Thứ Ba, 9 tháng 6, 2015

Tin NÓNG: CẦN LÊN KẾ HOẠCH BẢO VỆ BỘ TRƯỞNG ĐINH LA THĂNG

Mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc, 
Bộ trưởng Thăng bị… đe dọa

Thứ Ba, 09/06/2015 - 14:18

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng hôm nay (9/6) đã đưa ra lí do giải thích việc Bộ này xúc tiến mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc. Người đứng đầu ngành GTVT cũng cho biết, ông đã nhận được rất nhiều tin nhắn góp ý, trong đó có cả tin nhắn... đe dọa.

Trả lời câu hỏi vì sao phải mua đoàn tàu của Trung Quốc mà không phải là của các nước khác, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, dự án được thực hiện theo Hiệp định được ký giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2003.

“Vì việc mua đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông mà tôi đã nhận được rất nhiều tin nhắn, trong đó có tin nhắn đe dọa, có tin nhắn đề nghị, có tin nhắn khuyên giải là đừng mua đoàn tàu của Trung Quốc. Thậm chí có người còn đặt câu hỏi với tôi hay là có vấn đề gì với Trung Quốc?” - Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015

Theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, đây là các “điều kiện” trong Hiệp định đã được ký giữa hai Chính phủ, là việc rất khó khăn nên không thể muốn thay đổi là có thể thay đổi được.

“Theo Hiệp định này, phía Trung Quốc tài trợ vốn, các nhà thầu thi công, giám sát, thiết bị cũng là của Trung Quốc. Ngay cả việc nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, tôi đã nhiều lần muốn thay nhà thầu nhưng cũng không thể thay được, bởi đó là điều kiện trong Hiệp định” - Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn mạnh.


Cũng theo người đứng đầu ngành GTVT, không chỉ riêng đối với Trung Quốc, các dự án ODA của Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác cũng đều phải thực hiện theo nguyên tắc: Nhà tài trợ vốn thì tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công, cung cấp vật liệu thiết bị cũng phải là nhà thầu của các nước tài trợ vốn.

Trước đó, chủ đầu tư Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông là Ban quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) đã có tờ trình lên lãnh đạo Bộ này về việc lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của 13 đoàn tàu do Công ty TNHH trang thiết bị tàu điện ngầm Bắc Kinh (Trung Quốc) chế tạo, gồm: 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ.

Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dài 13 km khổ 1.435 mm, tốc độ đoàn tàu 80 km/h, sử dụng vốn ODA Trung Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Dự án được lập từ năm 2005 nhưng đến năm 2009 mới triển khai nên hầu hết phải điều chỉnh lại tổng mức đầu tư từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD.

Toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đi trên cao và chủ yếu chạy trên dải phân cách giữa 2 làn đường bộ thuộc trục đường Hào Nam và đường Nguyễn Trãi; điểm khởi đầu là ga Cát Linh (quận Đống Đa), điểm kết thúc tại ga Yên Nghĩa (quận Hà Đông) gồm 12 ga đón tiễn khách (Cát Linh - La Thành - Thái Hà - Láng - Đại học Quốc gia - Vành đai III - Thanh Xuân III - Bến xe Hà Đông - Hà Đông - La Khê - Văn Khê - Bến xe Hà Đông mới) và khu Depo (trung tâm điều hành tuyến) tại phường Phú Lương, quận Hà Đông.

Dự kiến, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác thương mại vào cuối năm 2015. Tuy nhiên, do thực tế có rất nhiều khó khăn từ năng lực nhà thầu nên Bộ GTVT cũng đặt ra khả năng đến quý I/2016 dự án mới có thể kết thúc.

Châu Như Quỳnh

VNExpress:
Bộ trưởng Thăng: 'Không thể thay nhà thầu Trung Quốc do ràng buộc vay vốn'

Thứ ba, 9/6/2015 | 14:16 GMT+7
"Nhà thầu Trung Quốc trên tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể vì ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn", Bộ trưởng Giao thông nói.


Trao đổi với báo chí sáng 9/6, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng chia sẻ, nhiều người dân đã nhắn tin, gọi điện hỏi tại sao phải mua tàu điện Trung Quốc cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội). Theo Bộ trưởng Thăng, dự án được thực hiện bằng nguồn vốn tín dụng của Trung Quốc, theo hiệp định ký giữa Chính phủ hai nước từ năm 2008. Với phương thức tổng thầu EPC nên Việt Nam phải sử dụng nhà thầu Trung Quốc và các gói thầu cung cấp trang thiết bị từ nước này.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cũng tương tự như các dự án sử dụng ODA của Nhật Bản hay Hàn Quốc khác đều sử dụng nhà thầu, tư vấn thiết kế, giám sát, thi công, cung cấp thiết bị từ nước cho vay vốn. 

"Nhà thầu Trung Quốc rất yếu kém, nhiều lần tôi muốn thay thế song không thể vì ràng buộc các điều kiện hiệp định vay vốn. Do đó, rất mong mọi người chia sẻ", Bộ trưởng Thăng nói.

