Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

LÊ VĂN ÚT - MỘT KẺ LỪA THẦY PHẢN BẠN, "ĂN CHÁO ĐÁ BÁT"

Lê Văn Út - kẻ lừa thầy phản bạn, ăn cháo đá bát

Tìm hiểu vụ Hiệu trưởng ĐH Tôn Đức Thắng
kiện GS Nguyễn Đăng Hưng,
xác định hành động đáng thất vọng của một trợ lý

 
PGS Phan Ngọc Châu
Nguyên Khoa Trưởng Khoa Xây Dựng, ĐH Bách Khoa TP HCM

Năm 1990, sau khi có được một dự án hợp tác nghiên cứu khoa học và đào tạo thạc sỹ do Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp (FICU Aupelf-Uref) tài trợ, GS Nguyễn Đăng Hưng đã triển khai tại ĐH Bách Khoa TP HCM. Lúc ấy, chính tôi là đối tác trực tiếp của ông. Rồi từ đó, ông liên tục vận động để có ít nhất hằng năm một dự án khi thì Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (CGRI), khi thì FICU tài trợ, để mỗi năm đem một nghiên cứu sinh Việt Nam sang Bỉ học lấy bằng thạc sỹ, cứ 3 năm có một tiến sỹ tốt nghiệp tại Bỉ.

Rồi đến năm 1995, ông vận động xin tài trợ qui mô hơn của Bộ Hợp tác Phát triển Bỉ, thành lập chương trình cao học EMMC (Thạc Sỹ Châu Âu về Cơ học Xây dựng), đào tạo thạc sỹ đại trà tại ĐH Bách Khoa TP HCM. Mô hình du học tại chỗ ra đời. Và mỗi lần như vậy, Khoa xây dựng chúng tôi là đối tác chính của ông. Ông đi đi về về Bỉ-Việt Nam như con thoi, mỗi năm hai ba lần, mỗi lần ở lại Việt Nam cả tháng để điều hành các văn phòng của ông, sau này được mở rộng ra ĐH Bách khoa Hà Nội.

Mãi đến ngày ông nghỉ hưu, năm 2007 các dự án này mới chấm dứt với những thành quả thật đồ sộ: 318 học viên đã được ĐH Liège cấp bằng thạc sỹ Châu Âu và trong số đó hiện nay theo thống kê tạm thời có đến 75 học viên bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại các nước tiên tiến.

Là đối tác trực tiếp của ông trong giai đoạn khó khăn nhất, là người theo dõi ông qua những bước thăng trầm trăn trở gay go nhất, có lẽ hơn ai hết, tôi là người hiểu rõ ông, một Việt kiều có tâm huyết và nhiệt tình quí hiếm cho nền giáo dục nước nhà, có tinh thần phấn đấu không lay chuyển để đạt đến thành công trong sự nghiệp với sự kiên trì bền bỉ và đầu óc tổ chức đáng được ngưỡng mộ, ghi công.

Bởi vậy, tôi rất đau xót hay tin ông bị nạn qua một vụ kiện phát xuất từ một cá nhân nay là Hiệu Trưởng ĐH Tôn Đức Thắng mà khoa Xây Dựng ĐH Bách Khoa chúng tôi đã từng biết đến là ai!

Tôi lấy taxi đến nhà ông tại Quận 9. Ông xem ra trong sóng gió vẫn rất tự tin, bình thản.

Ông bảo tôi:

“Lần này tôi sẽ giành mọi ý kiến cho toà án, ít phát biểu qua báo chí. Tôi mong các trí thức Việt Nam, các nhà khoa học lên tiếng giúp tôi. Việc của tôi chính là việc bảo vệ tự do học thuật, việc bảo vệ sở hữu trí tuệ cá nhân của các nhà khoa học tại đại học mà mình công tác”.

Ông nói thêm là tương quan nồng thắm của ông với ĐH Tôn Đức Thắng bắt đầu từ cuối năm 2012 đã bị đổ vỡ sau khi tạp chí APJCEN ra đời. Có một cá nhân đã giữ một vai trò then chốt, một trợ lý đã cố tình kích động gây mâu thuẫn. Ông nhờ tôi tra cứu hồ sơ tương tác giữa cá nhân này với ông trong giai đoạn hình thành tạp chí để chỉ rõ đâu là sự thật.

Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, tôi phát hiện người trợ lý này vốn là kẻ có tiền án [1,2] năm 2006 với tội danh khủng bố tại Trung Tâm Đại học tại chức Cần Thơ nay là trường ĐH Kỹ Thuật Công nghệ Cần Thơ.

Những gì mà người này đã hành xử đối với GS Nguyễn Đăng Hưng, chỉ là sự tiếp nối trên bình diện khác. Bản chất không đàng hoàng của người này không thay đổi qua thời gian!

Bây giờ xin bước vào chi tiết về những hành động này.

Trong bài trên báo mạng Vietnamnet đăng tải ngày 13/8/2014, nhà báo Lê Huyền đã có lời phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng (GS.NĐH):

Trường ĐH Tôn Đức Thắng cho rằng chính TS Lê Văn Út là người chủ động thực hiện một số việc để thành lập tạp chí. Còn ông cho rằng, TS Út không có kinh nghiệm xây dựng tạp chí quốc tế. Dường như ông đang bác bỏ vai trò của TS Út?

Đây là sự ngộ nhận cơ bản đã gây nên sự hiểu lầm và mâu thuẫn giữa ĐH Tôn Đức Thắng với GS.NĐH. Trong phần trả lời, GS.NĐH đã nói lên sự thật nhưng có lẽ vì thời gian phỏng vấn quá ngắn nên chưa minh chứng sự việc một cách tường tận đến bạn đọc.

Sau khi tham khảo lại hồ sơ của giai đoạn chuẩn bị thành lập tạp chí APJCEN (tháng 12/2012), lần này GS.NĐH đã cho tôi xem xét hồ sơ với mục đích minh bạch hoá các văn kiện, các trao đổi e-mail, để công luận nắm bắt sự thật về những hành động đáng ngờ của một cá nhân đã có vai trò then chốt trong những ngày đầu với vai trò là trợ lý của GS.NĐH.

Qua những tài liệu sau đây, bạn đọc sẽ hiểu rằng những ngộ nhận trên phát xuất từ việc thiếu thông tin, hay thông tin sai lạc, từ những báo cáo không trung thực của nguyên trợ lý của GS.NĐH, TS Lê Văn Út (LVU) – một tiến sĩ Toán học thuần túy và không có bất kỳ chuyên môn nào về lĩnh vực Cơ học, đặc biệt là Cơ học tính toán – người đã giúp GS.NĐH tổng hợp danh sách các nhà khoa học và gửi hồ sơ trong giai đoạn chuẩn bị thành lập APJCEN.

A. AI ĐÃ SOẠN ĐỀ CƯƠNG THÀNH LẬP APJCEN ?

Trước vụ kiện, vào ngày 24/4/2014, Bà Trịnh Minh Huyền, Hiệu phó Trường Đại Học Tôn Đức Thắng (TĐTU) [3] đã gởi cho GS.NĐH một e-mail với lời trách móc như sau:

“Chẳng lẽ thày quên rằng tạp chí ra đời từ một đề cương của TĐTU và do người của TĐTU soạn sao?. Thày đâu có đóng vai trò soạn thảo đề cương đó.

Thày đâu phải là người soạn đề cương, thày là người được đề cương đề nghị làm tổng biên tập”.

Chính nhận định này đã trực tiếp khẳng định sự lầm lẫn đáng tiếc trên của TĐTU và đã gây nên bất đồng đưa đến kiện tụng.

Xin mời bạn đọc xét hai hồ sơ nói lên sự thật.

1. Tháng 11/2012 trong khi GS.NĐH đang chuẩn bị viết thư cho đồng nghiệp là các nhà khoa học thì TS. LVU gửi cho GS.NĐH một “đề cương” [4], một bản nháp chưa được 2 trang với những thiếu sót dễ thấy trong giới chuyên môn ngành cơ học. Danh sách chuyên mục quá chung chung, và với số ít các thành viên mà chưa được trực tiếp tham khảo ý kiến về việc tham gia thành viên ban biên tập tạp chí APJCEN. Cần nói thêm, ngoại trừ GS Barry Topping, TS. LVU chỉ chép lại một số ít các nhà khoa học tên tuổi được Ban tổ chức Hội nghị ACOME 2012 mời về Việt Nam tham dự Hội nghị khoa học quốc tế về Cơ học tính toán được tổ chức tại TĐTU, trong giai đoạn 14-16 tháng 8/2012 (Hội nghị này diễn ra tại thời điểm mà TS. LVU mới về làm việc tại Trường ĐH TĐT).

