Thứ Năm, 4 tháng 6, 2015

26 năm Thiên An Môn: NỖI ĐAU TỘT CÙNG CỦA CÁC BÀ MẸ


Xin mời đọc lại để chia sẻ nỗi đau đớn tột cùng của Các Bà mẹ Thiên An Môn.

BỊ LƯU ĐÀY Ở BẮC KINH 
- một người mẹ đã nói trước ngày 4.6.2012 như thế.

Người dịch: XYZ

Đã qua đi 22 cái ngày 4/6 hàng năm, con trai tôi bị lưu đày thấm thoát đã 23 năm trời.

Tôi biết ở Bắc Kinh có một Nhóm các bà mẹ Thiên An Môn, con của họ đều đã chết. Là người mẹ, tôi từng thầm nghĩ, trộm nghĩ là so với họ, tôi vẫn còn may mắn hơn, con tôi vẫn còn sống.


Chúng tôi cũng có một nhóm, ở Tây Sơn. Gọi là nhóm chứ không có tổ chức, không có hoạt động gì. 
Phần đông chúng tôi đều đã nghỉ hưu, chúng tôi thường ngồi quây thành vòng tròn hát nhạc đỏ, hoặc dưới bóng cây, hoặc trên vách đá, dần dà chúng tôi đọc được nỗi buồn trong mắt nhau, gần gũi nhau, hỏi thăm nhau, thăm dò nhau. Rồi một ngày, một người mẹ nói với tôi, mỗi khi bà nghe họ vừa hát vừa ngẩng đầu nhìn lên sao Bắc Đẩu, lòng nhớ đến Mao Chủ tịch, nước mắt giàn giụa, có đúng là nhớ Mao Chủ tịch không? Cuối cùng, câu nói ấy kèm theo một cái cười đầy giễu cợt.

Tôi lắc đầu, bảo rằng tôi đang nhớ con mình.

Cứ thế, chúng tôi đã có cùng một chủ đề chung – đứa con. Đúng vậy, con của chúng tôi đều đang bị lưu đày. Năm năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm… …

Không hiểu bắt đầu từ bao giờ mà con và lưu đày đã có liên quan với mọi người chúng tôi. Trước đó, lúc mới đầu, mặc dù sự kiện không bình thường này khiến cho chúng tôi thấy may mắn và âu lo, may mắn vì con trai chạy trốn được khỏi cuộc đàn áp, âu lo vì sự chia ly. Song từng người vẫn còn có thể sống một cuộc sống bình thường của riêng mình, mà tình trạng này thì cứ tiếp tục từ năm này qua năm khác. Một thứ tình cảm riêng tư phải xa cách đứa con đã biến thành thứ tình cảm chung lúc nào không hay, may mắn và âu lo được thay thế bằng cảm giác bị khủng bố, sự thật đứa con bị lưu đày dài ngày đem lại nỗi khổ đau vô cùng vô tận.

Hơn 20 năm trước, chúng tôi đột nhiên phải đối mặt với sự chia li chưa hề được chuẩn bị về tư tưởng, có những người mẹ lúc chia tay còn chỉ dự định là xa nhau tạm thời, chỉ dặn dò vài ba câu rồi ôm nhau nói lời tạm biệt trên sân ga, vẫn đầy lòng tin xuẩn ngốc của con người, cho là chỉ sau vài tháng, hoặc nhiều nhất cũng chỉ sau vài năm là chắc chắn sẽ lại được gặp mặt. Thế nhưng, chúng tôi phát hiện thấy mình đã bị rơi vào thế tuyệt vọng của sự xa cách đứa con, không nơi nương tựa, không thể gặp lại.

Chúng tôi thường thông báo cho nhau về tình hình gần đây nhất của con cái mình, đứa nào đã kết hôn sinh con, đứa nào đã có học vị. Người chồng là chỗ dựa của chúng tôi, con cái là niềm hi vọng của chúng tôi, thế mà xem ra người đàn ông lại thường mềm yếu, chẳng khác gì một vật cứng dễ vỡ vậy, không ít ông bố đã không chờ đợi con mình, mà chuyện con mình quay về thì chẳng biết tới khi nào. Các bà mẹ cho rằng, những tình trạng nguy cấp như nguy cơ bệnh, chết chóc… còn có thể có ngoại lệ, kết quả là chẳng có biện pháp linh hoạt nào. Con đường còn lại duy nhất là e-mail và điện thoại. Giữa những người thân xưa nay có mối liên hệ với nhau bằng tâm linh, tình cảm và cốt nhục, hiện giờ thì chỉ có thể làm ấm lại giấc mơ xưa bằng những dòng e-mail. Nhưng do thực tế là tất cả những con chữ sử dụng được trong e-mail đã được mẹ và con dùng hết rất nhanh, nên tình cảm bi thương từ nỗi chờ mong của chúng tôi trong suốt thời gian dài chỉ gói gọn được trong mấy câu hỏi thăm lặp lại được trao đổi ngắn ngủi vội vàng, chẳng hạn, “Mẹ khỏe, nhớ con. Chờ con.” … … 

Có những người mẹ thế là liền đưa ra yêu cầu cho con mình: Con, liệu có thể về được không. Nhưng rồi họ lại đã nhanh chóng hiểu được rằng làm như vậy chẳng khác gì đẩy con vào miệng hùm, về là phải đầu hàng, mà con mình không phải là kẻ thù, không phải là tội nhân, con không muốn thế, mẹ cũng không muốn thế, từ nhỏ mẹ đã dạy con phải làm một con người ngay thẳng, thế là người mẹ thà rằng chịu nỗi khổ của sự chia cách còn hơn.

