“Bổ nhiệm giáo sư là quyền của nhà trường!”
Tuổi trẻ
17/09/2015 12:14 GMT+7
TT - Sáng 16-9, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã có buổi gặp gỡ báo chí để thông tin thêm về việc nhà trường đang triển khai thực hiện bổ nhiệm giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS).
Trước đó ngày 16-9, Tuổi Trẻ đã phản ánh câu chuyện trên ở bài Trường công nhận giáo sư là phạm luật.
Theo đó, ông Bùi Mạnh Nhị, chánh văn phòng Hội đồng chức danh GS nhà nước, cho biết cách làm của Trường ĐH Tôn Đức Thắng - tự ý phong chức danh GS, PGS - là vi phạm pháp luật.
Theo quy định, việc công nhận chức danh GS phải được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ hội đồng cơ sở, hội đồng ngành và cuối cùng phải đến Hội đồng chức danh GS nhà nước mới quyết định ứng viên có đủ tiêu chuẩn được công nhận GS, PGS không” - ông Bùi Mạnh Nhị cho biết.
17/09/2015 12:14 GMT+7
TT - Sáng 16-9, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã có buổi gặp gỡ báo chí để thông tin thêm về việc nhà trường đang triển khai thực hiện bổ nhiệm giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS).
Trước đó ngày 16-9, Tuổi Trẻ đã phản ánh câu chuyện trên ở bài Trường công nhận giáo sư là phạm luật.
Theo đó, ông Bùi Mạnh Nhị, chánh văn phòng Hội đồng chức danh GS nhà nước, cho biết cách làm của Trường ĐH Tôn Đức Thắng - tự ý phong chức danh GS, PGS - là vi phạm pháp luật.
Theo quy định, việc công nhận chức danh GS phải được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, từ hội đồng cơ sở, hội đồng ngành và cuối cùng phải đến Hội đồng chức danh GS nhà nước mới quyết định ứng viên có đủ tiêu chuẩn được công nhận GS, PGS không” - ông Bùi Mạnh Nhị cho biết.
“Danh xưng GS, PGS trong nội bộ nhà trường là xưng hô bình thường. Trong quy định của chúng tôi, tất cả những người đã được Hội đồng chức danh GS nhà nước phong PGS, GS đều được nhà trường hoàn toàn công nhận. Vì vậy, sẽ tồn tại GS của Nhà nước phong và GS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng phong, nhưng không có sự phân biệt trong cách gọi
|
Ông Vũ An Ninh |
Trường đang thực hiện quyền tự chủ
Theo ông Vũ An Ninh - trưởng phòng tổ chức hành chính Trường ĐH Tôn Đức Thắng, việc bổ nhiệm chức vụ chuyên môn cho chuyên gia, nhà khoa học của trường được thực hiện dựa trên quyền tự chủ được cho thí điểm bởi quyết định 158 của Thủ tướng Chính phủ.
“Quy chế tự chủ của nhà trường được quy định theo quyết định 158 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó không quy định các hoạt động tự chủ của nhà trường phải xin ý kiến Bộ GD-ĐT. Tất cả hoạt động của nhà trường hiện nay đang thực hiện theo quy định thí điểm Thủ tướng cho phép” - ông Ninh khẳng định.
Trường phân chức vụ được bổ nhiệm trong nhà trường ra làm hai loại: chức vụ quản lý (ban giám hiệu, trưởng phòng - khoa, trưởng bộ môn) và chức vụ chuyên môn: tập sự giảng dạy, trợ giảng, giảng viên, GS trợ lý, PGS, GS (tập sự nghiên cứu, trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu viên, GS trợ lý nghiên cứu, PGS nghiên cứu, GS nghiên cứu, GS xuất sắc).
“Tất cả những chức vụ này đối với nhà trường là chức danh nội bộ bổ nhiệm, để làm chuyên môn chứ không phải bổ nhiệm học hàm. PGS, GS do Trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm không phải là PGS, GS theo nghĩa học hàm của Hội đồng chức danh GS nhà nước bổ nhiệm. PGS, GS của nhà trường được bổ nhiệm cũng sẽ có miễn nhiệm, không phải được bổ nhiệm vĩnh viễn. Khi không thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công thì sẽ bị xem xét miễn nhiệm. Có sự khác biệt rất lớn giữa PGS, GS của nhà trường với PGS, GS của Hội đồng chức danh GS nhà nước. PGS, GS của nhà trường bổ nhiệm gắn liền với công việc, nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với quốc tế. Đây không phải danh vị được tôn vinh” - ông Ninh nhấn mạnh.
