Lật lại vụ án giết 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi:
Tuyên án tử hình dễ thế sao?
Phương Dung- Đức Long
Phương Dung- Đức Long
Báo Lao động
Lời dẫn của Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Mạng người to hơn núi Thái Sơn. Trước một án tử hình không thể không xem xét cẩn trọng dù bản án đã tuyên. Quê Choa xin đăng lại một điều tra của báo Lao động ngày 26/11/2013, khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng đọc lại điều tra này và có những quyết định sáng suốt vì tính mạng một con người.
Lời dẫn của Nhà văn Nguyễn Quang Lập: Mạng người to hơn núi Thái Sơn. Trước một án tử hình không thể không xem xét cẩn trọng dù bản án đã tuyên. Quê Choa xin đăng lại một điều tra của báo Lao động ngày 26/11/2013, khẩn thiết đề nghị các cơ quan chức năng đọc lại điều tra này và có những quyết định sáng suốt vì tính mạng một con người.
Vụ án 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi (huyện Thủ Thừa, Long An) bị sát
hại xảy ra đã gần 6 năm. Hồ Duy Hải được các cơ quan tố tụng xác định là
hung thủ và đã bị hai cấp tòa tuyên án tử hình. Tuy nhiên, từ đó đến
nay, Hồ Duy Hải và gia đình liên tục kêu oan. Lật lại hồ sơ vụ án, chúng
tôi thấy có quá nhiều thiếu sót và mâu thuẫn trong quá trình điều tra,
truy tố, xét xử vụ án này.
Dấu vân tay của ai?
Theo hồ sơ vụ án, sáng 14.1.2008, khi anh Phùng Phụng Hiếu - nhân viên giao báo - mang báo đến Bưu điện Cầu Voi thì phát hiện 2 nữ nhân viên là Nguyễn Thị Ánh Hồng (24 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (22 tuổi) bị giết. Kết quả điều tra sau đó cho thấy, nạn nhân bị hung thủ bóp cổ, dùng thớt gỗ, ghế xếp inox đập vào đầu và dùng dao cắt cổ.
Sau khi giết người, hung thủ còn lấy đi một số tiền, vàng và khoảng 50 sim card điện thoại. Khoảng 3 tháng sau, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Long An bắt Hồ Duy Hải. Sau đó, cả hai cấp tòa sơ thẩm, phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về các tội “giết người”, “cướp tài sản”.
Theo kết luận điều tra và cáo trạng, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Long An đã phát hiện, lưu giữ “một số dấu vết đường vân” (vân tay - PV) trên một số đồ vật ở hiện trường. Thay vì đi giám định và truy tìm ngay trong tàng thư căn cước dấu vân tay trên của ai để khoanh vùng đối tượng, nhưng mãi gần 3 tháng sau (ngày 7.4.2008), cơ quan này mới trưng cầu giám định.
Kết quả giám định khẳng định: “Các dấu vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón trên chỉ bản của Hồ Duy Hải”. Như vậy, dấu vân tay trên là của ai? Và vì sao lại có dấu vân tay trên tại hiện trường... thì đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa làm rõ.
Tương tự, những mẫu máu thu được tại hiện trường vụ án, mãi 4 tháng mới được đưa đi giám định. Phân viện Khoa học hình sự tại TPHCM chỉ có thể kết luận “là máu người, nhưng không xác định được nhóm máu do mẫu đã bị phân hủy”.Vậy, vết máu đó là của ai cũng không được làm rõ!
Tang vật đi mua
Kết luận điều tra khẳng định: “Nạn nhân Hồng bị đẩy ngã xuống nền gạch, rồi Hải hai tay cầm tấm thớt gỗ đập xuống đầu Hồng 2 cái”. Thế nhưng, tấm thớt gỗ không được thu giữ. Hơn 5 tháng sau khi xảy ra vụ án, ngày 24.6.2008, theo yêu cầu của cơ quan điều tra, bà Lê Thị Thu Hiếu (bạn của hai nạn nhân) mới đi mua một tấm thớt gỗ khác tương tự về giao nộp cho cơ quan điều tra.
Cũng thế, khi dọn dẹp hiện trường, những dân phòng tham gia bảo vệ hiện trường đã phát hiện con dao (sau này được xác định Hải dùng để cắt cổ nạn nhân) và báo cho một công an viên, nhưng ông này bảo “có lẽ không liên quan đến vụ án” nên dân phòng đem đốt đi. CQĐT sau đó đã cho người khai thấy con dao đó đi mua một con dao khác có hình dáng, kích thước tương tự về nộp. Như vậy, cả con dao, cái thớt chỉ là vật mô phỏng chứ không phải tang vật, hung khí gây án.
Nhiều sai phạm về tố tụng
Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản thì bị can và điều tra viên (ĐTV) cùng ký xác nhận.
