Đua nhau dựng tượng đài
Người lao động
Người lao động
06/08/2015 21:52
Việc đua làm tượng đài na ná nhau, tỉnh làm sau to hơn tỉnh làm trước được hiểu như hệ lụy của lối tư duy thi đua, bệnh thành tích…
Thống kê của Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT- DL) cho thấy hiện cả nước có 360 công trình tượng đài. Số lượng tượng đài có thể sẽ tăng lên nhiều trong thời gian tới bởi các địa phương đang đua nhau xin làm.
Phải to mới chịu!
Trước khi HĐND tỉnh Sơn La thông qua nghị quyết xây tượng đài “Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc” gắn với các công trình khác ngốn vốn đầu tư 1.400 tỉ đồng, nhiều địa phương khác như Quảng Nam, Bạc Liêu, Tuyên Quang, Điện Biên… cũng xây những tượng đài trăm tỉ, chục tỉ đồng. Tại hội thảo về quy hoạch tượng đài được Bộ VH-TT-DL tổ chức mới đây, chỉ riêng tượng đài Bác Hồ, ít nhất có thêm 58 đề xuất xin dựng trong thời gian tới.
Nhận xét về xu hướng thích hoành tráng, một đại diện Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng đó là hội chứng của bệnh thành tích. Ở một số tỉnh nghèo, miền núi xa xôi, dù cuộc sống người dân còn khó khăn nhưng cũng đòi to, hoành tráng như thành phố lớn, cho rằng nghèo mà làm được to mới có giá trị. Nó giống như xây nhà, nhà sau cao hơn nhà trước một ít mới chịu.
Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ Bắc Sơn (Hà Nội) tuy không hoành tráng
nhưng vẫn được đánh giá tốt Ảnh: NGUYỄN HOÀNG
Từ thực tiễn xây dựng tượng đài ở Việt Nam, PGS-TS Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, nhận xét: “Tôi đi nhiều nước châu Âu, Mỹ và các nước lân cận thì thấy tượng vĩ nhân họ làm nhỏ thôi. Quan trọng nhất là không gian kết nối. Còn chúng ta nghĩ vĩ nhân thì tượng phải lớn”. PGS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, nhận xét: “Tượng đài ở các nước luôn đem đến những cảm xúc, gợi mở sự lắng đọng, suy tư. Với tượng đài ở Việt Nam, hầu hết đều là những khối lớn, hoành tráng nhưng rất ít hồn”.
To và tốn chưa hẳn tốt
Thời gian qua, không ít công trình tượng đài quy mô lớn, đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng sau khi đưa vào sử dụng thì xuống cấp, hư hỏng, gây phản ứng trong dư luận. Tháng 5-2015, tượng đài 25 tỉ đồng ở Đông Triều, Quảng Ninh bị sét đánh vỡ chóp sau khi khánh thành 10 tháng, chưa được khắc phục. Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ trị giá 411 tỉ đồng ở Quảng Nam, chỉ sau hơn 1 tuần khánh thành đã bong tróc gạch lát nền. Tượng đài Chiến thắng Điện Biên khánh thành chưa lâu đã bị nứt, lún sụt… hư hỏng, thậm chí những người thiết kế, thi công tượng đài này đã phải ra tòa vì công trình bị rút ruột, chất lượng kém.
Tượng Mẹ Việt Nam Anh hùng tại tỉnh Quảng Nam bị cho là
chất lượng chưa tương xứng với kinh phí 411 tỷ đồng
Có lẽ công trình Đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ tại đường Bắc Sơn (Hà Nội) của KTS Lê Hiệp là một trong những ngoại lệ làm tượng đô thị tuy không hoành tráng nhưng vẫn thành công. Năm 1992, TP Hà Nội đã mở một cuộc thi thiết kế đài liệt sĩ Bắc Sơn, phương án của KTS Lê Hiệp dù xếp thứ hai nhưng vẫn được Thủ tướng Võ Văn Kiệt chọn. KTS Lê Hiệp chia sẻ công trình của ông rất giản dị nhưng được người dân ủng hộ vì có tính giá trị nghệ thuật cao, thể hiện được ý nghĩa tri ân, tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ. Cũng theo KTS Lê Hiệp, dù được Thủ tướng Võ Văn Kiệt chọn nhưng ngay cả khi hoàn thành, công trình vẫn vấp phải những luồng dư luận trái chiều. Nhiều người bóng gió gọi bằng những cái tên mỉa mai như lô-cốt, cái ghế đẩu…
Do bệnh thành tích
KTS Thân Hồng Linh, Công ty Tư vấn Xây dựng dân dụng Việt Nam (Bộ Xây dựng), cho rằng các đồ án kiến trúc quy hoạch luôn luôn phải giải quyết, thiết lập các không gian kiến trúc dành cho quảng trường, cây xanh công viên nhưng không vì thế mà coi tượng đài và quảng trường là yếu tố không thể thiếu của quy hoạch kiến trúc đô thị. Việc các tỉnh đua làm tượng đài na ná nhau, tỉnh làm sau to hơn tỉnh làm trước được hiểu như hệ lụy của lối tư duy thi đua, bệnh thành tích của một số vị lãnh đạo địa phương. Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh và Triển lãm, đánh giá việc đem đánh đồng giá trị của tượng đài, công trình với quy mô là suy nghĩ rất sơ đẳng.