Đại diện nhà trường cho biết thêm đối tượng bổ nhiệm PGS, GS là chuyên gia, nhà khoa học có học vị tiến sĩ trở lên, hợp đồng làm việc với trường 1 năm trở lên. Vì đối tượng này không phải là công chức, thực hiện nhiệm vụ và hưởng mọi chế độ đãi ngộ, thu nhập do nhà trường trả bằng nguồn thu của trường.
Do vậy việc bổ nhiệm, giao nhiệm vụ, cung cấp điều kiện làm việc tương xứng và trả thu nhập có giá trị trong nội bộ nhà trường là quyền của nhà trường. Mọi sự can thiệp vào việc bổ nhiệm nội bộ của trường là vi phạm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục ĐH, theo tinh thần nghị quyết 29 và quy định của Luật giáo dục ĐH.
“Chức vụ GS, PGS của nhà trường được nhà trường công nhận, còn các đơn vị khác, trường khác hoặc ai đó có công nhận hay không là tùy. Nhà trường không yêu cầu tất cả mọi tổ chức, xã hội, đơn vị khác công nhận” - ông Ninh nói.
Tự bổ nhiệm GS để hội nhập với quốc tế
Ông Ninh băn khoăn: Hội đồng chức danh GS nhà nước gọi người được phong là GS, nếu nhà trường không muốn dùng từ đó để khỏi trùng lắp thì gọi là gì để thể hiện chuyên môn? Đối với các trường ĐH quốc tế chỉ có PGS, GS của trường ĐH mà hầu như không có PGS, GS không thuộc một trường ĐH nào cả.
“Dùng một từ gì để chỉ chức vụ chuyên môn trong trường ĐH, chúng tôi không tìm ra được tên gọi nào khác. Để có thể hội nhập với quốc tế có lẽ chỉ có từ PGS, GS để chỉ chuyên môn là đúng nhất. Mục tiêu của nhà trường trong việc bổ nhiệm chức danh PGS, GS là để tạo sự phân công công việc rõ ràng, phát huy năng lực của từng người, và gắn trách nhiệm của người được bổ nhiệm để làm việc tốt hơn. Đây không phải là vinh danh, vinh dự mà là nhiệm vụ nặng nề. Chúng tôi không dám so sánh tiêu chuẩn bổ nhiệm GS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng khó hơn, cao hơn hay thấp hơn so với điều kiện của Hội đồng chức danh GS nhà nước, nhưng có thể khẳng định để được bổ nhiệm PGS, GS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là rất khó” - ông Ninh khẳng định.
Đồng thời, nhà trường cho rằng quy định bổ nhiệm PGS, GS của trường gắn liền với công việc khoa học, đòi hỏi cách đánh giá rất nghiêm túc, thông qua các công bố quốc tế, có bằng sáng chế quốc tế được bình duyệt chặt chẽ.
Quy trình xem xét bổ nhiệm thông qua hội đồng có chuyên gia uy tín của nhà trường và chuyên gia được mời từ bên ngoài. Việc xem xét bổ nhiệm được thực hiện công khai, không bỏ phiếu kín để loại bỏ những cá nhân trù ếm, bất đồng.
“Hiện nay chỉ có quy định bổ nhiệm PGS, GS thông qua Hội đồng chức danh GS nhà nước, nhưng chưa có quy định nào không cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng hay bất kỳ trường ĐH nào khác bổ nhiệm PGS, GS. Những gì luật không cấm thì chúng ta được phép làm. Vì vậy, việc làm của Trường ĐH Tôn Đức Thắng không phải là việc làm vi phạm pháp luật”- ông Ninh cho biết.
Theo ông Vũ An Ninh - trưởng phòng tổ chức hành chính Trường ĐH Tôn Đức Thắng, việc bổ nhiệm chức vụ chuyên môn cho chuyên gia, nhà khoa học của trường được thực hiện dựa trên quyền tự chủ được cho thí điểm bởi quyết định 158 của Thủ tướng Chính phủ.
“Quy chế tự chủ của nhà trường được quy định theo quyết định 158 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó không quy định các hoạt động tự chủ của nhà trường phải xin ý kiến Bộ GD-ĐT. Tất cả hoạt động của nhà trường hiện nay đang thực hiện theo quy định thí điểm Thủ tướng cho phép” - ông Ninh khẳng định.