2. Bản đề cương do chính GS.NĐH hoàn chỉnh [5] và chuyển lại cho TS. LVU và PGS Nguyễn Xuân Hùng ngày 19/12/2012 sau khi đã tham khảo trực tiếp các nhà khoa học để có được trên 40 người tham gia đợt đầu tiên. Chính qua bản này mà sau này nhà xuất bản Springer đã nghiên cứu và đồng ý ủng hộ tài trợ 100% cho việc thành lập APJCEN.

Xin chú ý hồ sơ chính thức này có đề nghị hai việc:

a. Đại học chủ nhà tương lai là TĐTU
b. Tổng Biên Tập tương lai sẽ là GSTS Nguyễn Đăng Hưng

Chính việc này cũng đã bị suy diễn lệch lạc:

a. TĐTU phải là cơ quan chủ quản sáng lập tạp chí.
b. TĐTU đã phân công bổ nhiệm GSTS Nguyễn Đăng Hưng làm Tổng biên tập (TBT).

Suy diễn như vậy là quá chủ quan vì không bao giờ các tác nhân chính cho việc ra đời tạp chí bắt buộc phải theo đề nghị 100%. Trên thực tế, nhà xuất bản Springer chỉ chấp nhậnTĐTU là đại học Đại học liên kết (University affiliation): Chấp nhận LOGO lên trang mạng, chấp nhận có ghi địa chỉ website của TĐTU, chấp nhận có Ban thư ký gồm các cộng tác viên của TBT, nhưng không bao giờ chấp nhận TĐTU là cơ quan chủ quản có quyền phân công bổ nhiệm TBT.

Ngược lại, các nhà khoa học đã đồng loạt tín nhiêm GS.NĐH, người sẽ chính thức là TBT, đại diện cho Ban biên tập (BBT) của tạp chí APJCEN. Còn nhà xuất bản Springer thì đã tiến xa hơn khi ký trực tiếp với GS.NĐH một hợp đồng chính thức có giá trị pháp lý, giao cho GS tất cả các quyền quản lý nội dung tạp chí. Về quá trình thương thảo nội dung liên quan đến bản hợp đồng này, GS.NĐH đều kèm email cho đại diện TĐTU. Bản hợp đồng cuối cùng giữa NXB Springer và GS. Hưng cũng đã được thông báo đến Ban Giám hiệu TĐTU bằng email vào ngày 8/3/2013. Trong bản hợp đồng, NXB Springer đã nêu rất rõ về vai trò chủ quản của tạp chí và các quyền hạn khác.

Hai hồ sơ này là cơ sở để minh chứng: có khuất tất trong báo cáo của TS. LVU cho Bangiám hiệu TĐTU.

B. AI ĐÃ LIÊN LẠC VỚI CÁC NHÀ KHOA HỌC ĐỂ THÀNH LẬP BAN BIÊN TẬP APJCEN ?
 
Căn cứ vào e-mail [3] do bà Phó Hiệu trưởng gửi cho GS. NĐH:

“Chẳng lẽ thày quên rằng người của TĐTU đóng vai trò liên lạc các chuyên gia quốc tế trong việc thành lập tạp chí”

Qua bà Phó Hiệu trưởng, ta thấy Ban Giám hiệu đã quá tin tưởng về việc: một TS về ngành Toán lý thuyết (TS. LVU), mới ra trường không lâu lại có khả năng liên lạc và huy động trên 40 nhà khoa học quốc tế về một ngành khoa học khá xa ngành mình: Ngành Cơ học tính toán, nội dung chính của tạp chí APJCEN. Rõ ràng, chỉ có những người không chuyên về nghiên cứu khoa học mới cả tin đến hiểu nhầm nghiêm trọng như vậy. 

Qua các hồ sơ cho thấy, trong những tháng cuối của năm 2012, GS.NĐH đã email cho từng nhà khoa học mà GS quen biết, phần lớn là những nhà khoa học đã từng hợp tác hoặc cùng tham gia các tổ chức hoạt động khoa học quốc tế trong suốt thời gian GS làm việc tại ĐH Liège (1966-2006). Những ai làm trong ngành đều hiểu rằng, phải có một bề dày hoạt động khoa học thực sự mới được lòng tin của các nhà khoa học cao cấp có uy tín trong ngành, mới được họ tín nhiệm cùng đứng chung trong ban biên tập tạp chí ngành Cơ học tính toán.

