Xe ủi cán người trong vụ cưỡng chế đất:
Người nhà nạn nhân lên tiếng
VOA
Trà Mi * 11-07-2015
Gia đình nạn nhân bị xe ủi cán qua người khi tham gia biểu tình phản đối cưỡng chế đất ở Hải Dương sáng 10/7 quyết tâm đấu tranh đến cùng để đòi lại công lý.
Vụ việc của bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, người thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giang, xảy ra lúc 8 giờ sáng trước cổng dự án thi công khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền khi bà cùng đám đông tìm cách ngăn không cho chiếc máy xúc ủi đất ruộng của nông dân để tiến hành dự án vì giá bồi thường quá thấp.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ lúc 9 giờ tối cùng ngày, bà Lê Thị Thụy, chị ruột của nạn nhân cho biết bà Châm đã được chuyển từ bệnh viện tỉnh Hải Dương sang phòng cấp cứu bệnh viện Việt – Đức ở Hà Nội, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ công lý cho dân nghèo mất ruộng cày để tránh những thảm cảnh đau lòng khi máu đã đổ vì đất.
Bà Thụy: Bà Châm bây giờ hãy còn nằm phòng cấp cứu. Con rể và con dâu nhà tôi đang ở bên trong, tôi ở bên ngoài chưa biết thế nào được.
VOA: Xác định ban đầu, bác sĩ cho biết tình trạng bà Châm thế nào?
Bà Thụy: Bà Châm bị gãy xương bả vai, gãy quai hàm mặt, tổn thương mắt, mắt bây giờ sưng húp không còn nhìn thấy gì nữa.
VOA: Tình hình có nguy kịch đến tính mạng không?
Bà Thụy: Cái này thì chưa biết. Bệnh viện tỉnh bảo nếu mổ thì nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều, cho nên họ sợ họ phải đưa lên trên này.
VOA: Mọi chuyện sáng nay diễn ra thế nào?
Bà Thụy: Bà con chúng tôi đứng chặn đầu xe ủi. Chị em chúng tôi cứ giật lùi đến đâu thì nó tiến đến đấy. Bà Châm ngã ra thế là nó chèn lên luôn. Chúng tôi chỉ muốn giữ đất của chúng tôi. Chúng tôi quyết không cho xe nào vào ủi cả. Thế nhưng người điều khiển xe ủi hung hăng lắm, nó bảo giết chết hết. Chị em chúng tôi cầm cờ, nó lủi hết vào cờ. Khi bà Châm ngã ra, nó chèn lên luôn. Hình ảnh đã đưa lên trên Facebook cả, bà Châm lọt vào gầm xe như thế còn gì là người. Nó chèn lên rồi, chúng tôi hô hoán, nó vẫn đứng ở trên xe nó nhìn. Chúng tôi kêu gào “Giết chết em tôi rồi” mà mãi về sau nó mới lái xe lùi lại. Lúc đó bà Châm mới được đưa đi cấp cứu. Nếu nó lùi ngay từ đầu thì bà ấy không đến nỗi nặng như thế.
VOA: Bà con có xác định được người điều khiển xe ủi là ai không, người của đơn vị thi công hay của công ty chủ đầu tư?
Bà Thụy: Tụi này nó thuê bọn đầu gấu, bọn xã hội đen về.
VOA: Vì sao bà con phản đối dự án này?
