Tuy từ chối chức bộ trưởng Ngoại giao, ông Trần Quang Cơ vẫn là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất lên đường lối đối ngoại của Việt Nam – không phải bằng quyền lực, chức vụ mà bằng những gì ông bạch hóa trong cuốn Hồi Ức & Suy Nghĩ được “leak” ra hồi đầu thập niên 2000s. Cuốn hồi ký có giá trị cảnh báo nguy cơ Việt Nam rơi vào thời kỳ Bắc thuộc mới.
Năm 1991, ông Nguyễn Cơ Thạch chịu nhiều áp lực phải rời khỏi chính trường. Chiếc ghế bộ trưởng ngoại giao được chuẩn bị cho ông Trần Quang Cơ nhưng ông từ chối. Khi Quốc hội đã nhóm họp, ông Trần Quang Cơ vẫn “công tác” ở Lào. Ông Đỗ Mười tưởng ông Cơ “đòi” cái ghế ủy viên Bộ chính trị nên hứa là nếu ông Cơ nhận, Trung ương sẽ bổ sung. Ông Cơ kiên quyết từ chối.
Thật tình cờ, tôi nhận được điện thoại của đại sứ Đinh Hoàng Thắng báo ông Trần Quang Cơ đồng ý trả lời phỏng vấn khi đang ở trong Thành phỏng vấn Tướng Lê Đức Anh. Phải ngồi với cả hai mới thấy được sự khác nhau giữa họ về nhân cách, tầm nhìn; sự khác nhau giữa tham vọng quyền lực và lòng yêu quê hương đất nước.
Trong cuộc gặp vào chiều cùng ngày (có đại sứ Đinh Hoàng Thắng), tôi hỏi, vì sao ông lại không nhận chức bộ trưởng Ngoại giao. Ông Cơ thẳng thắn: “Lúc ấy, trong Bộ chính trị đã phân công cho Tướng Lê Đức Anh, Chủ tịch Nước, phụ trách quốc phòng, an ninh và ngoại giao. Tướng Lê Đức Anh là kiến trúc sư chính của Hội nghị Thành Đô. Nghị quyết Đại hội VII xác định đường lối ngoại giao đa phương. Nhưng chúng tôi biết rõ ‘phương ưu tiên’ của ông ta là ai, là ngược lại với chúng tôi, dẫu có nhận chức, trước sau cũng mất chức”. Tôi nói: “Tại sao anh không nhận chức rồi đấu tranh, nếu có mất chức vì bất đồng quan điểm thì lịch sử càng làm rõ ai công, ai tội”. Ông Trần Quang Cơ cười: “Cậu nghĩ là người ta sẽ cho tôi mất chức vì bất đồng quan điểm ư”. Khi ông Cơ nói điều đó, chưa xảy ra vụ “hai bao cao su” nhưng tôi cũng phần nào hiểu được.
Rồi các đồng nghiệp của ông Trần Quang Cơ sẽ đánh giá về sự nghiệp ngoại giao của ông. Nhưng, việc ông và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch bị gạt khỏi cuộc chơi hồi thập niên 1990s đã để lại một khoảng trống trí tuệ to lớn cho Hà Nội. Trong khoảng trống đó, người ta mặc sức sử dụng con ngoáo ộp “diễn biến hóa bình” những con ngoáo ộp “made in” Trung Quốc.
Chúng ta chỉ mới biết đến những mất mát ở thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm, điểm cao 1509… Chúng ta còn rất ít biết đến những mất mát to lớn hơn: những cơ hội để cải cách chính trị; những cơ hội để cải cách kinh tế theo hướng thị trường; những cơ hội hội nhập sâu rộng hơn với các quốc gia tiến bộ; những cơ hội để ký BTA, đi trước Trung Quốc trong làm ăn với Mỹ.
Cho dù rất chia sẻ với quyết định của ông; vẫn kính trọng tài năng và tâm huyết của ông; không dám trách ông “bỏ cuộc chơi”… nhưng vẫn tiếc, vận nước vào những lúc khó khăn, lại quá thiếu vắng những con người tử tế.
Xin tiễn biệt ông. Ông ra đi nhưng người đời sẽ còn nhắc tên ông, một cái tên đã thành danh: TRẦN QUANG CƠ.
____
Mời xem lại: Ông Trần Quang Cơ qua đời (BBC/ Ba Sàm).
Năm 1991, ông Nguyễn Cơ Thạch chịu nhiều áp lực phải rời khỏi chính trường. Chiếc ghế bộ trưởng ngoại giao được chuẩn bị cho ông Trần Quang Cơ nhưng ông từ chối. Khi Quốc hội đã nhóm họp, ông Trần Quang Cơ vẫn “công tác” ở Lào. Ông Đỗ Mười tưởng ông Cơ “đòi” cái ghế ủy viên Bộ chính trị nên hứa là nếu ông Cơ nhận, Trung ương sẽ bổ sung. Ông Cơ kiên quyết từ chối.
Thật tình cờ, tôi nhận được điện thoại của đại sứ Đinh Hoàng Thắng báo ông Trần Quang Cơ đồng ý trả lời phỏng vấn khi đang ở trong Thành phỏng vấn Tướng Lê Đức Anh. Phải ngồi với cả hai mới thấy được sự khác nhau giữa họ về nhân cách, tầm nhìn; sự khác nhau giữa tham vọng quyền lực và lòng yêu quê hương đất nước.