GS.NĐH cho phép tôi công bố ở đây thêm hai tài liệu để minh chứng ngộ nhận của TĐTU:

E-mail ngày 12/10/2012 [6], trong đó GS. NĐH trả lời cám ơn một nhà khoa học đã chấp nhận tham gia BBT APJCEN. Trong lúc cám ơn, GS. NĐH cùng một lúc gởi bản sao cho TS. LVU và PGS Nguyễn Xuân Hùng để LVU lập danh sách BBT của APJCEN.

Đây là e-mail tiêu biểu trong số 40 e-mail tương tác giữa GS. NĐH và các nhà khoa học được mời.

.
E-mail ngày 7/12/2012 [7], GS. NĐH gửi cho TS. LVU trong đó, GS. NĐH trực tiếp giao việc cho trợ lý của mình với nội dung: “yêu cầu TS LVU lập một danh sách chính thức các nhà khoa học đã trả lời OK (tham gia BBT), điền rõ Name, Department, University, Country… Xong hết gởi lại thầy (GS.NĐH) kiểm lại!”.

Chúng ta thấy hồ sơ nguyên đơn (TĐTU) tại tòa án Q9, TP HCM đã chính thức lặp lại những sai lầm trên đây, cộng thêm việc vu cáo GS. NĐH là đã “lừa đảo”, “ngầm thỏa thuận để gạt vai trò sáng lập của trường ĐH TĐT”.

Những hồ sơ kèm theo đây đã chứng minh cho công luận một sự thật rất rõ: Vì sự sai lầm và tin tưởng các báo cáo của TS. LVU, HT TĐTU đã dựa trên những cơ sở không có khoa học để lên án người cố vấn cao cấp của trường.

C. SỰ ỦNG HỘ CỦA NHÀ XUẤT BẢN SPRINGER XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU?

Trong hồ sơ nguyên đơn của HT TĐTU có đề cập: nhờ ở khả năng thuyết phục của “người của nhà trường”- TS. LVU, mà nhà xuất bản Springer mới đồng ý đứng ra ủng hộ thành lập APJCEN. Chỉ xin bạn đọc tham khảo e-mail sáng lập [8] của đại diện nhà xuất bản tại Singapore đã gửi cho GS. NĐH với nội dung (Tôi trích lại đoạn dịch tiếng Việt quan trọng nhất của e-mail này):

“Chúng tôi nhận ra GS Nguyễn Đăng Hưng là một nhà khoa học nổi tiếng với một danh tiếng tốt trong lĩnh vực cơ học tính toán. Điều này chắc chắn sẽ giúp sự thúc đẩy của tạp chí với tầm ảnh hưởng của GS Hưng;

Chúng tôi thừa nhận nhiều thành viên trong BBT có một danh tiếng tốt trong lĩnh vực này, một số họ đã được kết nối chặt chẽ với các tạp chí khác của Springer”.


Rõ ràng, quyết định ủng hộ thành lập APJCEN phát xuất từ uy tín của BBT chứ không phải từ sự thuyết phục của TS. LVU, lúc bấy giờ chỉ là trợ lý cho GS. NĐH.

Xem xét kỹ hồ sơ của nguyên đơn vụ kiện tại Q9, TP HCM, tôi cũng phát hiện là TS. LVU đã tìm cách dành công, tự nhận đã làm đề cương và đã đứng ra thuyết phục nhà xuất bản Springer ủng hộ cho việc ra đời tạp chí APJCEN.

Rõ rằng, HT TĐTU đã ngộ nhận khi dựa trên báo cáo của TS. LVU.

Chúng ta thử đặt ra vấn đề: tại sao TS. LVU không giúp HT TĐTU viết đề cương mới, tập hợp các nhà khoa học khác và thuyết phục Springer ủng hộ cho ra đời một tạp chí mới cho TĐTUnếu thật sự LVU có năng lực thành lập tạp chí quốc tế trái ngành (hay gần chuyên môn của LVU ví như ngành Toán lý thuyết) như đã tự nhận ? Tại sao lại để cho TĐTU đeo đẳng vụ kiện nếu ông Út có khả năng?