Mô hình tàu điện tuyến Cát Linh - Hà Đông.

Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng cho biết, lãnh đạo Bộ chưa xem xét mẫu thiết kế đoàn tàu tuyến Cát Linh - Hà Đông đã được Ban quản lý dự án đường sắt trình mới đây. 

Đầu tháng 6, Ban Quản lý dự án đường sắt có Tờ trình gửi Bộ Giao thông lựa chọn phương án thiết kế ngoại thất, nội thất của đoàn tàu thuộc dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông. Theo đó, Ban quản lý sẽ tiến hành mua 13 đoàn tàu theo hợp đồng đã được ký kết với phía Trung Quốc với chi phí hơn 63,2 triệu USD.

Đoàn tàu gồm 4 toa xe, thân tàu sử dụng vật liệu thép không gỉ do Công ty Trách nhiệm hữu hạn trang thiết bị tầu điện ngầm Bắc Kinh sản xuất. Theo kế hoạch, 13 đoàn tàu sẽ được đưa về Việt Nam đầu quý 1/2016.

Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011, có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD; Vốn vay ưu đãi là 250 triệu USD và vốn đối ứng của Việt Nam là 2.123 tỷ đồng. Năm 2014, Bộ Giao thông Vận tải đã điều chỉnh tổng mức đầu tư của tuyến đường tăng thêm 315 triệu USD so với phê duyệt ban đầu.

Đoàn Loan


Mời xem thêm bài trên Dân trí và lời bình của Nhà báo Mạnh Quân:

Thực ra, với những dự án cho VN vay vốn rất lớn, đi kèm điều kiện cung ứng vật tư, thiết bị, áp đặt mua tàu...công nghệ lạc hậu, thi công chày bửa như dự án ĐS Cát Linh-Hà Đông, dụng ý của Trung Quốc với VN nó nguy hiểm khôn lường.

Bởi với những dự án quá tốn kém, công nghệ kém như vậy, nó làm mất đi cơ hội đầu tư khác của VN, cùng hàng loạt dự án khác: Formosa Hà Tĩnh, Đạm Ninh Bình...với số vốn hàng tỉ USD, Chính phủ TQ tài trợ vốn, lãi suất qua Ngân hàng XNK T.Quốc, xua công nghệ lạc hậu sang VN, nó làm chậm quá trình phát triển của VN, làm sức cạnh tranh của VN suy yếu, lệ thuộc TQ.

Đừng cho đó là thuyết âm mưu. Sự thật đang hiển hiện như vậy. Cái diễn ra trên bộ, có khi nguy hiểm cho VN chẳng kém trên biển...

http://dantri.com.vn/…/tau-trung-quoc-gap-tai-nan-tham-khoc…

7 nhận xét :

  1. Buồn vì Việt nam phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc - ở đây là kinh tế và kỹ thuật, giao thông, khiến khi Trung Quốc bắt nạt Việt Nam, xâm lấn đất đai bờ biển thì tôi có cảm giác rõ là do có 1 nỗi sợ hãi nào đó vô hình, nên cơ bản nhà nước không dám làm điều gì mạnh đối với quân tầu phù!

    Trả lờiXóa
  2. Các cụ có câu : Há miệng mắc quai .
    Bàn dân thiên hạ nhìn thấy hết cả răng với lợi , nhưng họ mặc kệ vì họ có quyền .

    Trả lờiXóa
  3. Lớp lớp người đã ngã xuống vì độc lập tự do cho Việt nam. Lòng dân không muốn phụ thuộc TQ, còn ý Đảng thì khác với lòng dân.

    Trả lờiXóa
  4. Cứ xem đoạn videoclip về việc cứu nạn ở TQ, khi tàu du lịch bị chìm trên sông Dương Tử: Một cán bộ dùng cái loa nghe áp xuống bãi cát để nghe xem có phát hiện được nạn nhân nào gõ vào thành tàu kêu cứu không thì thế giới kỹ thuật phải chịu thua. Thế sao TQ không đưa tàu lặn có thể lặn sâu 5 km để góp phần cứu những nạn nhân xấu số?

    Trả lờiXóa
  5. Dân biết tỏng anh là ai... Vậy mà nhều khi anh Thăng vẫn RP hơi lố...

    Trả lờiXóa
  6. Những người còn nhớ mình là người Việt sẽ tránh xa đường tàu Tàu của ông Thăng.

    Trả lờiXóa
  7. Cả nhà em đã đồng tâm nhất trí không thèm đi tàu của Tàu rồi. Các bác chớ có đi tàu của Tàu. Dân mình xài đồ Tàu đều bị thiệt hại, như xe máy Tàu, gạo nhựa Tàu, mực xé cao su Tàu... Bây giờ đi tàu của Tàu là chắc chết liền. Cam đoan với các bác, anh Thăng và các anh ở trển mua tàu của Tàu cho dân nghèo mình đi, chứ các anh ấy không bao giờ đi đâu.

    Trả lờiXóa