Trường phân chức vụ được bổ nhiệm trong nhà trường ra làm hai loại: chức vụ quản lý (ban giám hiệu, trưởng phòng - khoa, trưởng bộ môn) và chức vụ chuyên môn: tập sự giảng dạy, trợ giảng, giảng viên, GS trợ lý, PGS, GS (tập sự nghiên cứu, trợ lý nghiên cứu, nghiên cứu viên, GS trợ lý nghiên cứu, PGS nghiên cứu, GS nghiên cứu, GS xuất sắc).
“Tất cả những chức vụ này đối với nhà trường là chức danh nội bộ bổ nhiệm, để làm chuyên môn chứ không phải bổ nhiệm học hàm. PGS, GS do Trường ĐH Tôn Đức Thắng bổ nhiệm không phải là PGS, GS theo nghĩa học hàm của Hội đồng chức danh GS nhà nước bổ nhiệm. PGS, GS của nhà trường được bổ nhiệm cũng sẽ có miễn nhiệm, không phải được bổ nhiệm vĩnh viễn. Khi không thực hiện đúng nhiệm vụ được phân công thì sẽ bị xem xét miễn nhiệm. Có sự khác biệt rất lớn giữa PGS, GS của nhà trường với PGS, GS của Hội đồng chức danh GS nhà nước. PGS, GS của nhà trường bổ nhiệm gắn liền với công việc, nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với quốc tế. Đây không phải danh vị được tôn vinh” - ông Ninh nhấn mạnh.
Đại diện nhà trường cho biết thêm đối tượng bổ nhiệm PGS, GS là chuyên gia, nhà khoa học có học vị tiến sĩ trở lên, hợp đồng làm việc với trường 1 năm trở lên. Vì đối tượng này không phải là công chức, thực hiện nhiệm vụ và hưởng mọi chế độ đãi ngộ, thu nhập do nhà trường trả bằng nguồn thu của trường.
Do vậy việc bổ nhiệm, giao nhiệm vụ, cung cấp điều kiện làm việc tương xứng và trả thu nhập có giá trị trong nội bộ nhà trường là quyền của nhà trường. Mọi sự can thiệp vào việc bổ nhiệm nội bộ của trường là vi phạm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục ĐH, theo tinh thần nghị quyết 29 và quy định của Luật giáo dục ĐH.
“Chức vụ GS, PGS của nhà trường được nhà trường công nhận, còn các đơn vị khác, trường khác hoặc ai đó có công nhận hay không là tùy. Nhà trường không yêu cầu tất cả mọi tổ chức, xã hội, đơn vị khác công nhận” - ông Ninh nói.
Tự bổ nhiệm GS để hội nhập với quốc tế
Ông Ninh băn khoăn: Hội đồng chức danh GS nhà nước gọi người được phong là GS, nếu nhà trường không muốn dùng từ đó để khỏi trùng lắp thì gọi là gì để thể hiện chuyên môn? Đối với các trường ĐH quốc tế chỉ có PGS, GS của trường ĐH mà hầu như không có PGS, GS không thuộc một trường ĐH nào cả.
“Dùng một từ gì để chỉ chức vụ chuyên môn trong trường ĐH, chúng tôi không tìm ra được tên gọi nào khác. Để có thể hội nhập với quốc tế có lẽ chỉ có từ PGS, GS để chỉ chuyên môn là đúng nhất. Mục tiêu của nhà trường trong việc bổ nhiệm chức danh PGS, GS là để tạo sự phân công công việc rõ ràng, phát huy năng lực của từng người, và gắn trách nhiệm của người được bổ nhiệm để làm việc tốt hơn. Đây không phải là vinh danh, vinh dự mà là nhiệm vụ nặng nề. Chúng tôi không dám so sánh tiêu chuẩn bổ nhiệm GS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng khó hơn, cao hơn hay thấp hơn so với điều kiện của Hội đồng chức danh GS nhà nước, nhưng có thể khẳng định để được bổ nhiệm PGS, GS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là rất khó” - ông Ninh khẳng định.
Đồng thời, nhà trường cho rằng quy định bổ nhiệm PGS, GS của trường gắn liền với công việc khoa học, đòi hỏi cách đánh giá rất nghiêm túc, thông qua các công bố quốc tế, có bằng sáng chế quốc tế được bình duyệt chặt chẽ.
