.
Công ty Tây Sa và chính sách khai thác,
bảo vệ Hoàng Sa của chính quyền Ngô Đình Diệm
bảo vệ Hoàng Sa của chính quyền Ngô Đình Diệm
Võ Hà
Văn hóa Nghệ An
Sau khi lên “nhiếp chính” tại miền Nam năm 1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm cho nhiều đoàn ra điều tra, khảo sát có tính chất toàn diện tại quần đảo Hoàng Sa... Kết quả khảo sát đều phải báo cáo đầy đủ, trực tiếp cho Tổng thống để có cơ sở cho việc chỉ đạo khai thác và tăng cường thực thi chủ quyền tại quần đảo này. Một trong những hoạt động rõ nét là trên lĩnh vực kinh tế.
Chính quyền Ngô Đình Diệm đã ban hành nhiều nghị định cho phép khai thác nguồn tài nguyên ở quần đảo Hoàng Sa. Ngày 01-8-1956, Tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định số 232-KT về việc cho phép trích xuất ở quỹ quốc gia bù trừ hàng hóa xuất, nhập cảng một số tiền là 300.000 đồng để mua cầu “cubies pontons” dùng vào việc khai thác phốt phát tại đảo Paracels (Hoàng Sa). “Nay cho phép xuất ở quỹ quốc gia bù trừ hàng hóa xuất, nhập cảng một số bạc là ba trăm nghìn đồng (300.000$) để mua ba trăm chiếc cầu “cubies pontons” dùng vào việc khai thác phốt phát tại đảo Paracels. Dụng cụ này sẽ đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Kinh tế quốc gia”[1]. Đây là nghị định đầu tiên nhằm hỗ trợ các hoạt động về kinh tế để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Chính quyền Ngô Đình Diệmluôn có những chính sách ưu đãicũng như khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà tư bản đầu tư, xây dựng các cơ sở vật chất nhằm phát triển kinh tế tại Hoàng Sa[2]. Đặc biệt, năm 1957, chính quyền đã cho thành lập Công ty khai thác quần đảo Hoàng Sa (Công ty Tây Sa) với những ưu tiên chưa có tiền lệ, trụ sở đặt tại Sài Gòn, do ông Huỳnh Văn Lang, Giám đốc Viện hối đoái Quốc gia làm Chủ tịch.
Một trong những ưu tiên đầu tiên của Bộ Kinh tế Quốc gia của chính quyền Ngô Đình Diệm là ngày 22-6-1957 đã cấp một giấy phép đặc biệt cho phép Công ty Tây Sa xuất nhập cảng theo lối mậu dịch tương tiêu (échanges compensés). Cụ thể là: “Xuất cảng phân bón trị giá 62.000.000VN đồng. Nhập cảng hàng hóa cũng trị giá 62.000.000VN đồng, tính ra là 10.000.000 đôla Hồng Kông. Với sự châm chước cũng đặc biệt là công ty được phép nhập cảng hàng hóa trước và xuất cảng phân bón sau. Ngoài những châm chước trên, công ty còn được hưởng những đặc ân sau đây: Nhập cảng cam ngoại quốc, nhan trừ muỗi, piles sèches là những loại hàng hiện bị cấm chỉ. Được gia hạn giấy phép nhập cảng đặc biệt sau nhiều thời hạn. Tăng số lai xứ và nguyên xứ (trước chỉ có Hồng Kông, Singapo, Nhật Bản và Trung Hoa, nay thêm các nước trong khối Âu, Mỹ, Úc)”[3]. Những ưu tiên nêu trên là rất lớn, thể hiện sự khuyến khích hoạt động kinh tế, chủ yếu là khai thác phân chim gắn với việc thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
Bên cạnh đó, trên cơ sở mậu dịch tương tiêu và tổng số tiền được cho phép, công ty được cấp các loại giấy phép nhập cảng với các nội dung cụ thể hơn, có quy định các chủng loại hàng hóa. Ngày 25-11-1957, “Công ty khai thác quần đảo Tây Sa được cấp giấy phép số 125-DCE/EC về việc nhập nội 25 loại hàng với 25 số ngoại tệ riêng biệt cho mỗi loại. Tổng số ngoại tệ của giấy phép này là 10.000.000 [10 triệu] đôla Hồng Kông”[4]. Điều này đồng nghĩa với việc công ty được nhập cảng 25 loại hàng hóa tương ứng với 25 quốc gia khác nhau. Đặt trong bối cảnh vào năm 1957, khi chính quyền VNCH phát động chiến dịch phát triển sản phẩm nội hóa, đặc biệt tại các đô thị như Sài Gòn, Đà Nẵng (tức hạn chế nhập khẩu, sử dụng hàng hóa được sản xuất trong nước để tiết kiệm USD)[5] thì rõ ràng đây là một ưu tiên rất lớn dành cho Công ty Tây Sa.