Chúng tôi sẽ mang ảnh con ra, tấm ảnh hội tụ hết nỗi ưu tư của mình, chúng tôi cũng sẽ ân hận, ân hận vì trước đây mình quá nghiêm khắc với con, ân hận vì trước đây mình quấy rầy con quá nhiều. Sự chia cách lạnh lẽo, triệt để, mù mịt tiền đồ này đã đẩy chúng tôi vào tình cảnh rối bời tâm trạng, khiến cho chúng tôi trở thành những cái bóng suốt ngày chỉ biết ám ảnh với nỗi chia ly như đã cách biệt hẳn mà không biết phải làm gì.

Chúng tôi thực đã phải mang nỗi đau song trùng: Đầu tiên là tưởng tượng về nỗi đau mà con mình phải chịu đựng ở ngoài đó, tiếp đến là nỗi đau mà bản thân phải gánh chịu. Chúng tôi an ủi nhau rằng các con ở ngoài đó được tự do, chúng có được sự tự do mà chúng theo đuổi, chúng sẽ vui vẻ. Nghĩ đến con cái đang tự do ở ngoài đó, chúng tôi chợt phát hiện ra rằng kẻ bị lưu đày chính là chúng tôi, chúng tôi là những người mẹ bị lưu đày ở Bắc Kinh. Chúng tôi đã bị chối bỏ trong những tháng ngày vô phương hướng và trong nỗi nhớ không có chút kết quả nào, chẳng khác nào gì một bầy bóng ma lang thang. Chúng tôi bất lực chẳng biết phải làm gì, chỉ đành dật dờ trong cái thành phố u ám này, ngày lại ngày đắm chìm trong nỗi nhớ quặn lòng.

Cảm giác sống lưu vong tiêu biểu cho cảm nhận của mọi người, sự trống rỗng luôn tồn tại trong thẳm sâu cõi lòng chúng tôi đích thực là một cảm giác sống lưu vong, một tâm trạng rõ ràng và chính xác, một mũi tên kí ức âu lo, một sự ảo tưởng hoang đường hết sức, thời gian thoảng trôi. Nhiều khi chúng tôi thả mình vào trong tưởng tượng, hình dung mình đang chờ tiếng chuông cửa con mình về hoặc tiếng chân leo cầu thang quen thuộc của con mình một cách sung sướng.

Nhiều khi, cả dũng khí, ý chí lẫn lòng nhẫn nại của chúng tôi dường như đều bị đổ sụp trong chốc lát, đổ sụp bất ngờ đến nỗi chúng tôi cảm thấy dường như sẽ không còn gượng dậy nổi, không còn tính đếm đến ngày đoàn tụ, chúng tôi đã trải nghiệm nỗi bi thảm của tất cả mọi tù nhân và những người bị đi đày, ở Bắc Kinh, ở nhà, ở Tây Sơn. Chúng tôi sống cuộc sống giống như những người vì bị xử lí bằng luật pháp hoặc sự trả thù của người đời mà phải ở sau chốn song sắt.

Trong tình trạng cô đơn đến cực điểm ấy, cuối cùng đã chẳng còn ai trông đợi gì đến chuyện những người cầm quyền lưu đày con mình sẽ sửa sai vụ “4.6”, chẳng còn ai trông đợi gì đến chuyện những người cầm quyền lưu đày các bà mẹ cho chúng tôi được gặp lại con mình.

Có thể tôi nói vậy là quá thương tâm, nhưng hỏi còn có thể nói gì được nữa đây?

Âm thanh những bài nhạc đỏ ở Tây Sơn đã bị cấm đoán mất một thời gian, chúng tôi có đôi chút mất mát. Tôi biết, điều mọi người muốn gửi gắm trong tiếng hát không phải là thứ tình cảm ca ngợi đảng cộng sản trong nhạc đỏ, chúng tôi làm sao có nổi thứ tình cảm ấy? Tôi tin là những người hát cũng vậy.
___________

Dịch từ bản gốc:

在北京被放逐——一个母亲在2012年64前说/公刘
请看博讯热点:六四
(博讯北京时间2012年4月22日 来稿)

http://peacehall.com/.../pubvp/2012/04/201204222253.shtml...