Bà Thụy: Từ 2008 họ đòi phá ruộng, giá đền bù quá thấp chị em chúng tôi không lấy. Chúng tôi không nhất trí với giá tiền hỗ trợ mà bây giờ chúng tôi đã mất trắng ruộng đất rồi. Không còn ruộng đâu để mà cấy hết. 8 năm trời nó không nói năng gì đến. Bây giờ có công ty Singapore nhảy vào. Thay vì họ họp xem ý của chúng tôi thế nào, đằng này từ đợt chúng tôi đấu tranh trên ruộng về, gần 2 tháng nay, nó không nói năng gì. Thế bây giờ nó đưa người về để áp đảo chúng tôi. Nó thuê đầu gấu về để đánh đập dân. Chiều qua nó đánh 1 thanh niên rồi sáng nay lại xảy ra chuyện này. Người dân chúng tôi trăm sự nhờ báo chí lên tiếng giúp đỡ chúng tôi cho đỡ thiệt thòi. Đơn từ chúng tôi khiếu kiện cả trung ương. Trung ương gửi đơn về, nó chẳng giải quyết gì cả từ xã lên tỉnh đến huyện. Từ hôm qua đến giờ nó cho người đến áp đảo, đánh đập. Người dân chúng tôi rất bức xúc. Đề nghị các ban ngành giải quyết làm sao cho nhanh chóng. Dân chúng tôi cũng mệt lắm rồi. 2 tháng nay cơm nắm, cơm đùm lên đồng để canh gác không cho nó ủi đất. Bây giờ nó san lấp mặt bằng, ép dân. Sáng nay xảy ra vụ việc như thế mà chiều nay nó vẫn đưa mấy xe bọn đầu gấu về mà không có công an nào can thiệp cả. Áp đảo, người dân chúng tôi khổ lắm.
VOA: Nếu họ vẫn tiếp tục, không lùi bước, người dân dự định thế nào?
Bà Thụy: Người dân chúng tôi đấu tranh đến cùng. Đổ máu thì đổ, đấu tranh đến cùng. Không để cho chúng nó như thế được. Chúng tôi rất bức xúc, cả thảy 115 hộ mất sạch ruộng rồi, không còn một tấc đất nào để chúng tôi sống nữa.
VOA
Trà Mi * 11-07-2015
Nhiều nông dân nghèo mất ruộng ở Việt Nam đi biểu tình đòi đất
vì không được bồi thường thỏa đáng.
Gia đình nạn nhân bị xe ủi cán qua người khi tham gia biểu tình phản đối cưỡng chế đất ở Hải Dương sáng 10/7 quyết tâm đấu tranh đến cùng để đòi lại công lý.
Vụ việc của bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, người thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giang, xảy ra lúc 8 giờ sáng trước cổng dự án thi công khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền khi bà cùng đám đông tìm cách ngăn không cho chiếc máy xúc ủi đất ruộng của nông dân để tiến hành dự án vì giá bồi thường quá thấp.
Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ lúc 9 giờ tối cùng ngày, bà Lê Thị Thụy, chị ruột của nạn nhân cho biết bà Châm đã được chuyển từ bệnh viện tỉnh Hải Dương sang phòng cấp cứu bệnh viện Việt – Đức ở Hà Nội, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ công lý cho dân nghèo mất ruộng cày để tránh những thảm cảnh đau lòng khi máu đã đổ vì đất.
Bà Thụy: Bà Châm bây giờ hãy còn nằm phòng cấp cứu. Con rể và con dâu nhà tôi đang ở bên trong, tôi ở bên ngoài chưa biết thế nào được.
VOA: Xác định ban đầu, bác sĩ cho biết tình trạng bà Châm thế nào?
Bà Thụy: Bà Châm bị gãy xương bả vai, gãy quai hàm mặt, tổn thương mắt, mắt bây giờ sưng húp không còn nhìn thấy gì nữa.
VOA: Tình hình có nguy kịch đến tính mạng không?
Bà Thụy: Cái này thì chưa biết. Bệnh viện tỉnh bảo nếu mổ thì nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều, cho nên họ sợ họ phải đưa lên trên này.
VOA: Mọi chuyện sáng nay diễn ra thế nào?
Bà Thụy: Bà con chúng tôi đứng chặn đầu xe ủi. Chị em chúng tôi cứ giật lùi đến đâu thì nó tiến đến đấy. Bà Châm ngã ra thế là nó chèn lên luôn. Chúng tôi chỉ muốn giữ đất của chúng tôi. Chúng tôi quyết không cho xe nào vào ủi cả. Thế nhưng người điều khiển xe ủi hung hăng lắm, nó bảo giết chết hết. Chị em chúng tôi cầm cờ, nó lủi hết vào cờ. Khi bà Châm ngã ra, nó chèn lên luôn. Hình ảnh đã đưa lên trên Facebook cả, bà Châm lọt vào gầm xe như thế còn gì là người. Nó chèn lên rồi, chúng tôi hô hoán, nó vẫn đứng ở trên xe nó nhìn. Chúng tôi kêu gào “Giết chết em tôi rồi” mà mãi về sau nó mới lái xe lùi lại. Lúc đó bà Châm mới được đưa đi cấp cứu. Nếu nó lùi ngay từ đầu thì bà ấy không đến nỗi nặng như thế.