.
Có thể hình dung hoạt động của Công ty khai thác quần đảo Tây Sa là tổ chức khai thác phân bón ngoài quần đảo Hoàng Sa để xuất khẩu thu ngoại tệ với một mức giá trị được xác định trong giấy phép và nhập khẩu các loại hàng hóa với giá trị tương ứng của xuất khẩu phân bón. Với những ưu tiên có tính cách đặc biệt như vậy, các nhà tư bản, các thương gia rất muốn hợp tác với Công ty khai thác quần đảo Tây Sa trong việc đặt hàng nhập khẩu của Công ty để phân phối tại thị trường trong nước, trong đó có nhiều loại hàng hóa đã đưa vào danh mục cấm nhập khẩu ở các công ty khác. Bên cạnh đó, các công ty nước ngoài cũng muốn hợp tác với Công ty khai thác quần đảo Tây Sa trong việc khai thác phân bón tại Hoàng Sa, điển hình là Công ty Hữu Phát (Hãng Yew Huat) của Singapo có chi nhánh đại diện tại số 190 đường Võ Tánh (Sài Gòn).
Về quá trình hợp tác của Công ty Hữu Phát và Công ty khai thác quần đảo Tây Sa được thể hiện rất rõ trong Tờ trình ngày 26-2-1959 của Công ty Hữu Phát lên Phó Tổng thống VNCH. “Nhờ sự giúp đỡ của Tổng thống và các cơ quan thuộc Bộ Kinh tế, Công ty khai thác quần đảo Tây Sa và hãng Yew Huat của chúng tôi đã ký kết một giao kèo ngày 6-1-1959 về việc khai thác và chuyên chở phân bón (phosphate) tại quần đảo Tây Sa (Paracel). Vào thượng tuần tháng 3-1959 sắp tới, Hãng Yew Huat (Hữu Phát Công ty) của chúng tôi sẽ bắt đầu cho tàu chuyên chở đầu tiên một số máy móc, dụng cụ và vật liệu sang Việt Nam, cập bến sài Gòn, rồi sẽ cho đem ra quần đảo Hoàng Sa để khởi sự làm việc. Ngoài các máy móc, dụng cụ linh tinh phải đem từ Tân-Gia-Ba sang Việt Nam, chúng tôi còn phải chi tiêu một số tiền lớn để làm thêm nhà ở, kho hàng, xưởng làm việc, tuyển dụng tại Việt Nam thêm mộ số nhân công và nhân viên”[6].