每一年的64已经过去22个,我的儿子被放逐快23年了。

我知道北京有一个天安门母亲群体,她们的儿子都死了。作为母亲,我曾经很自私的想,偷偷地想,比起她们,我还是比较幸运的,我的儿子还活着。 (博讯 boxun.com)

我们也有一个群体,在西山。说是群体,没有组织,没有活动。我们大部分已经退休,我们大都散坐在唱红歌的圆圈的周围,或树下,或山石上,慢慢地我 们互相读出对方眼中的忧伤,互相接近,互相询问,互相试探。有一天,一个母亲对我说,您每次听他们唱抬头望见北斗星,心中想念毛主席的时候,眼睛总是充满 泪水,是在想念毛主席吗?最后那句话带着明显的玩笑的味道。
我摇摇头,告诉她,我在想念我的儿子。

就这样,我们有了一个共同的话题,儿子。是的,我们的儿子都在被放逐。五年,十年,十五年,二十年,……

不知道从什么时候开始,儿子和放逐已与我们人人有关了。在此以前,开始,尽管这不平常的事件使我们庆幸和忧虑,为儿子逃离迫害而庆幸,为分离而忧 虑。但每个人还能够各就各位照常生活,而这种情况一年复一年地持续下去。一种与儿子离别的个人感情就在不知不觉中变为共有的感情,庆幸和忧虑被一种恐怖的 感觉所替代,儿子被长期流放的现实带来无穷无尽的痛苦。

二十多年前,我们突然面临事先毫无思想准备的分离,有些母子分手时还只作了暂时离别的打算,我们在车站的月台上说了两三句叮咛的话后拥抱道别,满 怀着人类愚蠢的信心,以为过几个月、或至多过几年肯定又能见面。可是,我们发现自己已陷于远离儿子、无依无靠、不能重逢的绝境。

我们常常互相通报儿子的近况,谁已经结婚生子,谁又拿到一个学位,儿子们发表了一个我们要笑着回家的声明,谁闯关被拒。丈夫是我们的靠山,儿子是 我们的希望,可是看来强大的男人往往那么脆弱,就像坚强的物件容易破碎,不少儿子的父亲没有等到与他们的儿子,而儿子归来却遥遥无期。母亲们认为,诸如病 危、死亡等所谓紧急情况下可能会有例外,结果是没有通融。剩下的唯一途径是伊妹儿和电话。向来以心灵、感情和肉体联系着的亲人,现在只能从一封封伊妹儿里 去重温旧梦。然而由于事实上伊妹儿中所能运用的字眼很快被母亲和儿子用尽了,我们们长时期的盼望的悲枪情绪只能匆促简短地概括在电话里交换的几句重复的问 候中,例如:“我好,想你。等你。”等等。

有些母亲于是向儿子提出要求:你,是否可以回来。然而她们很快地明白过来,他们这样做无异把儿子驱人虎口,回来,必须投降,儿子不是敌人,儿子不是罪人,儿子不愿意,妈妈也不愿意,妈妈自幼就教会儿子,要做一个正直的人,于是妈妈宁愿忍受别离之苦。

我们会拿出儿子的照片,照片上集中了我们全部的忧思,我们也会懊悔,懊悔过去对儿子太严厉,懊悔过去对儿子干涉太多。这种无情的、彻底的、前途茫茫的分离,把我们推人了心烦意乱的境地,使我们成天魂梦索绕于那离别却如隔世的人影而一筹莫展。

我们实际上受到的痛苦是双重的:首先是想象在外面的儿子所受的痛苦,其次是自身所受的痛苦。我们互相告慰,儿子在外面是自由的,他们有了他们所追 求的自由,他们会快乐的。想到在外面自由的儿子,我们终于发现,被放逐的是我们,我们是放逐在北京的母亲。我们被遗弃在没有定向的日子里和毫无结果的回忆 之中,就像一群漂泊不定的幽灵。我们无能为力无事可做,只好在这阴沉沉的城市里兜来转去, 日复一日地沉湎在使人沮丧的回忆中。

流放之感,代表了大家的感受,我们心灵深处始终存在的空虚感确是一种流放之感,一种明确清晰的情绪,一种焦心的回忆之箭,一种荒诞不经的妄想,时间飞逝。有时候我们让自己陶醉于幻想境界,设想自己在愉快地等候儿子人回来的门铃声或楼儿子熟悉的脚步声。

有时候,我们的勇气、意志和耐心好像一下子都垮了,垮得这么突然,以致我们感到好像再也爬不起来,不再去计算团聚的日期,我们体验了一切囚徒和流放者的悲惨遭遇,在北京,在家中,在西山。我们活像受到人世间的法律制裁或仇恨报复而度着铁窗生涯的人。

在这种极端孤单的情况下,终于没有人再指望那些放逐儿子的当权者平反64,不再指望那些放逐母亲的当权者让我们和我们的儿子重逢。

也许,我这样说太伤感,但是我能说什么呢?

西山上唱红歌的声音被禁止了一段时间,我们有些失落。我知道,大家在歌声中寄托的不是红歌中那些歌颂共产党的感情,我们怎么对这个有感情呢?我相信,唱歌的人们也是这样。 [博讯来稿] (博讯 boxun.com)

在北京被放逐――一个母亲在2012年64前说/公刘
peacehall.com

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét