Phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT
sao lại ồn ào đến thế?
Tiền Phong
21:00 ngày 14 tháng 07 năm 2015
Mùa phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT năm nào cũng không tránh khỏi ồn ào, lời qua tiếng lại của chính những người trong cuộc và công chúng. Nhưng với những bất cập đang tồn tại thì quả thật là "không ý kiến mới lạ"!
sao lại ồn ào đến thế?
Tiền Phong
21:00 ngày 14 tháng 07 năm 2015
Mùa phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT năm nào cũng không tránh khỏi ồn ào, lời qua tiếng lại của chính những người trong cuộc và công chúng. Nhưng với những bất cập đang tồn tại thì quả thật là "không ý kiến mới lạ"!
Lấy tiêu chí gì để đo đếm danh hiệu NSND?
Năm 2015, theo danh sách công bố của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có đến 158 nghệ sĩ được đề nghị phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT và dư luận lại được dịp dậy sóng bởi người đậu người trượt với bao bình luận, so tính.Điểm qua những nghệ sĩ được công chúng yêu thích, ủng hộ nhiệt tình nhưng vẫn bị đánh "trượt" như: nghệ sĩ hài Văn Hiệp, NSƯT Chí Trung, NSƯT Minh Hằng... lý do được đưa ra là không đủ số huy chương và không đạt được đủ phần trăm phiếu bầu của hội đồng xét tặng hoặc như trường hợp của NSƯT Chí Trung đã có số huy chương đủ tiêu chí nhưng bị cho là không khai trong hồ sơ!
NSƯT Chí Trung vừa "trượt" khỏi danh sách phong tặng NSND.
Tuy nhiên, nếu chiếu theo điều kiện này thì nghệ sĩ hài Hoài Linh chắc sẽ thuộc "trường hợp đặc biệt" bởi việc đề nghị xét duyệt danh hiệu NSƯT cho Hoài Linh rõ ràng không dựa trên tiêu chí số huy chương đạt được trong các kỳ liên hoan, hội diễn do Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức dù không thể phủ nhận đây nghệ sĩ hài nhận được rất nhiều sự yêu mến của khán giả trong cả nước và hoàn toàn xứng đáng.
Vậy lấy gì để cân đong đo đếm về thành tựu cống hiến nghệ thuật cũng như đảm bảo công bằng cho cả "rừng" nghệ sĩ? Cách xác định cơ học bằng thời gian hoạt động nghề nghiệp hay những giải thưởng, huy chương có thể linh động cho những trường hợp đặc biệt không?
Nghệ sĩ Hoài Linh là trường hợp đặc biệt được xét NSƯT.
Nếu so sánh một diễn viên miệt mài tập luyện, tham gia các kỳ liên hoan, hội diễn, rinh nhiều thành tích mà công chúng lại chẳng biết họ là ai với một nghệ sĩ đã "sống" trong lòng công chúng bằng những dấu ấn, cá tính nghệ thuật mà không đủ huy chương thì nên chọn ai?
Qua tìm hiểu mới biết, nào là người được phong phải được 90% thành viên Hội đồng bỏ phiếu thông qua (khác với những lần trước là 75%), nào bắt buộc phải có số huy chương chưa kể còn xét đến các thành phần hỗ trợ cho sáng tạo như: ánh sáng, âm thanh, phục trang… điều ít ai để ý.
Điều kiện khắt khe đến vậy mà so với trước kia, số lượng nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu ngày càng "đếm không xuể". Kể cũng lạ!
Xét ở khía cạnh nào đó, giải thưởng cũng là một cơ sở để chứng minh tài năng của người nghệ sĩ nhưng rõ ràng không thể lấy đó là yếu tố quyết định, khẳng định vị thế nghệ thuật của họ được. Tài năng của người nghệ sĩ còn phải được đo bằng những tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ trong lòng công chúng. Nếu bỏ qua thước đo này, có khi phải đổi tên cả danh hiệu!
Danh hiệu NSND thì cần "sống" trong lòng nhân dân
Có lẽ, trong mùa phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT năm nay, ồn ào hơn cả là trường hợp của NSƯT Tự Long lọt vào danh sách phong tặng danh hiệu NSND. Vẫn biết, Tự Long là gương mặt hài quen thuộc với khán giả nhưng nếu chỉ có vậy mà thành NSND thì e đơn giản quá!
Trả lời về những thắc mắc, băn khoăn cứ "đến hẹn lại lên", NSND Lê Tiến Thọ (Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, đồng thời là Ủy viên của Hội đồng xét tặng chuyên ngành cấp Nhà nước) đã chẳng ngần ngại khẳng định ngay "Không ý kiến mới lạ” đồng thời giải thích thêm về trường hợp của Tự Long: "Thời gian vừa qua, nghệ sĩ này đã đạt nhiều trong các hội thi và được xét NSND không phải ở vị trí nghệ sĩ hài mà là nghệ sĩ chèo".
Biết vậy, nhưng thử hỏi, trong lòng công chúng vẫn biết đến Tự Long qua những vai diễn hài tương đương như Xuân Bắc, Công Lý... mấy ai nhớ nổi vai diễn Chu Văn An hay một số vai nhân vật lịch sử đã giúp Tự Long giành huy chương để cho "đẹp" hồ sơ?
Phía sau những ồn ào, tranh luận không ngớt về việc phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT... vẫn còn có những "nốt lặng" khiến công chúng không khỏi suy ngẫm. Như trường hợp của nghệ sĩ Út Bạch Lan - người được mệnh danh là danh ca lẫy lừng của cải lương.
Nghệ sĩ Út Bạch Lan không màng danh hiệu.
