Thầy là thánh nhân thì giáo dục chỉ có một chiều
(PL)- Giáo dục chân chính là tạo điều kiện để tuổi trẻ có kiến thức chân thực, có tự do chọn lựa, có thông tin đa chiều…
“Tôn sư trọng đạo” là chữ hiếu của học
trò nhưng tôn thầy như thánh nhân, là chân lý và luôn luôn đúng thì giáo
dục sẽ chỉ còn là một chiều” - GS Nguyễn Đăng Hưng chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM
nhân bàn về quan niệm tôn sư trọng đạo dưới lăng kính khoa học. Theo
giáo sư, chúng ta đừng nhầm lẫn giữa giáo dục và tuyên truyền. Một nền
giáo dục thực sự cần khơi gợi và tôn trọng thói quen thảo luận, khuyến
khích nghiên cứu chứ không phải áp đặt và nhồi nhét.
Tranh luận và sáng tạo là hàng đầu
Phóng viên: Thưa giáo sư, nếu như một nền giáo dục mà thầy nói gì cũng đúng thì không thể có tính phản biện. Vậy làm sao để giữ được đạo thầy trò mà vẫn giữ được thói quen thảo luận và sáng tạo?
GS Nguyễn Đăng Hưng: Việc tôn trọng thầy cô thì ở Việt Nam hay ở các nước trên thế giới đều giống nhau. Nhiều năm đi giảng ở Bỉ, tôi được sinh viên thể hiện tình quý mến ngày chia tay bằng cách đồng loạt đứng lên vỗ tay. Tôi thắc mắc, có sinh viên bộc bạch: “Không phải giáo sư nào chúng em cũng vỗ tay nhiều như vậy”. Tại châu Âu, sinh viên vẫn tôn trọng thầy cô nhưng không có nghĩa thầy nói cái gì cũng đúng hết. Với một môi trường hiện đại, thông tin đa chiều thì tính tranh luận và sáng tạo càng được đặt lên hàng đầu.
Còn hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn nặng tình trạng thầy đọc, trò chép. Tôi cho đây là hậu quả của một nền giáo dục bị chệch hướng, nền giáo dục không chủ tâm khai phóng trí tuệ học đường mà làm ngược lại, không khuyến khích sáng tạo, tinh thần phản biện, thói quen trao đổi thảo luận… Dạy học chỉ nhồi nhét, phát tán những quan điểm một chiều, thiếu sinh động, xa rời thực tế. Thế nên những năm gần đây xảy ra tình trạng phản ứng ngược của tuổi trẻ hôm nay qua kết quả các cuộc thi toàn quốc đối với các môn sử và văn…
Vậy theo giáo sư, nguyên do có phải vì tư tưởng Khổng giáo ăn sâu quá nên học sinh sợ thầy hoặc không dám “cãi” thầy… là nguyên nhân gây thụ động trong sinh viên?
+ Tôi nghĩ ta không nên quy cho tư tưởng Khổng tất cả tiêu cực trong việc đào tạo ngày nay. Tôi nghĩ người trách nhiệm chính là Bộ GD&ĐT, là chính sách giáo dục của mấy chục năm gần đây xuất phát từ bao cấp, dẫn đến nhầm lẫn giữa giáo dục và tuyên truyền. Đạo Khổng chỉ là cái nôi sẵn có từ thời phong kiến, mà thay vì đào thải dứt khoát ta lại dựa vào nó với nội dung có lợi cho việc tuyên truyền. Đây mới là nguyên nhân chính.
Phóng viên: Thưa giáo sư, nếu như một nền giáo dục mà thầy nói gì cũng đúng thì không thể có tính phản biện. Vậy làm sao để giữ được đạo thầy trò mà vẫn giữ được thói quen thảo luận và sáng tạo?