Trong cuộc gặp vào chiều cùng ngày (có đại sứ Đinh Hoàng Thắng), tôi hỏi, vì sao ông lại không nhận chức bộ trưởng Ngoại giao. Ông Cơ thẳng thắn: “Lúc ấy, trong Bộ chính trị đã phân công cho Tướng Lê Đức Anh, Chủ tịch Nước, phụ trách quốc phòng, an ninh và ngoại giao. Tướng Lê Đức Anh là kiến trúc sư chính của Hội nghị Thành Đô. Nghị quyết Đại hội VII xác định đường lối ngoại giao đa phương. Nhưng chúng tôi biết rõ ‘phương ưu tiên’ của ông ta là ai, là ngược lại với chúng tôi, dẫu có nhận chức, trước sau cũng mất chức”. Tôi nói: “Tại sao anh không nhận chức rồi đấu tranh, nếu có mất chức vì bất đồng quan điểm thì lịch sử càng làm rõ ai công, ai tội”. Ông Trần Quang Cơ cười: “Cậu nghĩ là người ta sẽ cho tôi mất chức vì bất đồng quan điểm ư”. Khi ông Cơ nói điều đó, chưa xảy ra vụ “hai bao cao su” nhưng tôi cũng phần nào hiểu được.
Rồi các đồng nghiệp của ông Trần Quang Cơ sẽ đánh giá về sự nghiệp ngoại giao của ông. Nhưng, việc ông và Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch bị gạt khỏi cuộc chơi hồi thập niên 1990s đã để lại một khoảng trống trí tuệ to lớn cho Hà Nội. Trong khoảng trống đó, người ta mặc sức sử dụng con ngoáo ộp “diễn biến hóa bình” những con ngoáo ộp “made in” Trung Quốc.
Chúng ta chỉ mới biết đến những mất mát ở thác Bản Giốc, bãi Tục Lãm, điểm cao 1509… Chúng ta còn rất ít biết đến những mất mát to lớn hơn: những cơ hội để cải cách chính trị; những cơ hội để cải cách kinh tế theo hướng thị trường; những cơ hội hội nhập sâu rộng hơn với các quốc gia tiến bộ; những cơ hội để ký BTA, đi trước Trung Quốc trong làm ăn với Mỹ.
Cho dù rất chia sẻ với quyết định của ông; vẫn kính trọng tài năng và tâm huyết của ông; không dám trách ông “bỏ cuộc chơi”… nhưng vẫn tiếc, vận nước vào những lúc khó khăn, lại quá thiếu vắng những con người tử tế.
Xin tiễn biệt ông. Ông ra đi nhưng người đời sẽ còn nhắc tên ông, một cái tên đã thành danh: TRẦN QUANG CƠ.
____
Mời xem lại: Ông Trần Quang Cơ qua đời (BBC/ Ba Sàm).
Ông Trần Quang Cơ có quan điểm ngược quan điểm của đảng nên anh đâu có dám nhận chức bộ trưởng. Nếu nhận có khi anh được ban "quyền im lặng" luôn. Đường lối của đảng luôn luôn đúng. Chứ lại không à? Thắng mấy thằng đế quốc, thắng luôn cả thằng đệ tử phản trắc Pôn Pốt, rồi thắng giòn bọn bành trướng Bắc kinh, kẻ thù "truyền kiếp".
Trả lờiXóaĐ/c TBT Ng Phú Trọng khi đề cập đến chuyến thăm Vatican chả nói: "ta có thế nào người ta mới tiếp chứ". ý đ/c nói là đảng ta quá vĩ đại, quá tốt nên tòa thánh mới phải ân cần tiếp đón. Mấy ngày hôm nay, loa phường ra ra đọc tiểu sử đ/c Nguyễn Văn Linh để chuẩn bị cho sinh nhật 100 năm của đ/c ý, đến nỗi già cả, con nít không học mà thuộc làu tiểu sử của đ/c Linh. Thế nhưng chẳng ai đưa ra câu hỏi theo phong cách bác Trọng, đại khái: Có thế nào thằng con trai anh Linh mới rút súng tự sát chứ? Hoặc, một cán bộ CM lão thành khác là anh Trương Văn Bang (1911 - 1981) là cha ghi trong giấy khai sinh của trung tướng, chánh án trương Hòa Bình cũng dùng súng tự sát năm 1981, tức sau 6 năm thống nhất đất nước. Thê mà đ/c TBT chả hỏi: có thế nào người ta mới tự sát chứ? Một thắc mắc: tai sao ông Trương Văn Bang là người tham gia CM từ rất sơm, có công lao. Năm 1930, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương, Năm 1933, Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Bí thư Xứ ủy Nam Kỳ mà khi tập kết ra Bắc chỉ lèng èng tới cấp trưởng phòng, hàm quân đội cao nhứt chỉ là thượng tá. Tại sao ông tự sát? Hình như anh Ba Duẩn biết việc này. Còn tại sao anh Ba biết thì chỉ các anh ấy biết thôi.
Vận nước có mối liên quan gì với sự ra đi hàng loạt của những con người tinh hoa của đất nước không?
Trả lờiXóaThời gian sẽ làm sáng tỏ tất cả! Ít nhất cho tới lúc này :
Trả lờiXóa-Cặp bài trùng ngoại giao tuyệt vời :Nguyễn Cơ Thạch - Trần Quang Cơ
-Sự bỉ ổi, phản quốc của những kẻ liên quan đến Hội nghị Thành Đô, trong đó bao gồm kẻ đã lệnh không cho lính mình bắn lại quân Trung cộng ở Gạc Ma rồi sau đó "khóc lóc" đọc điếu văn, thề thốt ở đảo Trường Sa. MỘT KẺ VÔ SÍ, PHẢN QUỐC!
Suy nghĩ của Huy Đức còn nông cạn . Thời gian đó Mỹ muốn quan hệ với TQ hơn với VN .
Trả lờiXóa