Nghiêm cấm ĐTV tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can”. Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án, chúng tôi phát hiện rất nhiều nội dung trong các biên bản ghi lời khai hoặc hỏi cung bị can bị bớt, sửa chữa mà không có chữ ký xác nhận của bị can và điều tra viên, cụ thể tại BL 85, BL 87, BL 92, BL 117, BL 337, BL 339. Chưa hết, phần lời khai của nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu tại BL 197, 198 cũng bị sửa chữa mà không có chữ ký xác nhận của người khai.
Xin lưu ý là biên bản ghi lời khai này được thực hiện vào ngày 19.1.2008 - tức chỉ sau 5 ngày xảy ra vụ án. Lời khai về 2 con dao với kích thước ban đầu đã bị sửa chữa lại cho phù hợp kích thước phần dài chuôi và lưỡi dao với các lời khai sau này về con dao được coi là gây án.
Về vết máu và vết vân tay không phải của Hồ Duy Hải, án sơ thẩm cho rằng “vết máu thu giữ tại hiện trường khi giám định không phải là của bị cáo, song các thiếu sót trên không lớn. Đặc biệt là vết máu thu không đủ lượng, thời gian để kéo dài nên không xác định được vết vân tay” (!).
Theo chúng tôi, dùng vết máu để xác định vết vân tay rồi “không xác định được vết vân tay” là lẽ đương nhiên. Tòa phúc thẩm sau đó cũng xác định “quá trình điều tra có những thiếu sót về tố tụng”, nhưng vẫn bác đơn kháng cáo của Hồ Duy Hải.
Suốt gần 6 năm qua, bà Nguyễn Thị Loan - mẹ của Hồ Duy Hải - chưa một đêm nào ngon giấc vì nỗi buồn có con là tử tù. Từ ngày Hải bị bắt, bà gầy sọp và xuống sức thấy rõ. “Nếu con tôi thực sự giết người, có đem tử hình cả 2 mẹ con tôi cũng không đền hết tội. Nhưng nếu nó không giết người mà bị tử hình thì sẽ có đến 3 mạng người bị chết oan” - bà Loan nói trong nước mắt.
Dấu vân tay của ai?
Theo hồ sơ vụ án, sáng 14.1.2008, khi anh Phùng Phụng Hiếu - nhân viên giao báo - mang báo đến Bưu điện Cầu Voi thì phát hiện 2 nữ nhân viên là Nguyễn Thị Ánh Hồng (24 tuổi) và Nguyễn Thị Thu Vân (22 tuổi) bị giết. Kết quả điều tra sau đó cho thấy, nạn nhân bị hung thủ bóp cổ, dùng thớt gỗ, ghế xếp inox đập vào đầu và dùng dao cắt cổ.
Sau khi giết người, hung thủ còn lấy đi một số tiền, vàng và khoảng 50 sim card điện thoại. Khoảng 3 tháng sau, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Long An bắt Hồ Duy Hải. Sau đó, cả hai cấp tòa sơ thẩm, phúc thẩm đều tuyên án tử hình đối với Hồ Duy Hải về các tội “giết người”, “cướp tài sản”.
Theo kết luận điều tra và cáo trạng, quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Long An đã phát hiện, lưu giữ “một số dấu vết đường vân” (vân tay - PV) trên một số đồ vật ở hiện trường. Thay vì đi giám định và truy tìm ngay trong tàng thư căn cước dấu vân tay trên của ai để khoanh vùng đối tượng, nhưng mãi gần 3 tháng sau (ngày 7.4.2008), cơ quan này mới trưng cầu giám định.
Kết quả giám định khẳng định: “Các dấu vân tay thu được tại hiện trường vụ án không phát hiện trùng với điểm chỉ 10 ngón trên chỉ bản của Hồ Duy Hải”. Như vậy, dấu vân tay trên là của ai? Và vì sao lại có dấu vân tay trên tại hiện trường... thì đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa làm rõ.
Tương tự, những mẫu máu thu được tại hiện trường vụ án, mãi 4 tháng mới được đưa đi giám định. Phân viện Khoa học hình sự tại TPHCM chỉ có thể kết luận “là máu người, nhưng không xác định được nhóm máu do mẫu đã bị phân hủy”.Vậy, vết máu đó là của ai cũng không được làm rõ!
Tang vật đi mua
Kết luận điều tra khẳng định: “Nạn nhân Hồng bị đẩy ngã xuống nền gạch, rồi Hải hai tay cầm tấm thớt gỗ đập xuống đầu Hồng 2 cái”. Thế nhưng, tấm thớt gỗ không được thu giữ. Hơn 5 tháng sau khi xảy ra vụ án, ngày 24.6.2008, theo yêu cầu của cơ quan điều tra, bà Lê Thị Thu Hiếu (bạn của hai nạn nhân) mới đi mua một tấm thớt gỗ khác tương tự về giao nộp cho cơ quan điều tra.