Tượng Hồ Chí Minh ở TP Cần Thơ
Tượng Hồ Chí Minh ở sảnh bên trong Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội)
Tượng Hồ Chí Minh ở TP Vinh - Nghệ An
Cũng theo ông Vi Kiến Thành, các công trình mỹ thuật công cộng, trong đó có tượng đài phục vụ đời sống nhân dân, chưa bao giờ là nhu cầu đặt hàng của ngành mỹ thuật. Tất cả các yêu cầu đó đều xuất phát từ địa phương, tức là khi địa phương có nhu cầu thì ngành mỹ thuật tham gia để thực hiện về mặt chuyên môn cho các công trình. “Tuy nhiên, có những việc mà không phải giới chuyên môn, giới mỹ thuật, giới kiến trúc có thể quyết định được hình thức nghệ thuật của tác phẩm mà còn nhiều yếu tố khác” - ông Thành nói.
Theo quy định, tham gia hội đồng mỹ thuật để thẩm định các đề án xây dựng tượng đài phải là những họa sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư có uy tín, chuyên môn cao theo tỉ lệ: 2/3 là các nhà chuyên môn mỹ thuật, 1/3 là các nhà quản lý. Tuy nhiên, quy định này hầu như đã bị phớt lờ bởi tại nhiều địa phương, phần đông thành viên trong hội đồng lại là đại diện các sở như: Tài chính, Kế hoạch và Ðầu tư, Giao thông Vận tải... Theo KTS Lê Hiệp, với những thành viên ngoài chuyên môn như thế, khó tránh khỏi những điều không hay, phức tạp khi thiết kế, xây dựng công trình tượng đài mà ở đó, sự hoành tráng lấn át giá trị nhân văn của công trình.
.
Biểu hiện của tư tưởng nhiệm kỳ
Ông Vi Kiến Thành cho rằng xu hướng của khá nhiều người trong xã hội hiện nay là thích to, thích lập kỷ lục, hoành tráng. Thậm chí, đó là biểu hiện của tư tưởng nhiệm kỳ, các vị lãnh đạo luôn muốn làm một công trình hoành tráng để đời, để nhân dân có thể ghi nhớ nhiệm kỳ đó đã xây dựng được một tượng đài to lớn...
Yến Anh
Các vị lãnh đạo làm ơn dừng tay xây tượng Bác Hồ. Bác chẳng dạy vậy đâu, để tiền làm điện-đường-trường-trạm, bệnh viện cho dân nhờ.
Trả lờiXóaHồi sinh thời ông HCM là người cần kiệm liêm chính nhưng khi chết ông là người hoang phí xa xỉ nhất thế giới (lăng tẩm to, vị trị vàng, đội quân thương trực bảo vệ, đọi ngũ chuyên gia bảo quản duy trì cái xác ướp .v.v.)
Trả lờiXóaChết rồi mà còn làm nghèo đất nước.
XóaXã em là Xã Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân, và quan trọng xã em có rất nhiều sự kiện về lịch sử nên mặc dù nhiều nhà dân cơm thì có ăn rồi nhưng còn cận...cảnh "màn trời chiếu đất" nhưng lãnh đạo vẫn quyết tâm tới đây sẽ xin kinh phí xây một số tượng đài. Em mừng quá!!! Vì xã em cũng như nhiều nơi khác người ta quen sống bằng niềm tin và đi trên mây rồi! Có lẽ chỉ cần hằng ngày đi qua các tượng đài đã có thể thay vì các thứ vật chất khác. Đúng lafL "Đất nước tôi có thế thôi, chơi được thì chơi không chơi được thì thôi"!!!
Trả lờiXóaTôi xin được hỏi Thủ tướng CP và Bộ Chính trị CHXHCN Việt Nam:
Trả lờiXóa- Các nước giàu có như Mỹ. Anh. Nhật. Pháp, nhưng các lãnh tụ tối cao của họ đâu có được xây tượng đài nhiều như cụ Hồ ở Việt Nam. Nói gần ta nhất là Trung Quốc với hơn 1 tỷ 400 triệu người, đương nhiên là họ giàu hơn ta rất nhiều...Nhưng tượng đài Mao Chủ tịch cũng không có nhiều như tượng Hồ Chủ tịch ở Việt Nam.