VOA: Bà con có xác định được người điều khiển xe ủi là ai không, người của đơn vị thi công hay của công ty chủ đầu tư?
Bà Thụy: Tụi này nó thuê bọn đầu gấu, bọn xã hội đen về.
VOA: Vì sao bà con phản đối dự án này?
Bà Thụy: Từ 2008 họ đòi phá ruộng, giá đền bù quá thấp chị em chúng tôi không lấy. Chúng tôi không nhất trí với giá tiền hỗ trợ mà bây giờ chúng tôi đã mất trắng ruộng đất rồi. Không còn ruộng đâu để mà cấy hết. 8 năm trời nó không nói năng gì đến. Bây giờ có công ty Singapore nhảy vào. Thay vì họ họp xem ý của chúng tôi thế nào, đằng này từ đợt chúng tôi đấu tranh trên ruộng về, gần 2 tháng nay, nó không nói năng gì. Thế bây giờ nó đưa người về để áp đảo chúng tôi. Nó thuê đầu gấu về để đánh đập dân. Chiều qua nó đánh 1 thanh niên rồi sáng nay lại xảy ra chuyện này. Người dân chúng tôi trăm sự nhờ báo chí lên tiếng giúp đỡ chúng tôi cho đỡ thiệt thòi. Đơn từ chúng tôi khiếu kiện cả trung ương. Trung ương gửi đơn về, nó chẳng giải quyết gì cả từ xã lên tỉnh đến huyện. Từ hôm qua đến giờ nó cho người đến áp đảo, đánh đập. Người dân chúng tôi rất bức xúc. Đề nghị các ban ngành giải quyết làm sao cho nhanh chóng. Dân chúng tôi cũng mệt lắm rồi. 2 tháng nay cơm nắm, cơm đùm lên đồng để canh gác không cho nó ủi đất. Bây giờ nó san lấp mặt bằng, ép dân. Sáng nay xảy ra vụ việc như thế mà chiều nay nó vẫn đưa mấy xe bọn đầu gấu về mà không có công an nào can thiệp cả. Áp đảo, người dân chúng tôi khổ lắm.
VOA: Nếu họ vẫn tiếp tục, không lùi bước, người dân dự định thế nào?
Bà Thụy: Người dân chúng tôi đấu tranh đến cùng. Đổ máu thì đổ, đấu tranh đến cùng. Không để cho chúng nó như thế được. Chúng tôi rất bức xúc, cả thảy 115 hộ mất sạch ruộng rồi, không còn một tấc đất nào để chúng tôi sống nữa.
VOA Việt ngữ cố gắng liên lạc với quan chức địa phương để ghi nhận ý kiến giới hữu trách nhưng không được hồi đáp.
Clip phỏng vấn của Amen TV:
____
VOA
Xe ủi cán người biểu tình phản đối
cưỡng chế đất ở Hải Dương
Trà Mi
10-07-2015
Các vụ thu hồi đất phần lớn thiệt thòi về phía người dân,
tạo ra tầng lớp ‘dân oan’ đi khiếu kiện khắp nơi trong nước.
Một phụ nữ bị xe ủi cán qua người khi tham gia biểu tình phản đối cưỡng chế đất ở Hải Dương sáng 10/7.
Hình ảnh video do các nhân chứng quay được lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội cho thấy nạn nhân nằm bất động, vai và mặt đã bị máy xúc đè hẳn, dân chúng xung quanh gào thét kêu cứu “Chết người rồi” trong khi chiếc xe vẫn không lui lại.
Báo nhà nước cho hay nạn nhân là bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, người thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giang.
Tờ Thanh Niên Online nói sự việc xảy ra lúc 8 giờ sáng trước cổng dự án thi công khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền.