Kết luận: Vụ kiện đã xuất phát từ một sự ngộ nhận của trường về vai trò và khả năng của ông LVU. Hành động của ông LVU không thể gọi khác hơn: một hành động phản bội! Một con người mà chắc hẳn những ai làm ngành giáo dục, đặc biệt là các đồng nghiệp ở Cần Thơ và độc giả theo dõi báo Tuổi trẻ cũng nhận ra trong vụ việc dưới đây [1,2].

GS.NĐH bảo với tôi ông thật tiếc cho mối tương quan đã từng tốt đẹp giữa GS và TĐTU và GS cũng rất buồn khi phát sinh những mâu thuẫn, những kết luận thiếu chính xác khiến hợp tác bị đổ vỡ.

Mong thay vụ kiện sẽ có nhanh phán xét kết thúc, để tạp chí APJCEN có được sự yên bình vững tiến, góp phần vào công cuộc phát triển khoa học đất nước.

TP HCM ngày 13/3/2015
PGS Phan Ngọc Châu
_____________________________________-

Hồ sơ minh chứng:

[1] Lê Văn Út nhắn tin khủng bố cô Võ Thị Mỹ Ngọc
http://tuoitre.vn/tin/phap-luat/20070423/le-van-ut-nhan-tin-khung-bo-co-vo-thi-my-ngoc/197919.html
[2] Gọi 135 cú điện thoại khủng bố, nhục mạ đồng nghiệp
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/goi-135-cu-dien-thoai-khung-bo-nhuc-ma-dong-nghiep-2081253.html
[3] E-mail ngày 24/4/2014 của Bà Trịnh Minh Huyền
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/e_mail-Trinh-Minh-Huyen.pdf
[4] Bản “đề cương” nháp do TS LVU gởi cho GS NĐH
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/Project-founding-a-journal-in-English-at-TDT.pdf
[5] Bản “đề cương” hoàn chỉnh do GS NĐH chuyển lại cho TS Lê Văn Út và PGS Nguyễn Xuân Hùng ngày 19/12/2012
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/Project-2B.pdf
[6] E-mail ngày 12/10/2012
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/E_mail-NDH_Timon_LVU.pdf
[7] E-mail ngày 7/12/2012
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/e-mail-cho-LVU-lap-danh-sach.pdf
[8] E-mail sáng lập của Springer
http://www.ndanghung.com/wp-content/uploads/e_mal-sang-lap.pdf
.

11 nhận xét :

  1. Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đang là một NCS về chuyên ngành xây dựng tại Áo quốc, một trong những quốc gia có khoa học kỹ thuật phát triển, kinh tế lớn mạnh cũng như văn hóa - lịch sử lâu đời.

    Tôi cũng có nhiều bạn bè là NCS đã hoàn thành bậc học TS cũng như đang học. Tôi nói thật là các bạn NCS đã hoàn thành bậc học TS sau 3-4 năm đi học bên này thì chỉ xem như người mới học việc nghiên cứu, thậm chí, NCS là người bản xứ, sau 6-8 năm học tập và làm việc thì cũng như sinh viên vừa tốt nghiệp. Tôi nói điều trên là để nhấn mạnh rằng có khoảng cách rất xa giữa một TS và một Giáo Sư đại học ở bên này, xét về kinh nghiệm nghiên cứu, thành tích khoa học cũng như là uy tín quốc tế. Qua đó, tôi nhấn mạnh việc tập hợp đông đảo đội ngũ Giáo Sư uy tín trong chuyên ngành là một việc không đơn giản và không thể do một TS ngoài chuyên ngành thực hiện, do đó, việc Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng kêu gọi các giáo sư khác cùng đứng trong hội đồng Ban Biên Tập, và đã thành công, là hoàn toàn hợp lý và dể dàng chứng minh được.

    Về anh TS Nguyễn Văn Út, tôi có xem qua thành tích khoa học của anh ấy, xin nói thật là thành tích ấy chỉ là của một NCS mà thôi (xin lỗi là như của một anh bạn tôi đang làm NCS về toán ở bên này), thành tích ấy vẫn còn xa lắm so với các các Univ. Professor bên này, cũng có nghĩa là không có Giáo sư Đại học nào mà tin tưởng nghe lời anh ta để tham gia cái hội đồng mà anh ta đề ra.