Rồi ở Nga cái nôi của CM tháng 10, nơi ông Lê nin là người khai sinh ra CN cộng sản, cũng chỉ duy nhất có 1 bức tượng Lê nin và cũng đã bị nhân dân Liên Xô kéo đổ…
Trong khi VN đang phải đi "ăn đong" từng bữa, nguồn vốn cho phát triển Kinh tế Xã hội còn rất thiếu tại sao không tập trung cho kinh doanh sản xuất mà lại đầu tư quá nhiều cho xây lăng mộ nhà tưởng niệm nhà bảo tàng và đặc biệt là xây tượng đài quá nhiều như vậy?
Tôi rất tâm đắc với commen một độc giả ở Tễu Blog "Chỉ vì muốn lấy một cái vỏ bao xi măng mà người ta đổ cả bao xi măng xuống sông"...Thật ngu xuẩn và lãng phí,
Cả thế giới phải sửng sốt về việc Sơn La xây tượng đài Hồ Chí Minh với 1400 tỷ đồng...Tại sao CP lại hào phóng với Sơn La như thế.?
- Sáng nay 07/8/2015 trương trình thời sự 6h00 VTV có đưa tin 2 sự kiện nổi bật của Việt Nam năm 2015 là Đại tu cầu Long Biên hơn trăm tuổi với giá 300 nghìn tỷ đồng và thứ 2 là xây tượng đài Bác Hồ ở Sơn La có giá 140 nghìn tỷ đồng…Nghe mà thấy choáng…300 nghìn tỷ để đại tu cầu Long Biên còn có ý nghĩa., chi 1400 tỷ xây tượng Bác Hồ quá lãng phí và vô lý.
- Trong khi một đoạn đường Trường Trinh ở Hà Nội cần vài chục tỷ để giải toả nút thắt cổ chai thường xuyên gây ách tắc giao thông hàng chục năm nay vẫn không có kinh phí để thi công ? và nhiều công trình đang xây dựng phải bỏ dở dang vì thiếu vốn...
Các vị có thấy không? Hãy trả lời công luận và nhân dân.
Tôi khẳng định một câu chắc nịch là : Các đ/c Lãnh đạo UBND & HĐND Sơn La chỉ yêu những hình ảnh Bác Hồ ở phía trên có ghi dòng chữ:
Trả lờiXóaCộng Hoà Xã Hội chủ nghĩa
VIỆT NAM
- Phia mặt bên kia là dòng chữ;
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Được in trên tờ Polime...Thức tế thì họ chẳng yêu gì Bác Hồ cả vì Bác dạy họ đâu có nghe lời Bác. Họ học tập tấm gương Bác mãi mà đâu có nhớ được gì.gifBacs nói dạy 1 đường họ làm một nẻo và toàn là đi ngược lại nguyên vọng của Bác đã ghi trong di chúc.
các ông cứ xây trường xây bệnh viện vẫn có ăn lại thiết thực dân lại biết ơn
Trả lờiXóaNgười Dân phải lên rừng sâu kiếm quí kim vàng bạc, gỗ quí cho QC xây nhà, lặn xuống biển sâu mò châu, bắt tôm hùm cho các QC nhậu, thế mà còn phải kiếm sống bằng đi mua từng ve chai nhựa bỏ đi, từng lon bia, lon nước ngọt các QC uống thải ra, nhặt từng món đồ bỏ, mà nào được nhặt không , cũng phải trả tiền cả đấy. Mấy đồng cũng bị giằng lên giằng xuống . Còn các QC ăn mát ăn bát vàng . Ngày nay QC là con cháu các cụ cả , chỉ cần là hạt giống ngay từ trong bụng mẹ, sau này chắc chắn lớn lên sẽ có địa vị cao. Thật còn hơn các hoàng tử công chúa thời PK . Đ và NN lấy tiền thuế của Dân để chăm lo cho GC LĐ tương lai . Thế mà ngồi trên địa vị cao , các QC này không lo cách làm cho Dân bớt khổ , mà lại lo bàn việc làm sao kiếm chác, vơ vét của Dân đen nữa . Thật là tàn nhẫn và thô bỉ ! Vơ vét, đục khoét bằng bộ mặt giả ơn giả nghĩa , tri ân cụ Hồ ! Chắc đó không phải bài học Cụ dậy !
Trả lờiXóa