Quy trình xem xét bổ nhiệm thông qua hội đồng có chuyên gia uy tín của nhà trường và chuyên gia được mời từ bên ngoài. Việc xem xét bổ nhiệm được thực hiện công khai, không bỏ phiếu kín để loại bỏ những cá nhân trù ếm, bất đồng.
“Hiện nay chỉ có quy định bổ nhiệm PGS, GS thông qua Hội đồng chức danh GS nhà nước, nhưng chưa có quy định nào không cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng hay bất kỳ trường ĐH nào khác bổ nhiệm PGS, GS. Những gì luật không cấm thì chúng ta được phép làm. Vì vậy, việc làm của Trường ĐH Tôn Đức Thắng không phải là việc làm vi phạm pháp luật”- ông Ninh cho biết.
.
Chỉ tồn tại chức vụ khi còn làm việc tại trường
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, trưởng khoa luật Trường ĐH Tôn Đức Thắng, cho rằng: “PGS, GS do Nhà nước phong là học hàm tồn tại suốt đời, còn chức vụ PGS, GS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng chỉ tồn tại khi chủ thể còn đang làm việc tại trường và gắn liền với chức vụ chuyên môn.
Học hàm PGS, GS của Nhà nước phong được hưởng các quyền lợi, hệ số lương do Nhà nước quy định. Còn chức vụ PGS, GS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng được giải quyết lương theo cơ chế tự chủ của nhà trường. Vì vậy, không thể so sánh quy chế học hàm chức danh GS của Hội đồng chức danh GS nhà nước với quy chế chức vụ của nhà trường”.
|
Chúng tôi muốn làm rõ!
Việc xét và bổ nhiệm chức vụ chuyên môn GS, PGS tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng là một hoạt động và quy định nội bộ, có giá trị bên trong nhà trường, để có cơ sở tính thu nhập, chế độ phục vụ, điều kiện làm việc và nhiệm vụ của người có chức vụ trên.
Khi chưa hiểu nội hàm nhà trường làm gì đã quy kết cách làm của trường vi phạm pháp luật là cực kỳ thiếu trách nhiệm. Chúng tôi sẽ có văn bản báo cáo cấp trên, Bộ GD-ĐT để đề nghị ông chánh văn phòng làm rõ xem Trường ĐH Tôn Đức Thắng vi phạm pháp luật gì?
Bởi chẳng có điều luật nào cấm trường bổ nhiệm và miễn nhiệm chức vụ chuyên môn bên trong nhà trường. Sau khi gửi văn bản báo cáo cấp trên, chúng tôi sẽ chờ ông Bùi Mạnh Nhị 30 ngày để xem lại và đính chính. Nếu không, chúng tôi sẽ khởi kiện việc này ra tòa và ông ấy sẽ có dịp trả lời trách nhiệm hơn tại tòa.
|
Trần Huỳnh
Sau khi Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư tự phong Lê Vinh Danh lại tiếp tục kiện Phó giáo sư Bùi Mạnh Nhị nữa đây. Lại có phim hay để xem.
Trả lờiXóaÔng Ninh nói: "...nhưng có thể khẳng định để được bổ nhiệm PGS, GS của Trường ĐH Tôn Đức Thắng là rất khó...'. Nhưng với thành tích khoa học như của ông Lê Vinh Danh sao lại được phong Giáo sư? Xem thành tích khoa học của ông giáo sư tự phong ở đây: http://www.tdt.edu.vn/index.php/gioi-thieu/ban-giam-hieu/173-thong-tin-giang-vien/ban-giam-hieu/707-ngut-ts-le-vinh-danh
Trả lờiXóa* Xin hỏi 1 chi tiết: chiếu theo tiêu chuẩn này, dù có giáo sư nhà nước hay giao sư của TĐT đều phải hướng dẫn 2 tiến sĩ bảo vệ thành công luận án (xem tiêu chuẩn của TĐT trên vietnamnet.vn công bố). Trong lý lịch của ông Lê Vinh Danh khai hướng dẫn 2 tiến sĩ: Nguyễn Đình Hòa, Huỳnh Tuấn Cường.
Xóa* Trong CV của ông Danh, ông Cường được ông Danh hướng dẫn chính từ 2012-2014, bảo vệ 2014, không ghi cơ sở đào tạo.
* Theo lý lịch của ông Cường (http://tdt.edu.vn/index.php/2013-10-28-04-24-59/tru-ng-tccn-ton-d-c-th-ng/865-huynh-tu-n-cu-ng), thì ông Cường vẫn chưa có học vị tiến sĩ, dù đã và đang học tiến sĩ ở nhiều trường khác nhau từ 2004 tới bây giờ.