Công ty khai thác quần đảo Tây Sa ngoài việc liên kết với hãng Hữu Phát về việc kỹ thuật và chuyên gia, còn có liên kết với một số công ty và rất nhiều thương gia người Việt khác để thực hiện việc xuất nhập cảng nhiều loại hàng hóa kiểu mậu dịch tương tiêu theo những quy định trong giấy phép nhập cảng số 125-DCE/EC ngày 25-11-1957, điển hình nhất là liên kết với hãng Trương tại Sài Gòn. Sự liên kết có tính cách ưu tiên đặc biệt này không phải là không có những ý kiến phản đối của các cơ quan có liên quan khi sau 2 năm gia hạn giấy phép. Ngày 28-1-1959 đã có một cuộc họp về việc xét đề nghị gia hạn năm thứ 3 của hãng Trương và Công ty Tây Sa. Cuộc họp với sự tham gia của các đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Quốc gia, Giám đốc Nha quan thuế, Giám đốc Nha Ngoại thương. Tại buổi họp này, Bộ Tài chính có ý kiến: “Công ty khai thác quần đảo Tây Sa và hãng Trương đều đã được cấp giấy phép nhập cảng những món hàng cấm hay bị hạn chế như cam, nhan trừ muỗi, piles sèches, mà các nhà nhập cảng khác không thể xin được. Vì vậy, các nhà nhập cảng này ganh tị, cho rằng hai hàng trên đây được hưởng chế độ độc quyền mà họ không hưởng được. Đáng lẻ, thì 2 hãng ấy phải làm thế nào để nhập cảng cho đúng thời hạn ghi trên giấy phép, chứ không có lý nào cứ kéo dài mãi năm này qua năm kia”[7]. Còn Ngân hàng Quốc gia đề nghị bác đơn xin gia hạn của 2 hãng trên vì: “Hai hãng không mua ngoại tệ của Quỹ điều hòa hối đoái, khiến cho quỹ này sẽ hao hụt, không có tiền để trợ cấp xuất cảng gạo. Hai hãng này mua ngoại tệ trên thị trường đen, giá rẻ hơn 15VN đồng nếu mua ở Quỹ điều hòa hối đoái. Làm như vậy, giá cả trên thị trường sẽ bị xáo trộn. Điều chỉnh và gia hạn giấy phép tất nhiên sẽ kéo dài chế độ độc quyền mà hai hãng trên đây được hưởng”[8]. Rõ ràng, vấn đề của Công ty khai thác quần đảo Tây Sa là một vấn đề nóng, có tầm quốc gia mà chính quyền Ngô Đình Diệm phải giải quyết trên cơ sở dung hòa gữa yếu tố kinh tế và chính trị. Cuối cùng, Công ty Tây Sa được tiếp tục được hưởng đặc ân khi Bộ Tài chính cho biết: “Việc gia hạn giấy phép nhập cảng đặc biệt của Công ty khai thác quần đảo Tây Sa đã được thượng cấp chấp thuận trên nguyên tắc”[9].
.
Về hợp tác của Công ty khai thác quần đảo Tây Sa với các thương gia cũng được triển khai thực hiện mạnh mẽ. Trong liên kết này, các thương gia sẽ được hưởng theo những quy định của mậu dịch tương tiêu nên rất muốn hợp tác vì có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, trong quá trình này trên thực tế cũng thông được thông suốt vì một phần các công ty và thương gia không thực hiện nhất quá những cam kết đề ra; đồng thời cũng bị một số cơ quan khác kiểm soát chặc chẽ, hạn chế dần những đặc lợi có tính độc quyền mà các công ty tham gia được hưởng. Nhóm thương gia có đặt hàng của Công ty khai thác quần đảo Tây Sa, mà đại diện là ông Võ Văn Khả, ngụ tại số 115 đường Nguyễn Công Trứ (Sài Gòn) đã đệ trình bà Cố vấn chính trị Trần Lệ Xuân: “Nguyên vào hạ tuần tháng 2-1959, ông Trần Đức Tân, tức chồng bà Nguyễn Thị Thu có đến yêu cầu chúng tôi trong việc hợp tác trong việc nhập cảng hàng hóa theo giấy phép số 125-DCE/EC. Vì chồng bà thu không hiểu rành về kỹ thuật nhập cảng và được sự tín nhiệm của các thương gia cho nên không thể làm gì được, mặc dù ông Tân đã ký hợp đồng với Công ty khai thác quần đảo Tây Sa sau thời gian là 3 tháng... Mãi đến ngày 1-2-1960, chúng tôi chỉ đem được 6.000.000$ Hồng Kông trong tổng số 10.000.000$ Hồng Kông và bắt đầu từ lúc ấy hàng về đến bến thương cảng đều bị đình lại cả. Công ty có báo tin cho chúng tôi là hết số lượng, nên tạm giữ để chờ lệnh trên định đoạt. Tất cả thương gia chúng tôi hy vọng và chờ mãi từ ngày ấy đến nay. Hàng hóa thì hư thối đã nhiều mà tiền kho thì ngày càng tăng lên cao, sự hâm dọa phá sản đến với chúng tôi từng giờ, từng phút. Công ty Tây Sa và các thương gia lại dựa vào ưu đãi đã yều cầu “gia hạn giấy phép nhập cảng đặc biệt sau nhiều thời hạn; trăng số lai xứ và nguyên xứ (trước chỉ có Hồng Kông, Singapo, Nhật Bản và Trung Hoa, sau đó thêm các nước trong khối Âu, Mỹ, Úc)”[10] dẫn đến sự phản ứng của Bộ Tài chính, Quốc gia ngân hàng và Viện hoái đối.