Bà bộc bạch: "Tôi không nghĩ đến chuyện đi xin hay được mất danh hiệu mà chỉ vui khi tên tuổi mình còn sống trong lòng công chúng. Khán giả hay giới chuyên môn trao cho tôi danh hiệu nào, tôi sẽ nhận danh hiệu đó. Hàng chục năm đứng trên sân khấu, tôi thích nhất được khán giả gọi với cái tên "sầu nữ" chứ không phải là danh hiệu nào khác".
NSƯT Thanh Ngoan cũng tâm sự: "Nhiều người bảo rằng sao tôi không dành thời gian để tham gia các hội diễn mà giành huy chương vàng, huy chương bạc. Nhưng tôi nghĩ việc giành huy chương này hay giải thưởng kia không quan trọng. Nếu chưa được Nhà nước tôn vinh mà công chúng đã phong tặng danh hiệu nào đó vì sự yêu mến thì chúng tôi đã quá hạnh phúc rồi. Đó chẳng phải nghệ sĩ nhân dân sao?".
Thiết nghĩ, đối với người nghệ sĩ còn gì vinh dự và hạnh phúc hơn khi những cống hiến, hi sinh cho nghệ thuật được Nhà nước và công chúng ghi nhận. Đó là một phần động lực giúp họ lao động hết mình để tiếp tục cống hiến tài năng cho khán giả. Nhưng điều quan trọng hơn với mỗi nghệ sĩ chân chính có lẽ là sự mến mộ của công chúng, là danh hiệu nghệ sĩ trong lòng dân bởi "trăm năm bia đá cũng mòn"...
Theo Gia Đình & Xã Hội
Ai ngậm được một miếng thì im lặng,làm thinh,còn ai chưa được thì ồn ào như đám vịt...Thật đúng là chán cho " NGHỆ SĨ "....
Trả lờiXóaGiấy tờ nằm trên giấy tờ, Huy chương nằm trên huy chương ! Những người nghệ sĩ chân chính mấy ai khi vào nghề nghĩ rằng cuộc đời nghê sĩ của mình chỉ nhắm tới cái huy chương, cái danh hiệu mà đem hết mình ra cống hiến . Chắc chắn họ không phải là những người học trò cố học để đi thi lấy bằng CN, Th S, Tiến sĩ . Họ là những nghệ sĩ . Những nghệ sĩ như Ut Bạch Lan, Lê Minh Vương là những nghệ sĩ thiên bẩm, không xuất thân từ trường lớp chính qui. Họ xuất phát từ trong lòng ND và , từ tài năng thiên phú và chỉ phục vụ cho công chúng , cho ND và ngược lại ND yêu mến họ . Càng yêu mến nhiều, địa vị của họ càng cao trong lòng ND . Huy chương của người bộ độ là do chiến công . Huy chương người nghệ sĩ là do chỗ đứng của họ trong lòng công chúng , trong lòng người hâm mộ .
Trả lờiXóaUi, toàn là thói háo danh cả thôi. Người nghệ sĩ tài hoa và có cống hiến đích thực thì "huy chương" của họ gắn vào trái tim công chúng rồi, cần gì phải rùng beng mỗi khi nói đến xét tặng. Khổ thế đấy!!!
Trả lờiXóaNghệ sỹ nhân dân đúng ra phải do dân bình chọn và phong tặng danh hiệu cao quý này...Còn những người suốt ngày ngồi trong 4 bức tường có điều hoà không khí bình chon thì làm sao chính xác và công bằng được?. Họ căn cứ theo các tiêu chuẩn quy định của nhà nước gồm: (bằng cấp, học vị, huân huy chương) thì ồn ào là đúng thôi.
Trả lờiXóamọi người chưa hiểu ra nhỉ, nước ta đang được điều tiết theo tiêu chí phải có định hướng, mà đã có định hướng thì phải có gò ép. nhà nước đã quy định rồi, danh hiệu do nhà nước nghĩ ra thì chỉ để tặng cho nghệ sĩ nào theo nhà nước đi hát hò ở các hội diễn của nhà nước tổ chức để có huy chương thôi. nghệ sĩ nào chỉ đi biểu diễn cho nhân dân xem thôi thì sao mà có huy chương và đủ tiêu chuẩn để xét. thế thì họ làm sao mà được cái "nhân dân" của nhà nước được, họ chỉ được nhân dân của nhân dân biết đến thôi.
Trả lờiXóaBỏ sớm cái trò phong tặng danh hiệu NS này đi thì bọn cán bộ hết cớ kiếm chác, cho xã hội bớt rối loạn. ở những nước văn minh làm gì có trò này.
Trả lờiXóaBày ra trò phong tặng danh hiệu này nọ , thực chất là một chiêu kiếm tiền của bọn lãnh đạo được quyền trao tặng . Không hiếm trường hợp được phong tặng danh hiệu ưu tú hay nhân dân mà đồng nghiệp và khán giả không phục.Từ nhiều năm nay, VN có nhiều biến cố lịch sử mà cả thế giới biết và lên tiếng , như vấn đề biển đảo , vấn đề dân oan mất đất , vụ chặt cây xanh ở HN ...Duy nhất chỉ có một mình nghệ sĩ ưu tú Kim chi lên tiếng để bênh vực công lí , còn lai những NGHỆ SĨ NHÂN DÂN và các NGHỆ SĨ ƯU TÚ khác đều im hơi lặng tiếng , ngậm miệng ăn tiền , như thế sao gọi là nghệ sĩ của nhân dân cho được.
Trả lờiXóaKhông biết Hoài Linh đã chi ra bao nhiêu để có NSUT nhỉ?
Trả lờiXóadưới chế độ xã hội chủ nghĩa mấy chục năm qua nó đã tạo ra một lớp người háo danh, một xã hội háo danh, làm cái gì cũng phải viết đơn xin.....
Trả lờiXóa