Cũng thế, khi dọn dẹp hiện trường, những dân phòng tham gia bảo vệ hiện trường đã phát hiện con dao (sau này được xác định Hải dùng để cắt cổ nạn nhân) và báo cho một công an viên, nhưng ông này bảo “có lẽ không liên quan đến vụ án” nên dân phòng đem đốt đi. CQĐT sau đó đã cho người khai thấy con dao đó đi mua một con dao khác có hình dáng, kích thước tương tự về nộp. Như vậy, cả con dao, cái thớt chỉ là vật mô phỏng chứ không phải tang vật, hung khí gây án.
Nhiều sai phạm về tố tụng
Điều 132 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định “Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản thì bị can và điều tra viên (ĐTV) cùng ký xác nhận.
Nghiêm cấm ĐTV tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can”. Tuy nhiên, trong hồ sơ vụ án, chúng tôi phát hiện rất nhiều nội dung trong các biên bản ghi lời khai hoặc hỏi cung bị can bị bớt, sửa chữa mà không có chữ ký xác nhận của bị can và điều tra viên, cụ thể tại BL 85, BL 87, BL 92, BL 117, BL 337, BL 339. Chưa hết, phần lời khai của nhân chứng Lê Thị Thu Hiếu tại BL 197, 198 cũng bị sửa chữa mà không có chữ ký xác nhận của người khai.
Xin lưu ý là biên bản ghi lời khai này được thực hiện vào ngày 19.1.2008 - tức chỉ sau 5 ngày xảy ra vụ án. Lời khai về 2 con dao với kích thước ban đầu đã bị sửa chữa lại cho phù hợp kích thước phần dài chuôi và lưỡi dao với các lời khai sau này về con dao được coi là gây án.
Về vết máu và vết vân tay không phải của Hồ Duy Hải, án sơ thẩm cho rằng “vết máu thu giữ tại hiện trường khi giám định không phải là của bị cáo, song các thiếu sót trên không lớn. Đặc biệt là vết máu thu không đủ lượng, thời gian để kéo dài nên không xác định được vết vân tay” (!).
Theo chúng tôi, dùng vết máu để xác định vết vân tay rồi “không xác định được vết vân tay” là lẽ đương nhiên. Tòa phúc thẩm sau đó cũng xác định “quá trình điều tra có những thiếu sót về tố tụng”, nhưng vẫn bác đơn kháng cáo của Hồ Duy Hải.
Suốt gần 6 năm qua, bà Nguyễn Thị Loan - mẹ của Hồ Duy Hải - chưa một đêm nào ngon giấc vì nỗi buồn có con là tử tù. Từ ngày Hải bị bắt, bà gầy sọp và xuống sức thấy rõ. “Nếu con tôi thực sự giết người, có đem tử hình cả 2 mẹ con tôi cũng không đền hết tội. Nhưng nếu nó không giết người mà bị tử hình thì sẽ có đến 3 mạng người bị chết oan” - bà Loan nói trong nước mắt.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động ngày 24.11, luật sư Trần Văn
Tạo - nguyên Phó Giám đốc Công an TPHCM - bức xúc: “Tôi đã viết thư gửi
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, đề nghị Chủ tịch Nước chỉ đạo các cơ quan
chức năng xem xét lại toàn bộ vụ việc. Vì qua nghiên cứu hồ sơ, tôi
thấy có nhiều dấu hiệu uẩn khúc từ quá trình điều tra đến truy tố, xét
xử”. Luật sư Nguyễn Văn Đạt - người đã tham gia bào chữa cho Hồ Duy Hải
ngay từ đầu vụ án - cũng cho rằng: “Cần thiết phải điều tra lại, vì vụ
án có quá nhiều mâu thuẫn chưa được làm rõ”.
Tang vật đi mua.
Trả lờiXóaCũng may là tang vật dao thớt đó còn có để mua.
Hai bao cao su đã qua sử dụng trong vụ án Cù Huy Hà Vũ thì mua ở đâu được.
Chắc phải đi xin thôi.
Xin cũng không mấy ai dám cho.
Thôi thì đi ... lượm.
Công an Vn nói theo lời 1 đại biểu quốc hội là phá án giỏi nhất thế giới VẬY TẠI SAO DẤU VÂN TAY CỦA MƯỜI NGÓN ĐẢ CÓ ĐỦ MÀ KHÔNG TÌM RA CHỦ CỦA NÓ ,với khoa học hình sự và máy móc hiện đại ngày nay chỉ cần đối chiếu với vân tay trong tàng thư là ra ngay trong 5 phút ,cả nước khi làm CMND ai củng có lưu trử tại sao tìm không ra và cứ nằng nặc tử hình là sao ! luật pháp gì lâ lùng và tàn bạo như vậy mua sắm máy moc phuc vụ cho cái gì ? nếu trùng khớp tự máy sẻ tách ra và chỉ nhửng điểm trùng khớp ,chẳng lẻ còn phải dạy à
Trả lờiXóaQuá dễ.
Trả lờiXóaCông an nó đã quyẽt thì dân phải CHẾT.
Công nhận Tòa Án và Công an tỉnh Long An quá giỏi !
Trả lờiXóa