Số hàng hóa bị giữ lại thực khố Trịnh Minh Thế và kho thương cảng Sài Gòn là do không đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ, thành phần hàng hóa. Đến tháng 2-1960, là thời gian giấy phép hết hạn thì: “[a] Nhiều loại hàng hóa đã được nhập nội đầy đủ, tới mức ngoại tệ được phép. [b] Nhiều loại khác mới được nhập nội một phần, và do đó số ngoại tệ chưa dùng hết. Ngoài ra, đương sự đã tự động dùng số ngoại tệ còn dư ở đoạn [b] để nhập nội nhiều loại hàng ở đoạn [a] quá số lượng và ngoại tệ ghi trên giấy phép. Sự kiện này đã sảy ra vì những loại hàng chưa mua đủ, không có lợi bao nhiêu nên đương sự thôi không nhập nội quá mức ấn định để bù vào. Vì vậy, nên đương sự hiện còn tại Thực khố Trịnh Minh Thế và các kho thương cảng một số rất lớn hàng hóa thuộc loại [a] quá mức ghi trên giấy phép. Tuy vậy, tổng số vẫn chưa quá tổng số ngoại tệ cho phép”[11]. Đây là những vướng mắc trong việc nhập nội các loại hàng hóa vì Công ty và các thương gia đã cố tình nhập nội hàng hóa theo yêu cầu thị trường cũng như theo tỷ lệ lợi nhuận. Đến cuối năm 1960, số hàng hóa rất lớn bị giam giữ gần 1 năm trong kho[12], dẫn đến tình trạng các loại hàng hóa bị hư hỏng, chịu tiền thuế kho, gây thiệt hại rất nhiều cho các thương gia. Mặc dù trước đó, Công ty và các thương gia đã yêu cầu xin nộp các sắc thuế quan và một khoản tiền phạt để mang số hàng hóa đó ra tiêu thụ. Nhưng các cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập nội hàng hóa đều không chấp thuận lời yêu cầu này.
Đứng trước những khó khăn như vậy, Công ty khai thác quần đảo Tây Sa đã giải thể vào giữa năm 1961, việc liên kết với hãng Hữu Phát cùng bị dừng lại. Chương trình kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa với tính chất của một công ty đặc thù tạm dừng, tuy nhiên các hoạt động kinh tế tại Hoàng Sa vẫn được tiếp tục thực hiện với nhiều hình thức. Đồng thời, công tác hành chính được củng cố khi Tổng thống Ngô Đình Diệm mới ký một sắc lệnh[13], đặt Hoàng Sa (thuộc tỉnh Thừa Thiên) trở về tỉnh Quảng Nam với quy chế của một xã.
