Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

KHỞI TỐ NHƯNG CẦN LÀM RÕ ĐỘNG CƠ ĐÁNH LUẬT SƯ

Luật sư Trần Thu Nam hôm bị côn đồ tấn công tại Chương Mỹ, Hà Nội

Khởi tố nhưng cần làm rõ động cơ đánh luật sư
 

RFA
Nam Nguyên
2015-11-13

 
Bước chuyển mới

Khủng hoảng pháp luật, qua vụ hai luật sư bị hành hung gây thương tích trong khi thi hành nhiệm vụ ở Hà Nội, đã có bước chuyển mới. Hôm thứ sáu 13/11/2015 Công an Hà Nội công bố quyết định khởi tố vụ án cố ý gây thương tích liên quan tới hai luật sư Trần Thu Nam Và Lê Văn Luân. Trả lời phỏng vấn của Nam Nguyên, Luật sư Trần Thu Nam cho biết ông và Luật sư Lê Văn Luân hôm 13/11 đã có buổi làm việc với Cơ quan điều tra của Công an TP. Hà Nội và được thông báo đã có quyết định khởi tố vụ án. Ông nói:

“Ngày 12 họ có quyết định khởi vụ án, tuy nhiên chưa có quyết định khởi tố bị can. Chúng tôi cho rằng, thứ nhất khởi tố vụ án rất là chậm chạp, cuộc họp báo thì chưa được chính xác như chúng tôi đã nói. Tuy nhiên họ đã bắt buộc phải làm việc này, chúng tôi hy vọng họ sẽ làm việc một cách nghiêm túc hơn.”
Ngày 12 họ có quyết định khởi vụ án, tuy nhiên chưa có quyết định khởi tố bị can. Chúng tôi cho rằng, thứ nhất khởi tố vụ án rất là chậm chạp, cuộc họp báo thì chưa được chính xác như chúng tôi đã nói. Tuy nhiên họ đã bắt buộc phải làm việc này, chúng tôi hy vọng họ sẽ làm việc một cách nghiêm túc hơn.
LS Trần Thu Nam
Ngay sau khi quyết định khởi tố vụ án liên quan tới các luật sư bị đánh, VnExpress trích lời LS Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng việc khởi tố thể hiện cơ quan điều tra đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến của Liên đoàn và giới luật sư. Tuy nhiên Phó Chủ tịch Phan Trung Hoài nhấn mạnh, Liên đoàn Luật sư Việt Nam mong muốn cơ quan điều tra làm rõ sự thật khách quan, động cơ gây án để xử lý đúng pháp luật.

Cùng về vấn đề liên quan Luật sư Trần Thu Nam nhận định:

“Động cơ có nghĩa là mục đích đánh chúng tôi thì chỉ có những người bày ra mục đích đó, những người tạo ra kế hoạch đó, hoặc những người thực hiện thì mới biết động cơ nhằm mục đích gì, thì chỉ có họ biết chứ chúng tôi không biết. Chúng tôi chỉ biết rằng có công an xã đã tham gia tổ chức đánh chúng tôi, chỉ đạo những người khác đánh chúng tôi. Chúng tôi chỉ khẳng định được đến mức đó, còn những việc khác chúng tôi chưa xác minh được… động cơ mục đích thì chắc phải qua quá trình điều tra thì mới xác minh được.”

Một vụ cố ý gây thương tích, hoặc cướp giật có thể là những thường án xảy ra hàng ngày. Tuy nhiên vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị tấn công lại được kết nối từ một chuỗi các sự kiện liên quan đến ngành công an. Trước hết là chuyện thiếu niên Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại tạm giam của Công an, gia đình nạn nhân đòi công lý. Hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân là các luật sư tình nguyện giúp đỡ pháp lý cho họ. Hai ông bị tấn công hôm 3/11/2015 tại Xã Đông Phương Yên, Huyện Chương Mỹ TP. Hà Nội, sau khi đến gặp gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư.

Theo dòng thời sự Giám đốc Công an Hà Nội kiêm đại biểu quốc hội Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã mau chóng thay đổi quan điểm, khi chỉ đạo quyết định khởi tố vụ án mà dư luận quen gọi là vụ luật sư bị đánh. Theo Người Lao Động Online, ngày 11/11 Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa cũng là Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam có gặp gỡ tướng Nguyễn Đức Chung ngay tại Quốc hội và đề nghị cần khởi tố vụ án. Tuy nhiên tướng Chung trả lời là vụ này hai luật sư bị thương tích dưới 11% nên chưa thể khởi tố.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã phản biện rằng, theo điều 104 Bộ Luật hình sự thì phải khởi tố, vì vụ hành hung hai luật sư có hành vi côn đồ nguy hiểm. Trước đó vào ngày 10/11 Công an Hà Nội đã họp báo công bố kết luận điều tra, theo đó hai Luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị 8 người tấn công gây thương tích hôm 3/11 ở Xã Đông Phương Yên, Huyện Chương Mỹ Hà Nội là vì hai ông lái ô tô làm tung bụi bẩn. Điều này hai vị luật sư đã phản đối kịch liệt vì không đúng sự thật.