Tờ báo dẫn lời một số nhân chứng cho biết sau khi nỗ lực kéo nạn nhân ra không được, dân chúng yêu cầu tài xế cho lùi xe để cứu bà Châm, khi đó máu me đã đầm đìa vì bị gãy xương vai và vỡ xương mặt.
Đây là tai nạn mới nhất trong loạt các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai tại Việt Nam, một vấn đề nóng gây nhức nhối công luận giữa lúc các chính sách về quản lý đất đai của nhà nước ngày càng gây phẫn nộ và chỉ trích.
Tình trạng cưỡng chế, tịch thu đất ngày càng phổ biến tại Việt Nam bị tác động bởi giá đất tăng cao, chính sách mở rộng đô thị và nạn tham nhũng vượt tầm khống chế.
Các vụ thu hồi đất, đền bù không thỏa đáng thường dẫn tới va chạm đôi khi trở thành bạo động giữa lực lượng công quyền được hỗ trợ bởi phương tiện, khí cụ, luật lệ với người dân nghèo tay không tấc sắt.
Bà Nguyễn Thị Hải, một dân oan mất đất ở Nam Định đi khiếu kiện gần 10 năm nay không được giải quyết mà còn bị hành hung nhiều lần, nói với VOA Việt ngữ:
“Là người dân, chúng tôi chỉ muốn có sự công bằng thôi, chúng tôi có đòi hỏi cái gì đâu. Uất ức lắm mà giờ dân thấp cổ bé họng biết kêu ai giờ. Kêu lên trên mà trên chả giải quyết. Người dân đã mất đất rồi mà còn bị đánh đập, đến bây giờ rốt cuộc có giải quyết được cái gì đâu, như tôi giờ tàn phế có được gì đâu, chả biết kêu ai được”.
Ông Võ An Đôn là một luật sư nổi tiếng vì bênh vực miễn phí cho những người nghèo thấp cổ bé họng bị đối xử bất công trong xã hội. Luật sư Đôn nói các tai nạn đáng tiếc xuất phát từ các vụ thu hồi đất phần lớn thiệt thòi về phía người dân:
“Hầu hết các vụ kiện liên quan đến đất đai, còn gọi là các vụ kiện hành chính, giữa một bên là nhà nước và một bên là người dân thì đa số cho dù dân có làm đúng luật pháp, khi ra đến tòa cũng bị bác. 10 vụ thì gần 10 vụ bị thua, không thắng nổi. Dân oan nghèo khổ không có tiền nhờ luật sư hoặc không có điều kiện kêu oan có thể tìm tới các Trung tâm Hỗ trợ Pháp lý của nhà nước, nhưng các vụ liên quan đến nhà nước thì các trung tâm này thường rất e ngại và từ chối. Trong trường hợp đó, họ có thể nhờ các luật sư hảo tâm bảo vệ miễn phí hoặc giúp viết đơn kêu oan lên các cấp. Thông thường, các vụ không được dư luận quan tâm thì thường bị lãng quên. Nếu báo chí lên tin, dư luận quan tâm thì sẽ được các cơ quan nhà nước vào cuộc”.
Vụ việc ở khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền xảy ra sau khi nhiều nông dân bị thu hồi đất ruộng cho dự án khu công nghiệp này tụ tập phản đối giá bồi thường quá thấp so với thị trường.
Báo Thanh Niên dẫn lời một số cư dân địa phương cho biết sáng nay khi xảy ra vụ xe ủi cán người biểu tình còn xuất hiện một số thành phần xã hội đen mang theo hung khí đe dọa, không cho dân cản trở kế hoạch thi công công trình.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Cẩm Giàng xác nhận với trang điện tử Giáo dục Việt Nam rằng bà Châm được đưa cấp cứu tại Bệnh viện tỉnh Hải Dương, bị “gãy xương bả vai”, “xây sát mặt”, nhưng “không nguy hiểm tới tính mạng”.
Ông Khiêm cũng cho biết là lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu giới hữu trách huyện, chủ đầu tư và đơn vị thi công dự án báo cáo về vụ việc.