Thông qua hoạt động của Công ty Tây Sa thấy được mối quan hệ quốc tế trong hoạt động kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa khi Công ty liên kết chính với hãng Hữu Phát của Singapo, đó là chưa kể 25 quốc gia nhập phân bón được khai thác tại đây. Điều này một cách gián tiếp cho thấy các nước này công nhận chủ quyền hiển nhiên của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Bản thân hoạt động của Công ty Tây Sa với những ưu tiên và có vốn luân chuyển trong xuất nhập khẩu lớn, có thể làm tình hình ngoại tệ của chính quyền Ngô Đình Diệm bị ảnh hưởng trầm trọng khi hoạt động không theo giấy phép cho thấy Công ty Tây Sa giống như một tập đoàn kinh tế nhà nước - kinh tế biển, mà người đứng đầu là Viện trưởng Viện Hối đoái Quốc gia. Để giải quyết các vấn đề của Công ty thì đã phải trình xin ý kiến trực tiếp của Phó Tổng thống cũng như cố vấn Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân. Như vậy, chính quyền Ngô Đình Diệm đã có một ý thức rất rõ rệt về chủ quyền quốc gia cũng như các biện pháp thực thi chủ quyền bằng các hình thức khác nhau theo hướng xây dựng đầy đủ 5 yếu tố của một đơn vị hành chính là không gian lãnh thổ, dân cư, văn hóa - lịch sử, địa - kinh tế và yếu tố chính quyền gắn với những yêu cầu về quản lý nhà nước/.
__________
.
Có thể hình dung hoạt động của Công ty khai thác quần đảo Tây Sa là tổ chức khai thác phân bón ngoài quần đảo Hoàng Sa để xuất khẩu thu ngoại tệ với một mức giá trị được xác định trong giấy phép và nhập khẩu các loại hàng hóa với giá trị tương ứng của xuất khẩu phân bón. Với những ưu tiên có tính cách đặc biệt như vậy, các nhà tư bản, các thương gia rất muốn hợp tác với Công ty khai thác quần đảo Tây Sa trong việc đặt hàng nhập khẩu của Công ty để phân phối tại thị trường trong nước, trong đó có nhiều loại hàng hóa đã đưa vào danh mục cấm nhập khẩu ở các công ty khác. Bên cạnh đó, các công ty nước ngoài cũng muốn hợp tác với Công ty khai thác quần đảo Tây Sa trong việc khai thác phân bón tại Hoàng Sa, điển hình là Công ty Hữu Phát (Hãng Yew Huat) của Singapo có chi nhánh đại diện tại số 190 đường Võ Tánh (Sài Gòn).
Về quá trình hợp tác của Công ty Hữu Phát và Công ty khai thác quần đảo Tây Sa được thể hiện rất rõ trong Tờ trình ngày 26-2-1959 của Công ty Hữu Phát lên Phó Tổng thống VNCH. “Nhờ sự giúp đỡ của Tổng thống và các cơ quan thuộc Bộ Kinh tế, Công ty khai thác quần đảo Tây Sa và hãng Yew Huat của chúng tôi đã ký kết một giao kèo ngày 6-1-1959 về việc khai thác và chuyên chở phân bón (phosphate) tại quần đảo Tây Sa (Paracel). Vào thượng tuần tháng 3-1959 sắp tới, Hãng Yew Huat (Hữu Phát Công ty) của chúng tôi sẽ bắt đầu cho tàu chuyên chở đầu tiên một số máy móc, dụng cụ và vật liệu sang Việt Nam, cập bến sài Gòn, rồi sẽ cho đem ra quần đảo Hoàng Sa để khởi sự làm việc. Ngoài các máy móc, dụng cụ linh tinh phải đem từ Tân-Gia-Ba sang Việt Nam, chúng tôi còn phải chi tiêu một số tiền lớn để làm thêm nhà ở, kho hàng, xưởng làm việc, tuyển dụng tại Việt Nam thêm mộ số nhân công và nhân viên”[6].