GS Nguyễn Đăng Hưng: Việc tôn trọng thầy cô thì ở Việt Nam hay ở các nước trên thế giới đều giống nhau. Nhiều năm đi giảng ở Bỉ, tôi được sinh viên thể hiện tình quý mến ngày chia tay bằng cách đồng loạt đứng lên vỗ tay. Tôi thắc mắc, có sinh viên bộc bạch: “Không phải giáo sư nào chúng em cũng vỗ tay nhiều như vậy”. Tại châu Âu, sinh viên vẫn tôn trọng thầy cô nhưng không có nghĩa thầy nói cái gì cũng đúng hết. Với một môi trường hiện đại, thông tin đa chiều thì tính tranh luận và sáng tạo càng được đặt lên hàng đầu.
Còn hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay vẫn nặng tình trạng thầy đọc, trò chép. Tôi cho đây là hậu quả của một nền giáo dục bị chệch hướng, nền giáo dục không chủ tâm khai phóng trí tuệ học đường mà làm ngược lại, không khuyến khích sáng tạo, tinh thần phản biện, thói quen trao đổi thảo luận… Dạy học chỉ nhồi nhét, phát tán những quan điểm một chiều, thiếu sinh động, xa rời thực tế. Thế nên những năm gần đây xảy ra tình trạng phản ứng ngược của tuổi trẻ hôm nay qua kết quả các cuộc thi toàn quốc đối với các môn sử và văn…
Vậy theo giáo sư, nguyên do có phải vì tư tưởng Khổng giáo ăn sâu quá nên học sinh sợ thầy hoặc không dám “cãi” thầy… là nguyên nhân gây thụ động trong sinh viên?
+ Tôi nghĩ ta không nên quy cho tư tưởng Khổng tất cả tiêu cực trong việc đào tạo ngày nay. Tôi nghĩ người trách nhiệm chính là Bộ GD&ĐT, là chính sách giáo dục của mấy chục năm gần đây xuất phát từ bao cấp, dẫn đến nhầm lẫn giữa giáo dục và tuyên truyền. Đạo Khổng chỉ là cái nôi sẵn có từ thời phong kiến, mà thay vì đào thải dứt khoát ta lại dựa vào nó với nội dung có lợi cho việc tuyên truyền. Đây mới là nguyên nhân chính.
Vậy một nền giáo dục hiện đại theo ông phải như thế nào?
+ Giáo dục phải hoàn toàn khách quan và phải tôn trọng thói quen thảo luận, trao đổi, khuyến khích tinh thần tự nghiên cứu, khai phá của người học. Phải dứt khoát đoạn tuyệt với lề lối giáo dục áp đặt và nhồi nhét hiện nay. Vì vậy theo tôi, nên chăng cần cải tiến phương thức giảng dạy để làm sao có sự tham gia suy nghĩ, tự học của các đối tượng, tạo tinh thần dân chủ giữa thầy và trò để cho học sinh có thói quen bảo vệ ý kiến của mình trước đám đông. Phải đào tạo cho được những con người ngoài khả năng chuyên môn còn có khả năng sáng tạo, khả năng phản biện, khả năng giao tiếp, khả năng sinh hoạt nhóm…
Ngoài ra, phương thức giảng dạy phải sinh động và chân thực, không tuyên truyền một chiều mà phải khách quan, vô tư. Giáo dục chân chính là tạo điều kiện để tuổi trẻ có kiến thức chân thực, có tự do chọn lựa, có thông tin đa chiều…
“Đúc kết cuộc tranh luận: Một thành quả khoa học mới mẻ”
Một nền giáo dục đa chiều, khách quan và tính phản biện cao… là chúng ta phải chấp nhận thầy không phải lúc nào cũng đúng và trò có thể giỏi hơn thầy, thưa ông?