Tuy nhiên, với đoạn video quay cảnh bà Châm bị xe ủi cán qua nửa người được đưa lên mạng, ông Khiêm cho là hình ảnh “cắt ghép” do các đối tượng xấu lợi dụng tình hình để tung tin gây hiểu lầm trong dư luận xã hội.
Dự án khu công nghiệp Cẩm Điền – Lương Điền khởi công từ năm 2008. Tháng Tư năm nay, dự án được chủ đầu tư ban đầu là công ty trách nhiệm hữu hạn Phúc Hưng chuyển nhượng cho công ty cổ phần Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Việt Nam – Singapore.
Suốt 7 năm qua, dự án này gặp trở ngại do sự phản đối của nông dân địa phương trước mức giá đền bù mà họ cho là chèn ép người dân.
Cập nhật: Đến 9 giờ tối ngày 10/7, VOA Việt ngữ liên lạc được với bà Lê Thị Thụy, chị ruột của nạn nhân Lê Thị Châm và được biết bà Châm hiện đã được chuyển từ bệnh viện tỉnh sang phòng cấp cứu bệnh viện Việt-Đức ở Hà Nội.
VOA Việt ngữ cố gắng liên lạc với quan chức địa phương để ghi nhận ý kiến giới hữu trách nhưng không được hồi đáp.
___
Mời xem lại: “Chính quyền Hải Dương dùng máy xúc giết dân, cướp đất” (DLB/ TN/ Mạnh Kim/ Ba Sàm). – Hai suy nghĩ cuối ngày thứ sáu (Nguyễn Thông/ Ba Sàm).
Xem thêm: Hải Dương bác bỏ chuyện xe ủi cán qua một phụ nữ khi phản đối dự án (giadinh.net). – ‘Không có chuyện máy xúc chèn qua người dân’ (VNN). – Ngăn cản thi công, một phụ nữ bị máy xúc chèn qua (Zing). – Máy xúc thi công cán người dân: Ngoài sự chỉ đạo của tỉnh HD (KT).
Nguồn: Ba Sàm tổng hợp
Lần trước,cái thằng lãnh đạo tỉnh Hưng Yên cũng nói clip quay 2 phóng viên VOV bị đánh là do cắt ghép,do các thế lực thù địch dựng lên..
Trả lờiXóaQuá man rợ!
Sự thật đã rõ như ban ngày bằng hình ảnh và sự chứng kiến của hàng trăm người dân, thế mà công an huyện Cẩm Giàng và thậm chí ông chủ tịch tỉnh Hải Dương còn gân cổ lên cãi "không có chuyện đó".
Trả lờiXóaSao CS lại dối trá và đốn mạt đến như vậy. Bà con hãy kiên quyết làm cho ra nhẽ để vạch mặt bọn "đầy tớ" chuyên đi ức hiếp dân lành.
Làm gì có "ông chủ tịch"-nó chính hãng là một tên thổ phỉ -ăn cướp!
Xóa"...Nó chèn lên rồi, chúng tôi hô hoán, nó vẫn đứng ở trên xe nó nhìn....". Thật sự tay lái xe ủi này không còn tính người! Ở nước khác , nếu chỉ thuần túy là tai nạn, giới hữu trách phải quì xuống xin lỗi và xin từ chức, nhưng ở Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa, như trường hợp này, dù cố tình cán người cho chết, thì quan chức cộng sản vẫn chối leo lẻo, vẫn bao che cho hành vi cực kỳ dã man này. Thái độ của kẻ cầm quyền như thế, bảo sao những kẻ không còn tính người như tay lái xe ủi đất này, biết chùn tay khi làm việc ác! biết quí trọng sinh mạng con người và biết đau đớn trước sự đau đớn của đồng loại!
Trả lờiXóaÔi người Việt Nam dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã xuống cấp tê hại như thế sao?!
Khi đàn bà phải lâm trận đấu tranh thì đúng là đất nước lâm nguy . " Giặc đến nhà , đàn bà phải đánh ". Giặc đã thực sự đến nhà . Những kẻ cướp nhà, cướp đất của đồng bào chỉ có thể gọi là kẻ cướp , là giặc chứ chúng còn cái mỹ danh nào khác ?
Trả lờiXóa