Công ty khai thác quần đảo Tây Sa ngoài việc liên kết với hãng Hữu Phát về việc kỹ thuật và chuyên gia, còn có liên kết với một số công ty và rất nhiều thương gia người Việt khác để thực hiện việc xuất nhập cảng nhiều loại hàng hóa kiểu mậu dịch tương tiêu theo những quy định trong giấy phép nhập cảng số 125-DCE/EC ngày 25-11-1957, điển hình nhất là liên kết với hãng Trương tại Sài Gòn. Sự liên kết có tính cách ưu tiên đặc biệt này không phải là không có những ý kiến phản đối của các cơ quan có liên quan khi sau 2 năm gia hạn giấy phép. Ngày 28-1-1959 đã có một cuộc họp về việc xét đề nghị gia hạn năm thứ 3 của hãng Trương và Công ty Tây Sa. Cuộc họp với sự tham gia của các đại diện Bộ Tài chính, Ngân hàng Quốc gia, Giám đốc Nha quan thuế, Giám đốc Nha Ngoại thương. Tại buổi họp này, Bộ Tài chính có ý kiến: “Công ty khai thác quần đảo Tây Sa và hãng Trương đều đã được cấp giấy phép nhập cảng những món hàng cấm hay bị hạn chế như cam, nhan trừ muỗi, piles sèches, mà các nhà nhập cảng khác không thể xin được. Vì vậy, các nhà nhập cảng này ganh tị, cho rằng hai hàng trên đây được hưởng chế độ độc quyền mà họ không hưởng được. Đáng lẻ, thì 2 hãng ấy phải làm thế nào để nhập cảng cho đúng thời hạn ghi trên giấy phép, chứ không có lý nào cứ kéo dài mãi năm này qua năm kia”[7]. Còn Ngân hàng Quốc gia đề nghị bác đơn xin gia hạn của 2 hãng trên vì: “Hai hãng không mua ngoại tệ của Quỹ điều hòa hối đoái, khiến cho quỹ này sẽ hao hụt, không có tiền để trợ cấp xuất cảng gạo. Hai hãng này mua ngoại tệ trên thị trường đen, giá rẻ hơn 15VN đồng nếu mua ở Quỹ điều hòa hối đoái. Làm như vậy, giá cả trên thị trường sẽ bị xáo trộn. Điều chỉnh và gia hạn giấy phép tất nhiên sẽ kéo dài chế độ độc quyền mà hai hãng trên đây được hưởng”[8]. Rõ ràng, vấn đề của Công ty khai thác quần đảo Tây Sa là một vấn đề nóng, có tầm quốc gia mà chính quyền Ngô Đình Diệm phải giải quyết trên cơ sở dung hòa gữa yếu tố kinh tế và chính trị. Cuối cùng, Công ty Tây Sa được tiếp tục được hưởng đặc ân khi Bộ Tài chính cho biết: “Việc gia hạn giấy phép nhập cảng đặc biệt của Công ty khai thác quần đảo Tây Sa đã được thượng cấp chấp thuận trên nguyên tắc”[9].
.
Về hợp tác của Công ty khai thác quần đảo Tây Sa với các thương gia cũng được triển khai thực hiện mạnh mẽ. Trong liên kết này, các thương gia sẽ được hưởng theo những quy định của mậu dịch tương tiêu nên rất muốn hợp tác vì có lợi nhuận cao. Tuy nhiên, trong quá trình này trên thực tế cũng thông được thông suốt vì một phần các công ty và thương gia không thực hiện nhất quá những cam kết đề ra; đồng thời cũng bị một số cơ quan khác kiểm soát chặc chẽ, hạn chế dần những đặc lợi có tính độc quyền mà các công ty tham gia được hưởng. Nhóm thương gia có đặt hàng của Công ty khai thác quần đảo Tây Sa, mà đại diện là ông Võ Văn Khả, ngụ tại số 115 đường Nguyễn Công Trứ (Sài Gòn) đã đệ trình bà Cố vấn chính trị Trần Lệ Xuân: “Nguyên vào hạ tuần tháng 2-1959, ông Trần Đức Tân, tức chồng bà Nguyễn Thị Thu có đến yêu cầu chúng tôi trong việc hợp tác trong việc nhập cảng hàng hóa theo giấy phép số 