* Như thế ông Danh đã khai không đúng, ông hướng dẫn không đủ 2 tiến sĩ, sao năm 2013 ông lại được phong giáo sư, hay là có gì nữa đằng sau mà tôi không rõ, xin các Đại giáo sư, Đại phó giáo sư chỉ giáo.
Hồ sơ phong giáo sư của ông Lê Vinh Danh có qua bình duyệt nghiêm túc, và được hội đồng xét duyệt gồm toàn những chuyên gia uy tín trong và ngoài trường không ông Ninh? Hay chi do hội đồng gồm toàn những người chẳng có năng lực gì đáng kể? Ông Ninh có dám công bố hồ sơ phong giáo sư cho ông Danh không?
Trả lờiXóaLê Vinh Danh có họ gần (Ủa, phải kiểm tra AND xem chớ gần nữa thì xui he) với Nghị viên Hoàng Hữu Phước, Thi nhân Hoàng Quang Thuận và Võ Sư Lương Ngọc Huỳnh …..
Trả lờiXóaÔng Lê Vinh Danh phong luôn một số Bộ trưởng, Vụ trưởng,. . . trong trường ông đi rồi lý luận đó là các Bộ trưởng, Vụ trưởng trường phong chứ không phải Bộ trưởng, Vụ trưởng Nhà nước phong như mọi nguời vẫn hiểu. Có điều nào cấm đâu, ông nhỉ?
Trả lờiXóaNhư vậy sẽ có Bộ trưởng, Vụ trưởng do trường phong và Bộ trưởng, Vụ trưởng do Nhà nước phong nhưng không có sự phân biệt trong cách gọi. Ông Danh nhỉ?
Ông LVD phong luôn quân hàm Đại tướng trong trường ông đi. Ai chất vấn thì ông cho Trưởng Phòng Tổ chức nhân sự nói “Danh xưng Đại tướng trong nội bộ nhà trường là xưng hô bình thường. Trong quy định của chúng tôi, tất cả những người đã được Nhà nước phong Đại tướng đều được nhà trường hoàn toàn công nhận. Vì vậy, sẽ tồn tại Đại tướng của Nhà nước phong và Đại tướng của Trường ĐH Tôn Đức Thắng phong, nhưng không có sự phân biệt trong cách gọi"
Trả lờiXóaLý luận như vậy thì hay quá. Có ai có lý luận khác không? Nếu không có thì là một “lỗ hổng” trong luật? Ở Mỹ không có một cái hội đồng cấp nhà nước nào để phong GS cả. Vậy mà GS họ vẫn danh tiếng. Mọi chuyện đều do nhà trường làm. Anh tốt nghiệp Tiến sĩ và được nhận vào trường, anh được “phong” là Assistant Professor (Trợ lý GS). “Phong” là nói theo kiểu VN mình nghe cho nó trịnh trọng. Đúng ra là được gọi. “Assistant Professor” vì anh đi dạy, cũng như người khác không vào trường mà đi làm công ty thì được gọi là Engineer (nếu anh thuộc kỹ thuật). Người kia cũng là PhD vậy. Ngoài đứng lớp và làm nghiên cứu, trong một khoảng thời gian nhất định, anh phải vào được biên chế, trở thành Associate Professor (PGS). Để được PGS, ngoài công trình anh xuất bản, anh phải được bầu, nghĩa là các giáo sư khác, cả trong khoa và ngoài khoa, bỏ phiếu cho anh. Rồi anh lại tiếp tục làm việc, phấn đấu để đạt được chức danh Professor (GS). Đã là GS, nhà trường rất khó thải anh, ngọai trừ anh làm chuyện “động trời”. Mục đích là để bảo vệ tính độc lập trong học thuật khỏi những ảnh hưởng ngoại lai, ví dụ như các xu hướng chính trị nhất thời. Khi anh bị thải ra ngoài, anh muốn gọi anh là GS thì kệ anh. Cái quan trọng đối với bạn là việc bạn nhìn anh ta như thế nào. Tôi không thấy ai làm ở các viện nghiên cứu ở Mỹ được gọi là GS cả, vì anh có dạy ai đâu mà gọi anh là giáo sư. Họ được gọi theo bằng cấp của họ là Tiến sĩ. Đối với VN dù làm việc quản lý vẫn cứ gọi là GS. Tâm lý VN mình là có một hội đồng nhà nước cho nó “chính danh”. Chúng ta đã quen cái tâm lý đợi chờ, dựa dẫm nhà nước. Không có nhà nước “chúc phúc” thì cho là không xong. Nhưng mà nhìn kìa, bao nhiêu cái hội đồng nhà nước mà nó phá tan cái nền giáo dục của VN rồi. Bạn có thể không thích ĐHTĐT. Nhưng việc họ làm mở ra một kỷ nguyên mới đấy. Nó thúc dục nhà nước phải trả lời các câu hỏi. Sự tự chủ của các trường đại học đến mức nào? Anh nói nâng cao tầm mức đại học nước nhà, vậy thì nó phải ra sao?
