đề cập đến.
Hiện nay trên phố Phan Đình Phùng, tôi thấy hai hàng dây hoa dây ngoằng vào nhau…không mang ý nghĩa gì cả. Ngay như những chậu hoa được hàn gắn, có giá đỡ xung quanh Hồ Hoàn Kiếm cũng rất nhàm chán không khác gì nhà trẻ, công viên.
Hoặc ít nhất màu sắc phải chọn những màu sắc tinh tế trang nhã. Tại thành phố, khi nhiều màu sắc rồi vẫn chọn thêm những màu sắc lòe loẹt là không nên. Và những trang trí không mang tính bố cục, không thể hiện sự tinh tế của người làm mỹ thuật.
Việc sử dụng hoa văn dễ dãi để áp dụng vào trang trí này sẽ gây phản cảm. Bởi mức độ cắt dán nhiều quá làm giảm đi tính sáng tạo, điều này gây ra sự phản tác dụng là làm cho thị yếu thẩm mỹ của quần chúng bị lẫn lộn, không hiểu thế nào là thẩm mỹ tốt cả.
Vậy theo ông, đài phun nước Đông Kinh Nghĩa Thục nên trang trí thế nào cho phù hợp?
- Nét đẹp truyền thống của Hà Nội nằm ở tinh tế, hào hoa. Có rất nhiều hoa văn trang trí truyền thống vậy tại sao lại không dùng. Đài phun nước Bờ Hồ đẹp như thế nếu có thể thì sẽ có rất nhiều cái hay để trang trí.
.
Những bông hoa được tháo dỡ chiều ngày 10.1. Ảnh: Trí thức trẻ
Ví như Tết Nguyên đán đang đến gần, hoa đào cũng là một biểu tượng hay như một biểu tượng của Hà Nội. Khi đã là biểu tượng được trưng bày giữa thủ đồ cần phải có sự khái quát cao. Thể hiện bố cục, màu sắc tốt nhất để nâng cao thẩm mỹ của người dân.
Thêm nữa, Hà Nội nên có giải pháp thúc đẩy việc trang trí mỹ thuật vì tại đây có Hội Mỹ Thuật Việt Nam có đội ngũ hội viên tích cực. Việc giao cho họ kinh phí dù là xã hội hóa hay dùng tiền ngân sách cũng là một cách để coi nghệ thuật trang trí như những tác phẩm nghệ thuật cho anh em nghệ sĩ làm cống hiến.
Trao đổi với Zing News, Giám đốc Sở VH & TT Hà Nội Tô Văn Động nói rằng đây là hoa loa kèn được cách điệu. |
Rồi lại chết nữa khi trông mong vào hội của bác trùm chén, béo nứt ruột Trần Khánh Chương. Biết bao nhiêu công trình đẹp thì ít mà vốn thì nhiều đang sờ sờ nhãn tiền.Theo tôi tết này chúng ta đang ở trong thời chiến, thù trong (Hà Nội đang tập trân chống nội bộ),giặc ngoài (tàu cộng) lăm le bờ cõi. Một cái tết trang trí giản đơn như trong thời chiến trước đây là nên làm, đê xong ĐH đảng, ra ngô ra khoai hãy làm chưa muộn, chứ giờ mà đánh hơi thấy mùi kim tiền trang trí là anh K Chương tới liền, còn khi cần tiếng nói của kẻ sỹ với ngoại xâm TQ chả thấy tăm hơi anh ấy.
Trả lờiXóaNguyên nhân do các cán bộ này đều xuất thân từ con cháu bần cố nông. Cạnh cầu Thê Húc bên tay phải có tượng quyển vở mở đề chữ "Thăng long" sai chính tả từ rất lâu không ai phát hiện ra.
Trả lờiXóaKo phải MỘT chỗ sai chính tả đâu,mà nhiều chỗ sai " hài" lắm...cứ nhét CCCC vào nhận chỗ biên chế " ăn ko ngồi chơi,vô kiến thức.."là thế thôi.
XóaNhận xét của Tễu rất đúng , chắc nhiều người cũng nghĩ như vậy .
Trả lờiXóaY chang những cái loa phường
Trả lờiXóaGắn trên cột điện dáng buồn ủ ê...
Đây là hoa khoai! Hà Nội có rất nhiều vấn đề"khoai"nên chọn biểu tượng này là hợp lý.Hoa khoai trên những con đường"chuối" do các quan"chuối"trồng thì Ô là là...
Trả lờiXóanhững bông hoa cũng biết cúi đầu theo chủ
Trả lờiXóa