Kết luận điều tra của Công an Hà Nội không được sự đồng tình của giới chuyên môn. Riêng Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đã có nhận định được báo chí đưa tin rộng rãi theo đó, vì phóng xe gây bắn bụi mà hành hung luật sư thì xã hội sẽ loạn.

Áp lực dư luận đè nặng ngành công an
Có thể nói luật sư và ngành công tố là hai trụ cột chính của một nền công lý quốc gia. Thiếu một trong hai thì công lý không thể có, đặc biệt là trụ cột luật sư. Lý do vì sao?
Luật gia Lê Công Định
Trong vụ này Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư Hà Nội đã có những phản ứng mạnh mẽ. Ngoài ra khối báo chí chính thống qua thông tin thời sự cũng góp phần tạo áp lực về việc giải quyết vụ việc tới nơi tới chốn. Báo chí đã tải lên mạng ảnh hai luật sư mặt bầm dập vì thương tích, gây tác động dư luận rất lớn.

Có thể nói áp lực dư luận đè nặng ngành công an, đặc biệt là công an Hà Nội. Theo các chuyên gia, áp lực lớn nhất là qua sự kiện luật sư bị đánh, hơn 200 luật sư đã ký vào kiến nghị gởi Quốc hội về việc sửa đổi Bộ Luật hình sự tố tụng, đặc biệt bãi bỏ những giấy phép và thủ tục rườm rà đối với luật sư khi tham gia bảo vệ quyền lợi thân chủ.

Trả lời Gia Minh đài ACTD, Luật gia Lê Công Định hiện cư ngụ ở Sài Gòn nhận định:

“Có thể nói luật sư và ngành công tố là hai trụ cột chính của một nền công lý quốc gia. Thiếu một trong hai thì công lý không thể có, đặc biệt là trụ cột luật sư. Lý do vì sao? Vì công tố - bên buộc tội, luôn dựa vào sức mạnh công quyền có sẵn để truy tố những ai xét về mặt luật pháp vi phạm trật tự công cộng, gây nguy hiểm cho xã hội. Tuy nhiên thường những cá nhân liên quan đến tố tụng hình sự họ luôn ở vào thế yếu và do đó họ luôn cần có bênh vực về phương diện pháp lý, do vậy vai trò luật sư rất quan trọng. Suốt chiều dài lịch sử nhân loại thì quyền bào chữa, quyền biện hộ các bị cáo trong những vụ án hình sự rất quan trọng, cho nên vai trò luật sư cũng được xem xét là quan trọng như một định chế để bảo vệ quyền con người.”

Vụ hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân bị tấn công trong khi thực hiện nhiệm vụ sẽ còn mất nhiều thời gian để được làm sáng tỏ, nhưng rõ ràng đã có một bước ngoặt trong cách xử lý của ngành công an. Việt Nam đang hội nhập nhanh chóng với thế giới, việc cải tổ pháp luật là nhu cầu cấp bách.
 
 

3 nhận xét :

  1. Tôi đề nghị phải có cơ quan điều tra vụ đánh luật sư. Xin giả thiết: Nếu bon côn đồ kia bị một thành viên ( có chức có quyền ) trong ngành CA xúi giục thì sao.

    Trả lờiXóa
  2. Nhiều luật sư muốn bầu ông Trương Trọng Nghĩa là chủ tịch, vì hiện Liên đoàn Nhiều luật sư muốn bầu ông Trương Trọng Nghĩa là chủ tịch, vì hiện Liên đoàn thiếu chủ tịch. Nhiều báo nhầm lẫn khi đưa tin ông Nghĩa là Phó chủ tịch Liên đoàn. Chức trách ông ta hiện nay chỉ trong Ban thường vụ Liên đoàn và chức phó hiện là quá khứ. Còn quan điểm tôi thì ngoài yếu tố côn đồ là rõ ràng thì yếu tố có tổ chức cũng đã rõ ràng (8 người bàn nhau chờ nạn nhân) và đó cũng là yếu tố bắt buộc phải khởi tố (Điều 104 Điểm 1 Mục E). Chưa kể công an Hà Nội là cơ quan có thẩm quyền không khời tố thì cá nhân người có trách nhiệm sẽ đối diện với Điều 294. Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội „1. Người nào có thẩm quyền mà không truy cứu trách nhiệm hình sự người mà mình biết rõ là có tội, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.“

    Trả lờiXóa
  3. Công an Hà Nội đã nêu rõ tên tuổi 8 tên côn đồ, cớ gì chưa khởi tố bị can?

    Trả lờiXóa