Trả lờiXóaGởi ông Lê Vinh Danh: Tôi hoan nghênh việc ông đi kiện ông Bùi Mạnh Nhị và những người phá đám những chuyện ông làm. Ông là hiệu trưởng một trường đại học, ông phong chức vụ GS / PGS cho nhân viên của ông, ngay cả việc ông phong ông gát cổng trường là GS cũng được, đó là chuyện nội bộ của trường, thế mà cũng có người ghen tức phản đối là sao?
Trả lờiXóaNgười bán vé số dạo có tiền mua túi xách hàng hiệu để dùng, một quan chức có tiền mua xe hơi mấy tỷ đồng chỉ để nhìn chơi thì đã sao? Thế mà cũng có người phê bình ông học tại chức, học trường dởm để có bằng tiến sĩ, rồi còn chạy chọt quà cáp để len lỏi lên chức hiệu trưởng. Có tiền thì ông mua bán chức quyền, có sao đâu! Cả hệ thống nó là như thế mà.
Chúc ông thành công trong vụ đưa ông Nhị ra toà. Ông nhớ đừng quên cái thủ tục "đầu tiên" với mấy bác ở toà án nhé.
HT ĐH TĐT nổi như cồn ! Cồn cũng mau bốc hơi lắm ! Chỉ sợ sau này NN lại tốn kém tiền của công sức tẩy rửa !
Trả lờiXóaCác GV vào cửa ĐH TĐT khoác cái áo PGS, GS lên bục giảng, hết giờ giảng dậy trả lại áo cho ĐH TĐT , nhưng lại in cái cạc vi dít mập mờ PGS, GS gì đó quên mất chữ ĐH TĐT ! Mấy cô gái nhẹ dạ coi chừng .
Cầu mong cho GS dỏm LVD kiện GS thật Bùi Mạnh Nhị để LVD biết trời cao đất dày ra sao hay ta là nhất. Đúng GS dỏm nên nhìn trời bằng vung, kiện GS Nguyễn Đăng Hưng thì còn được tòa xử có lợi vì Ông không phải người nhà nước, là đảng viên. Còn kiện GS Bùi Mạnh Nhị thì mới biết "ai thắng ai", nhưng chỉ mới dọa chứ chưa kiện. Mong sao 30 ngày chóng qua để GS dỏm LVD thành GS dỏm kiện LVD.
Trả lờiXóaCha lê vinh danh nhu trẻ con ấy. Đụng tí không vừa ý với ai là đòi kiện.
XóaChẳng khác nào một đuúa trẻ được nuông chiều đến hư hỏng. Hở tí là mít ướt mét mẹ, biết đến khi nào mới lớn được đây?
Hôm qua vào trường dạy, thấy vui như Tết! Đâu đâu cũng chỉ bàn chuyện GS, PGS. Các GS, PGS xịn (theo nghĩa “được Nhà nước công nhận”) phán “lếu láo, vớ vẩn!”, các GV tầm 40-50 gặp nhau là râm ran: “Chào GS ạ!” – “Không dám, GS đi thong thả!” (tóm lại là nhà trường chưa phong, nhưng họ đã tự phong cho nhau rồi). Các GV trẻ (dưới 40) thì không dám ho he gì vì sợ phạm huý “các bề trên”.
Trả lờiXóaBiết đâu đây lại là sự kiện có tính cách mạng ! Vì có thể tự phong GS thì cũng có thể tự phong các chức vụ khác , VD: chủ tịch , bí thư rồi là...Tổng bí thư cũng nên! Hi, hi...
Trả lờiXóaKiểu này dân Xã Hội Đen cũng sẽ phong nhau làm Giáo Sư hết. Đại khái " Giáo Sư Xã Hội Đen Có Văn Hoá".