    Tôi không đi sâu đánh giá về nhân cách ai cả, tuy nhiên, mong là các anh chị em TS của VN sau khi hoàn thành việc học thì tiếp tục học tập và nghiên cứu để vươn cao hơn chứ đừng dừng lại và lòe mọi người với cái bằng TS, vì là bây giờ có nhiều người học hành tử tế ở Tây, ở Mỹ để có thể hiểu được cái mảnh bằng TS và một nhà khoa học thực thụ thì khác nhau điều gì.

    Về việc kiện cáo của ĐH TĐT và GS Nguyễn Đăng Hưng, tôi thấy người thiệt thòi là các NCS VN của chúng ta mà thôi, xấu hổ lắm. Tôi nghĩ dừng chuyện này lại là vừa, đừng cho thiên hạ thấy người VN đã dốt kiến thức mà lại kém về đạo đức xã hội và không có tinh thần cầu tiến vươn lên.

    Kính chào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến anh rất hay! Những hành động của trường ĐHTDT thật đáng xấu hổ!

      Xóa
    2. Những điều bác nói chỉ có ở các nước "tư bản giãy chết" mà thôi.Còn dưới chế độ "ưu việt xhcn" như nước ta thì phải kiện cáo như vậy mới đúng bản chất

      Xóa
  3. nên nói là "ăn cháo đái bát" thì đúng với câu thành ngữ hơn. Ko biết như thế có đúng ? Xin chú tễu cho ý kiến

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ăn cháo đá bát" là thành ngữ gốc.

      Xóa
    2. Ở quê tôi người ta đều nói ''ăn cháo đái bát" như ông N.H.C đã dẫn . Tôi nghĩ
      nói vậy mới đúng với tính cách vô ơn bạc nghĩa của bọn đểu cáng . Chuyện
      kiện cáo của ĐH. T.Đ.T chứng tỏ ban giám hiệu của trường này cũng chẳng
      gia cái thể thống gì , đã tuyển chọn tay Út vốn là một thằng cha ''lưu manh'' có tiền án tiền sự, bị trường ở Cần Thơ đuổi việc lại còn tin vào sự lừa bịp của hắn để đi kiện GS Hưng một trí thức có uy tín với thế giới, một người có tinh thần yêu nước có công giúp đỡ đào tạo trí thức cho nước nhà . Bộ GD nên cách chức ban giám hiệu trường TĐT đi thôi . Thật xấu hổ thay có một ban giám hiệu ĐH như vậy !

      Xóa
  4. GS Nguyễn Đăng Hưng - Một GS có uy tín quốc tế lâu năm, có tâm huyết với giáo dục nước nhà, giúp đào tạo hơn 300 thạc sĩ ở nước ngoài, trong số đó hàng trăm người đã được đào tạo tiếp thành TS; ông đem hết tâm sức ra giúp cho ĐH Tôn Đức Tháng mà bị đối xử như thế thật nhẫn tâm, trái với truyền thống đạo lý của người Việt. Ở nước ngoài, lời giới thiệu và chữ kỹ (không cần dấu) của một GS danh tiếng bgư GS NGuyễn Đănmg Hưng có giá trị hơn bao nhiêu đơn từ, dấu đỏ của những người vô danh tiểu tốt. Các GS nước ngoài có biết TS Út là ai, đã đọc công trình nào của anh ta mà cộng tác!? Chỉ ai không hiểu gì về giới trí thức các nước văn minh mới tin TS Út. Tôi đề nghị các thạc sĩ, TS đã từng được GS Nguyễn Đăng Hưng giúp đỡ hay công tác hãy lên tiếng trong vụ việc này. Đó là trách nhiệm lương tâm. Đừng để những tay ma cô trong khoa học làm xấu xa thêm bộ mặt các nhà khoa học VN, vốn đã nhom nhem rồi!

    Trả lờiXóa
  5. Để chữ TS làm gì trước cái tên Lê Văn Út cho tội nghiệp hai chữ đó . Gọi Lê Văn Út bằng cái tên có lẽ cũng đủ !

    Trả lờiXóa
  6. Nhìn bản mặt thì cũng sáng sủa nhưng mà giang hồ thấy ớn. Không biết có "ẩn tướng" không.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mặt dài, mắt nhỏ , lông mày ngắn hơn mắt... rõ ràng là kẻ tiểu nhân ! Sao ông (bà)
      lại khen là "sáng sủa'' nhỉ ?

      Xóa