+ Đúng vậy, thầy không phải lúc nào cũng nói đúng. Và học trò hơn thầy là điều bình thường và còn là niềm vinh hạnh cho người thầy. Tôi có rất nhiều học trò mà mình đã hướng dẫn làm tiến sĩ như GS Géry de Saxcé, người Pháp. Đây là vị giáo sư, trưởng khoa Cơ học ĐH Lille, một nhà cơ học hàng đầu của nước Pháp ngày nay. Tôi còn nhớ ông này khi chuẩn bị luận văn tiến sĩ dưới sự hướng dẫn trực tiếp của tôi đã là một sinh viên có rất nhiều cá tính. Ông đã từng phản biện chặt chẽ những nội dung hướng dẫn của tôi, cãi nhau kịch liệt có khi đến gần khuya mới rời văn phòng nhưng luôn luôn trên tinh thần tôn trọng, hòa nhã. Kết quả là ngày hôm sau ông đến trình cho tôi bản đúc kết cuộc tranh luận: Một thành quả khoa học mới mẻ.
Đó là một trong số những học sinh đáng tự hào nhất của tôi. Ông này là đồng nghiệp giỏi, có sự nghiệp hơn tôi rất nhiều.
Theo giáo sư, học trò nói thầy sai thì có đi ngược lại với đạo thầy trò không?
+ Đó là việc rất bình thường trong nền giáo dục ở Tây Âu. Đạo trong giáo dục của họ là phải hoàn toàn khách quan và phải tôn trọng thói quen thảo luận, trao đổi, khuyến khích tinh thần tự nghiên cứu, khai phá của người học. Điều căn bản nhất là tôn trọng sự thật và bảo vệ chân lý khoa học. Bởi thế việc tranh luận, thậm chí học sinh có thể chứng minh nghiên cứu của mình đúng và khẳng định thầy sai một cách rất bình thường. Tôi còn nhớ cách đây chừng vài chục năm, khi đó tôi đi dạy toán cơ vừa giảng đến đâu viết đến đó. Ngày ấy chưa có máy phóng hình từ máy tính xách tay. Rồi bỗng nhiên có một em học sinh xin phát biểu trước lớp, nói: “Thầy ơi em thấy chỗ này có chỗ sai. Tôi giật mình và nhận ra đúng là mình có sai ở một chỗ. Sau đó tôi dùng phấn màu khác bôi lại toàn bộ chỗ sai và sửa lại từ đoạn đó. Tôi phải cảm ơn học trò vì nhờ thế mà tôi đã có buổi dạy thành công. Việc sai là rất bình thường, có thể xảy ra nên mình nhìn nhận thôi, chẳng có gì là xấu hổ.
Nhưng ở Việt Nam dường như chỉ có thầy cô mới được nhận định về học sinh, còn học sinh tuyệt nhiên với thầy cô thì chỉ có lễ phép và lắng nghe. Trong khi ở nhiều nước trên thế giới, học sinh được bỏ phiếu đánh giá giảng viên?
+ Đúng vậy, hằng năm trường sẽ phát cho sinh viên tài liệu, từ đó để sinh viên cho điểm, nhận xét về giảng viên trong trường. Sau khi tập hợp lại, nhà trường dùng các phiếu đó để chấm điểm trung bình cho các thầy cô. Từ đây sẽ có kết quả thầy tốt, được học sinh đánh giá rất cao. Có thầy khá và có thầy không được học sinh cho điểm cao. Điểm tín nhiệm này được phổ biến cho các thầy biết nhưng luật là không được đăng tải trên báo chí vì họ không muốn thanh danh của thầy bị ảnh hưởng. Với việc phổ biến này, các thầy nhìn lại mình để phấn đấu năm sau sao cho phiếu tín nhiệm của mình cao hơn. Nhờ thế rất nhiều giáo viên đã hoàn thiện mình hơn. Tuy nhiên, ngay cả phiếu tín nhiệm của sinh viên thấp không có nghĩa thầy bị sa thải, không ai bị sa thải mà chủ yếu để thầy cô nhìn lại nếu thấy đúng và sửa để tốt hơn.
GS Nguyễn Đăng Hưng trong một lần về thăm quê cha đất tổ.
Thậm chí ngay các chức danh trong trường
cũng được bỏ phiếu chứ không phải chỉ định. Cứ sau mỗi nhiệm kỳ, hội
đồng các giáo sư chính thức sẽ bầu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng… Hội
đồng gồm đại diện các giáo sư, giảng viên, công nhân viên và sinh viên
sẽ bầu ra hội đồng quản trị của trường, cơ quan quyền lực cao nhất do
hiệu trưởng làm chủ tịch. Tất cả từ dưới lên, bầu cử nghiêm túc, bỏ
phiếu kín để chọn ra lãnh đạo một cách rất dân chủ. Trong hội đồng quản
trị luôn có mặt một thành viên chính phủ tham gia với tư cách một thanh
tra, không tham gia quyết định nhưng có nhiệm vụ nói lên ý kiến của
chính phủ về những phán quyết hệ trọng, chẳng hạn về ngân sách hằng năm
của trường mà nhà nước bao cấp 90%. Ngoài ra quyền tự do học thuật tại
đại học là phải tuyệt đối tôn trọng. Sự bổ nhiệm các thành viên luôn dựa
theo sự chọn lựa của hội đồng chuyên gia quốc tế tham dự. Các giáo sư
và phó giáo sư có quyền soạn giáo trình riêng cho mình để giảng dạy môn
đó. Bộ Giáo dục chỉ ban bố chương trình khung cho từng ngành, áp dụng
cho tất cả các trường. Trường có quyền đề đạt các ngành mới, các môn dạy
mới nhưng phải tôn trọng khung thời gian tối thiểu cho phép.
Vậy có khi nào thầy sẵn sàng để học trò của mình trở thành người lãnh đạo trong chính ngôi trường của mình hay không?
+ Tại các nước phát triển thì điều đó rất thường xảy ra. Các chỗ đứng quyền lực như trưởng khoa, chủ nhiệm hội đồng thường được giao cho các giáo sư trẻ vừa được bổ nhiệm. Vì các bạn trẻ thường năng động, siêng đi họp. Các giáo sư cao cấp thường quan tâm đến nghiên cứu khoa học, không thích đứng ở những vị trí quyền lực, mất rất nhiều thời gian mà chẳng thêm được gì ngay cả tiền lương.
Xin cám ơn giáo sư.
Vậy có khi nào thầy sẵn sàng để học trò của mình trở thành người lãnh đạo trong chính ngôi trường của mình hay không?
+ Tại các nước phát triển thì điều đó rất thường xảy ra. Các chỗ đứng quyền lực như trưởng khoa, chủ nhiệm hội đồng thường được giao cho các giáo sư trẻ vừa được bổ nhiệm. Vì các bạn trẻ thường năng động, siêng đi họp. Các giáo sư cao cấp thường quan tâm đến nghiên cứu khoa học, không thích đứng ở những vị trí quyền lực, mất rất nhiều thời gian mà chẳng thêm được gì ngay cả tiền lương.
Xin cám ơn giáo sư.
|
YÊN TRANG thực hiện
Khi xem thầy là thánh nhân
Trả lờiXóaHọc sinh trở chỉ là cỗ máy
giống nhau từng đinh ốc và màu sơn !
Những cỗ máy đắt tiền như những chiếc Toyota hay Volkswagen hào nhoáng
một lỗi nhỏ bị thu hồi hàng loạt
Nếu con người như cỗ máy
Có mảy may lấy lại những sai lầm?
Tôi chưa đọc hết bài viết này , nhưng chỉ tiêu đề thôi tôi đã đồng ý rồi. "Thần tượng hóa lãnh tụ là một dân tộc không sáng tạo!" Có thể nói đó là một dân tộc nghèo theo nhiều nghĩa. Ai (nhóm) nào thực hiện việc đó là một sai lầm lớn nhất cho sự phát triển trường tồn của dân tộc mình. Chỉ có kẻ ngoại bang mới áp dụng chiêu bài này!!!!
Trả lờiXóachính lãnh tụ của đảng cũng tự đề cao mình tự suy tôn mình
Xóa