Trả lờiXóaNgu Lắm Ông Vinh Danh ạ! ông không biết tên miền trong tin học à? ông không biết nếu có một trường đại học tôn đức Thắng bên canh trường ông có được không? Trong nhà ông tên ông, cha, con và các cháu ông đều có tên giống hệt nhau được không? Cái chính là ông phải có cái tên khác GS, PGS đi Ví dụ: Tiểu giáo sư (TGS) Trung giáo sư, đại giáo sư chẳng hạn!
Trả lờiXóauyen_hanoi
Khi lọt lòng , ông ta đã mang cái tên là VINH DANH . Vì vậy khi lớn lên và bây giờ, ông ta phải thực hiên những việc làm cho " xứng " với ái tên ấy chứ. Chỉ có điều , nên lót thêm chữ TỰ đứng trước chữ VINH là hoàn hảo và đúng với bản chất của ông ta nhất : LÊ TỰ VINH DANH .
Trả lờiXóaCăn bệnh tự sướng chắc không phải chỉ ở trường ĐH Tôn đức Thắng .
Trả lờiXóaTự nghĩ đã tốt đã giỏi nên tự phong , rồi xin , rồi cho danh hiệu ..... tràn lan toàn hệ thống . Ra đường ra ngõ là gặp : anh hùng , giáo sư , nhiều tướng tá . Vậy có phải là tham nhũng không hả các vị ?
Tốn nhiều tiền quá , đất nước càng nghèo , nợ nần chồng chất .
Chỉ chết dân thôi .
Tội nghiệp Bác Tôn . Đề nghị đổi tên là TĐH Lê Vinh Danh . Không được lấy tên danh nhân để làm những việc xúc phạm . Không được để những kẻ hoạt đầu lợi dụng tên Bác Tôn !
Trả lờiXóaĐúng là thời cực kì nhiễu nhương, quỉ vương ra đời . Những kẻ ăn tục nóí phép tự phong thần thánh làm loạn kỉ cương XH, coi thường phép nước !
tôi nhận thấy ông Lê Vinh Danh băt bẻ Bùi Mạnh Nhị là có lý, đúng luật. Tôi từng thấy có những GS, PGS do Hội đồng nhà nước phong cũng chẳng ra gì.Dốt đặc!
Trả lờiXóaVậy thì phải có quy định chế tài hay thu hồi lại học hàm của những vị học giả này chứ không thể vịnh vào đó để đẻ ra những thứ ngoại lai và lố bịch hơn như siêu phẩm tự phong của lê vinh danh.
Xóa"Hiện nay... chưa có quy định nào không cho Trường ĐH Tôn Đức Thắng hay bất kỳ trường ĐH nào khác bổ nhiệm Tổng bí thư trường, Thủ tướng trường... những gì luật không cấm thì chúng ta được phép làm. Vì vậy, việc làm của Trường ĐH Tôn Đức Thắng không phải là việc làm vi phạm pháp luật. Sắp tới đây chúng tôi sẽ xem xét việc phong các chức danh đó, cũng như nhiều chức danh khác như Tổng giám đốc nhà gửi xe, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ký túc xá, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học trường, Tổng giám đốc Đài truyền thanh trường, ...”- ông Ninh cho biết thêm.
Trả lờiXóa“Bởi chẳng có điều luật nào cấm trường bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức vụ bên trong nhà trường. Chúng tôi sẽ khởi kiện bất kỳ ai đàm tiếu về việc này ra tòa và những người đó sẽ có dịp trả lời trách nhiệm hơn tại tòa. Không thể để tình trạng ai muốn nói gì thì nói đối với trường đại học Tôn Đức Thắng” – Ông Lê Vinh Danh khẳng định.
Chúng ta đã quan trọng hóa từ GIÁO SƯ ,nghĩ nôm na giáo sư là thầy giáo dạy học.Ở miền nam trước năm 1975 những thầy giáo dạy 2 cấp trung học đều được gọi là giáo sư
Trả lờiXóaHoàn toàn chính xác! Cũng như vũ sư là thầy giáo dạy nhảy múa, võ sư là thầy giáo dạy võ thuật, giáo sư đơn thuần chỉ là thầy giáo dạy kiến thức, vì thế cái chức danh “giáo sư” cũng bình thường thôi, chả có gì là ghê gớm, gọi các cô dạy mầm non hoặc tiểu học là “giáo sư” cũng không có gì sai (các cô này còn xứng đáng được gọi là “giáo sư” gấp vạn lần các vị chẳng bao giờ đứng lớp).
