Nguyễn Quang
Báo Lao động
6:45 AM, 10/01/2016
Ấy là nghe đâu đã có đơn đề nghị Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam có hình thức “xử lý thích đáng”, “kiên quyết”, “không khoan nhượng”, “không có vùng cấm”, “dù người đó là ai”… và đặc biệt làm “đúng quy trình” đối với Nhà thơ Nguyễn Phan Hách và Nhà thơ, Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo, tác giả của bài thơ và ca khúc nổi tiếng “Làng Quan họ quê tôi”.
Số là theo đơn tố cáo, cách đây từ hơn 35 năm, khi đó, nền hành chính còn trong sạch, các cán bộ còn liêm chính thì với “âm mưu thâm độc”, hai ông đã bắt tay nhau viết bài hát "Làng Quan họ quê tôi".
Mục đích của các ông là gì? Xin nói ngay, đó là các ông đã sáng tác và phổ biến một tư tưởng phong kiến “cha truyền, con nối”, “con vua thì lại làm vua…”. Trong khi, phải mất bao nhiêu máu xương và nước mắt, nhân dân ta mới thực hiện được, dù đang quá trình xây dựng một xã hội “công bằng, dân chủ văn minh”.
Lĩnh hội tư tưởng của các ông, giờ đây cả nước đang dấy lên phong trào “cả làng làm quan, cả họ làm quan”.
Không chỉ có thế, khi làm quan rồi, các ông còn tuyên truyền cho họ lối sống vui vẻ, đàn ca sáo nhị rộn ràng. Nào thì lập hội, lập hè hò hát, nào thì ngồi mạn thuyền trao duyên gửi phận trầu cau với cởi áo… để giờ đây, sinh ra hẳn một đội ngũ có lẽ không phải chỉ 30% “cắp ô” luôn lấy hò hát, vui chơi làm chính mà còn hơn thế nữa.
Đây, “sản phẩm” của các ông ấy đây:
(Xem ở đây)
Và đây nữa:
(Xem ở đây)
Và lại đây nữa: (Xem ở đây)
Nhưng mà thế này: (Xem ở đây)
Vâng, “không hiếm” tức là nhiều, thậm chí còn… rất nhiều.
Sau kiến nghị kỉ luật, đề nghị hai ông sáng tác tiếp ca khúc “Cả nhà ta cùng nhau lên quan – Vui vui lắm, gặp nhau là cười!”.
.
Nhân chuyện "làng quan họ quê tôi"của Tễu,tôi xin nói thêm 1 chuyện có thật 100%100: Chuyện là thế này:
Trả lờiXóaNgày 27/8/2013: khi dân oan ở làng Trịnh Nguyễn (huyện Từ sơn,Bắc ninh) đến nộp đơn yêu cầu thanh tra chính phủ xem xét và xử lý vụ việc: Dân làng phản đối: xây dựng nhà máy "xử lý nước thải" tại cánh đồng gần nhà dân...
Khi dân vào phòng gặp cán bộ tiếp dân của thanh tra chính phủ (cụ thể là Hà văn Ương): Hắn chỉ cho 1 mình bà Thiêm (người đứng đầu đơn vào phòng làm việc): Tên Ương đã có hành động "sàm sỡ"( bà Thiêm kể lại với tôi nguyên văn ,bà còn diễn lại hành động của tên cán bộ này ...hắn khoác vai bà rồi nói: "...hát quan họ cho tôi nghe đi,thì tôi mới giải quyết việc này cho..." (Sau khi bà phản ứng,rồi tố cáo việc này thì bà bị 1 kẻ lạ mặt chặn xe của bà đang đi trên dốc Yên Yên phụ (gần hồ Tây),tạt acid vào mặt bà,sau đó bà đang nằm điều trị tại viện bỏng (Hà đông)...thì bà bị bắt đi,giam 4 tháng...
Cuối cùng dân oan bị thua,nhà máy xử lý nước thải đã xây xong (không giải quyết gì nữa cả)
Kể ra khép tội kiểu ấy đã không phải là không có trong quá khứ ? nhưng mà với cách suy diễn biện chứng như vậy, thì xin lỗi, có xẻo dái Nguyễn Trọng Tạo cũng đáng ! Không oan gì? ha ha !
Trả lờiXóa[“Cả nhà ta cùng nhau lên quan – Vui vui lắm, gặp nhau là cười!”.]
Trả lờiXóaXin sửa một tý:...vui vui lắm, đến cơ quan gặp nhau là cười !