125-DCE/EC. Vì chồng bà thu không hiểu rành về kỹ thuật nhập cảng và được sự tín nhiệm của các thương gia cho nên không thể làm gì được, mặc dù ông Tân đã ký hợp đồng với Công ty khai thác quần đảo Tây Sa sau thời gian là 3 tháng... Mãi đến ngày 1-2-1960, chúng tôi chỉ đem được 6.000.000$ Hồng Kông trong tổng số 10.000.000$ Hồng Kông và bắt đầu từ lúc ấy hàng về đến bến thương cảng đều bị đình lại cả. Công ty có báo tin cho chúng tôi là hết số lượng, nên tạm giữ để chờ lệnh trên định đoạt. Tất cả thương gia chúng tôi hy vọng và chờ mãi từ ngày ấy đến nay. Hàng hóa thì hư thối đã nhiều mà tiền kho thì ngày càng tăng lên cao, sự hâm dọa phá sản đến với chúng tôi từng giờ, từng phút. Công ty Tây Sa và các thương gia lại dựa vào ưu đãi đã yều cầu “gia hạn giấy phép nhập cảng đặc biệt sau nhiều thời hạn; trăng số lai xứ và nguyên xứ (trước chỉ có Hồng Kông, Singapo, Nhật Bản và Trung Hoa, sau đó thêm các nước trong khối Âu, Mỹ, Úc)”[10] dẫn đến sự phản ứng của Bộ Tài chính, Quốc gia ngân hàng và Viện hoái đối.
Số hàng hóa bị giữ lại thực khố Trịnh Minh Thế và kho thương cảng Sài Gòn là do không đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ, thành phần hàng hóa. Đến tháng 2-1960, là thời gian giấy phép hết hạn thì: “[a] Nhiều loại hàng hóa đã được nhập nội đầy đủ, tới mức ngoại tệ được phép. [b] Nhiều loại khác mới được nhập nội một phần, và do đó số ngoại tệ chưa dùng hết. Ngoài ra, đương sự đã tự động dùng số ngoại tệ còn dư ở đoạn [b] để nhập nội nhiều loại hàng ở đoạn [a] quá số lượng và ngoại tệ ghi trên giấy phép. Sự kiện này đã sảy ra vì những loại hàng chưa mua đủ, không có lợi bao nhiêu nên đương sự thôi không nhập nội quá mức ấn định để bù vào. Vì vậy, nên đương sự hiện còn tại Thực khố Trịnh Minh Thế và các kho thương cảng một số rất lớn hàng hóa thuộc loại [a] quá mức ghi trên giấy phép. Tuy vậy, tổng số vẫn chưa quá tổng số ngoại tệ cho phép”[11]. Đây là những vướng mắc trong việc nhập nội các loại hàng hóa vì Công ty và các thương gia đã cố tình nhập nội hàng hóa theo yêu cầu thị trường cũng như theo tỷ lệ lợi nhuận. Đến cuối năm 1960, số hàng hóa rất lớn bị giam giữ gần 1 năm trong kho[12], dẫn đến tình trạng các loại hàng hóa bị hư hỏng, chịu tiền thuế kho, gây thiệt hại rất nhiều cho các thương gia. Mặc dù trước đó, Công ty và các thương gia đã yêu cầu xin nộp các sắc thuế quan và một khoản tiền phạt để mang số hàng hóa đó ra tiêu thụ. Nhưng các cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập nội hàng hóa đều không chấp thuận lời yêu cầu này.
Đứng trước những khó khăn như vậy, Công ty khai thác quần đảo Tây Sa đã giải thể vào giữa năm 1961, việc liên kết với hãng Hữu Phát cùng bị dừng lại. Chương trình kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa với tính chất của một công ty đặc thù tạm dừng, tuy nhiên các hoạt động kinh tế tại Hoàng Sa vẫn được tiếp tục thực hiện với nhiều hình thức. Đồng thời, công tác hành chính được củng cố khi Tổng thống Ngô Đình Diệm mới ký một sắc lệnh[13], đặt Hoàng Sa (thuộc tỉnh Thừa Thiên) trở về tỉnh Quảng Nam với quy chế của một xã.