XóaTôi đề nghị một cách phân biệt rạch ròi khiến ai cũng hài lòng: GS và PGS do Hội đồng chức danh Nhà nước phong thì gọi là GS, PGS (in đậm), GS và PGS do Trường ĐH phong thì gọi là GS, PGS (in nhạt), giáo viên phổ thông trong biên chế chính thức gọi là gs (giáo sư thường), giáo viên phổ thông đang tập sự gọi là pgs (phó giáo sư thường).
Ôi giào... Ngoài xã hội, cứ ai hoi hói là tự nhiên được người khác gọi là "Giáo Sư" hết! Nghe vậy, các ông hói mặt cứ đờ đẫn hẳn ra, hưởng niềm vui sướng...
Trả lờiXóaỦng hộ Giáo sư tài ba Lê Vinh Danh đi kiện. Những dự báo về việc GS LVD sẽ kiện những người sau:
Trả lờiXóa1. Năm 2015, ông kiện GS Nguyễn Đăng Hưng vì không mua được cho đại học TDT một Tạp chí khoa học uy tín (Bởi vì đại học TDT không có những nhà khoa học tài năng đến làm việc thì làm gì có nghiên cứu. Tốt nhất là mua. GS Nguyễn Đăng Hưng có tội là không mua được theo ý LVD).
2. Năm 2015, LVD sẽ kiện Bùi Mạnh Nhị. Ông Nhị trước làm Vụ trưởng tổ chức Bộ GD-DT, nay hết rồi, nhưng lại dám cản trở ông Lê Vinh Danh tự bổ nhiệm Giáo sư cho mình. Kiện vì dám cản trở việc phong Giáo sư của LVD.
3. Năm 2016 sẽ kiện GS Nguyễn Văn Tuấn vì nhận lương mà lại không có thêm công bố nào nữa làm cho ĐH TDT mất uy tín. Những công bố của ĐH TDT là do những nhân vật bên ngoài, và thỉnh giảng.
4. Năm 2016 sẽ kiện ông Phạm Vũ Luận, khi ấy ông Luận không còn Bộ trưởng. Kiện vì ông Luận dám cản trở GS LVD.
5. Năm 2017 sẽ kiện ông Đặng Ngọc Tùng, (Chủ tịch Tổng LD Lao động VN) vì ông này, khi ấy không còn Chủ tịch nữa, không bảo vệ được việc phong GS của ông LVD.
Ông LVD sẽ kiện, kiện hết tất cả những ai dám cản trở các cơ hội háo danh của Lê Vinh Danh.
Thời Bá Kiến, anh Chí phèo đòi chửi cả làng Vũ Đại.
Thời cộng sản, anh Lê Vinh Danh kiện tất cả những ai dám cản trở anh có nhiều "Danh" hơn.
Hoan hô: CHÍ HÈO = LÊ VINH DANH.
Năm 2015 LVD sẽ kiện PTT VĐĐ vì đã không bảo vệ nổi cho LVD hiện thực hóa khát khao tự phong giáo sư của mình.
XóaThêm một chút nữa nha (vi.wikipedia.org/wiki/Lê_Vinh_Danh):
Trả lờiXóaÔng (LVD) hiện đang là thành viên cũng những tổ chức khoa học sau (9 tổ chức lớn), trong đó có:
3.Thành viên Viện hàn lâm khoa học xã hội và chính trị Hoa Kỳ (AAPSS) từ năm 2005;
4.Thành viên Hiệp hội kinh tế Hoa Kỳ (AEA: American Economic Association) từ năm 2005.
6.Thành viên Hiệp hội quản trị tài chính quốc tế (FMA),Hoa Kỳ, từ tháng 10 năm 2010.Ủy viên Hội
9. đồng khoa học Viện nghiên cứu phương Đông và tiềm năng con người.
Móa ơi, vậy là GS Lê Vinh Danh còn ghi thiếu cho mình hàm "Viện sỹ", mà Viện sỹ Mỹ quốc chính cống nha..
Ai giúp kiểm tra vị thế các tổ chức này lớn đến đâu? Nhưng riêng 2 tổ chức "khoa học" là "Viện hàn lâm khoa học xã hội và chính trị Hoa Kỳ (AAPSS)" và "Viện nghiên cứu phương Đông và tiềm năng con người" thì khá... "nổi tiếng" rồi và nhiều người đã đã viết về