Thông qua hoạt động của Công ty Tây Sa thấy được mối quan hệ quốc tế trong hoạt động kinh tế tại quần đảo Hoàng Sa khi Công ty liên kết chính với hãng Hữu Phát của Singapo, đó là chưa kể 25 quốc gia nhập phân bón được khai thác tại đây. Điều này một cách gián tiếp cho thấy các nước này công nhận chủ quyền hiển nhiên của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Bản thân hoạt động của Công ty Tây Sa với những ưu tiên và có vốn luân chuyển trong xuất nhập khẩu lớn, có thể làm tình hình ngoại tệ của chính quyền Ngô Đình Diệm bị ảnh hưởng trầm trọng khi hoạt động không theo giấy phép cho thấy Công ty Tây Sa giống như một tập đoàn kinh tế nhà nước - kinh tế biển, mà người đứng đầu là Viện trưởng Viện Hối đoái Quốc gia. Để giải quyết các vấn đề của Công ty thì đã phải trình xin ý kiến trực tiếp của Phó Tổng thống cũng như cố vấn Ngô Đình Nhu và Trần Lệ Xuân. Như vậy, chính quyền Ngô Đình Diệm đã có một ý thức rất rõ rệt về chủ quyền quốc gia cũng như các biện pháp thực thi chủ quyền bằng các hình thức khác nhau theo hướng xây dựng đầy đủ 5 yếu tố của một đơn vị hành chính là không gian lãnh thổ, dân cư, văn hóa - lịch sử, địa - kinh tế và yếu tố chính quyền gắn với những yêu cầu về quản lý nhà nước/.
__________
.
Chú thích:
[1]Công báo Việt Nam Cộng hòa năm 1956, tr. 1996.
[2]Năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm đã cấp giấy phép cho kỹ nghệ gia Lê Văn Cang tiến hành khai thác phốt phát ở Hoàng Sa. Theo Đỗ Bang: “Quá trình khai thác và thực thi chủ quyền ở Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của triều Nguyễn”, Huế xưa và nay, số 104, 2011, tr. 14.
[3]Tờ trình về công ty khai thác quần đảo Tây Sa, ngày 1-12-1960. Hồ sơ 2112, Phông Bộ Tài chính, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh.
[4]Hồ sơ 2112, Phông Bộ Tài chính, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh.
[5]Tờ trình số 3921/CSCA/TNI.N, ngày 27-4-1957 về việc phát triển sản phẩm nội hóa, Hồ sơ 2993, Phông Tòa Đại biểu Trung nguyên Trung phần, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh.
[6]Tờ trình ngày 26-2-1959 của Công ty Hữu Phát lên Phó Tổng thống VNCH. Hồ sơ 2112, Phông Bộ Tài chính, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh.
[7]Tờ trình ngày 28-1-1959 của Giám đốc Nha Tài ngoại. Hồ sơ 2112, Phông Bộ Tài chính, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh.
[8]Tờ trình ngày 28-1-1959 của Giám đốc Nha Tài ngoại, nđd.
[9]Công văn số 336 của Bộ tài chính gửi Tổng Giám đốc Viện hối đoái. Hồ sơ 2112, Phông Bộ Tài chính, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh.
[10]Tờ trình về công ty khai thác quần đảo Tây Sa, ngày 1-12-1960, Tài liệu thuộc Hồ sơ 2112, Phông Bộ Tài chính, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh.
[11]Tờ trình số 125, ngày 6-12-1960 của Tổng Giám đốc quan thuế gửi Bộ tài chính tại sài Gòn. Hồ sơ 2112, Phông Bộ Tài chính, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, thành phố Hồ Chí Minh.
[12]Theo quy định lúc bấy giờ của chính quyền VNCH, việc hàng hóa bị giam giữ tại thực khố thì trong thời hạn 5 năm vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ hàng.
[13]Sắc lệnh số 174-NV, ngày 13-7-1961.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét